Archives

Thơ và tôi!


Đã 10 năm rồi tôi không làm thơ hay sưu tầm thơ, một thói quen từ thời con gái. Có lẽ nổi lo về việc gầy dựng sự nghiệp, về mái ấm gia đình, về việc bồi dưỡng và định hình nhân cách của Ruby đã chiếm hết khoảng thời gian ít ỏi của tôi. Mỗi một giai đoạn hình như có một nhiệm vụ riêng, nên phải gác lại tất cả những đam mê, sở thích thời tuổi trẻ để chu toàn cho nhiệm vụ cao cả đó. Hiện giờ cũng vậy, cũng có một nhiệm vụ thiêng liêng phải thực hiện nhưng không hiểu sao hôm nay tâm hồn thơ ca lại trỗi dậy một cách mãnh liệt vậy, thôi thì post một bài thơ yêu thích đã lâu…

anh-dep-ve-tinh-yeu-10

Hình như 
Người ta thường hay nói “Hình như..”
Bởi chỉ nắm trong tay những điều chưa chắc chắn
Nhưng đôi khi biết nó là chắc chắn
Họ vẫn hoài nghi thích nói: ” Hình như…”
Và hình như em bất lực trước ngôn từ
Nên không thể nói với anh những điều sâu kín nhất
Nhưng lẽ nào trên đời lại có: “hình như sự thật”
Để không bao giờ chắc chắn được thứ tha?
Người ta vẫn thường nói “Hình như là..”
Để tự an ủi mình, hay làm yên lòng người đối diện?
Anh và em – Ai là thuyền? Ai là biển?
Hay suốt đời cũng chỉ biết hình như….?
Người ta cứ thích lẫn lộn giữa thực và hư
Bởi sự thật phũ phàng hơn ta nghĩ
Nên cứ để bản năng và lý trí
Đi chung đường – không biết sẽ về đâu…???
Người ta cứ nghĩ rằng khi yêu nhau
Sẽ thôi không còn “hình như…” nữa
Rằng thế giới này chỉ có mình hai đứa
Rồi ngang nhiên dám chắc chắn đủ điều.
Người ta cứ thích lẫn lộn giữa thực và hư
Bởi sự thật phũ phàng hơn ta nghĩ
Nên cứ để bản năng và lý trí
Đi chung đường – không biết sẽ về đâu…???
Bởi chữ “yêu” luôn gắn với chữ “liều”
Nên “hình như” mới trở thành “chắc chắn”
Chuyện chúng mình … nên nói hay im lặng
Để không nhầm ” chắc chắn” với “hình như…”?
Và Chắc chắn…
Em vẫn thường nói tiếng:”hình như”
Và chắc chắn những điều không có thật
Chuyện tình yêu có khi nào được-mất
Những so bì, những tính toán thiệt hơn.
Em vẫn nói trong những phút cô đơn
Hình như em không yêu và em đang chờ đợi
Những ước muốn trong mênh mông dịu vợi
Một ánh nhìn, một cử chỉ, một lời yêu.
Người ta nói “yêu” luôn gắn với “liều”
Nên “hình như” có khi là “chắc chắn”
Nhưng nhiều khi biết yêu là chắc chắn
Vẫn phải dối lòng dùng hai chữ “hình như”
Em không thích lẫn lộn giữa thực và hư
Mà ngược lại, em muốn thực hư rõ rệt
Em với anh, một là thuyền, một là biển
Biển xa thuyền, biển có thấy cô đơn?
Nếu tình yêu không thành ai sẽ mất nhiều hơn
Là em? Là anh? Hay mỗi người một nửa
Chẳng bao giờ có tình yêu dạng đó
Một nửa chắc chắn rồi, nửa còn lại “hình như”?
Đã là tình yêu phải là thực, không hư
Cả hai người cùng nhìn về một hướng
Cùng yêu thương và đặt niềm tin tưởng
Sẽ không nhầm “chắc chắn” với “hình như”
Và tình em vẫn đậu bến đợi chờ
Sự ôm ấp, vuốt ve vỗ về của biển
Để được nghe về những lời tha thiết
Một  tình yêu chắc chắn ở nơi anh./

CHUYỆN KỂ TRONG NƯỚC MẮT – Truyện ngắn của Nghị Minh (Trung Quốc)


Cưới nhau được hai năm, chồng tôi bàn với tôi về quê đón mẹ anh lên ở với chúng tôi để bà được sống an nhàn những ngày cuối đời. Bố anh ấy mất sớm từ khi anh còn nhỏ, nên bà mẹ gửi gắm tất cả mọi hy vọng vào anh, một mình bà chắt chiu thắt lưng buộc bụng nuôi anh khôn lớn cho tới ngày học xong đại học.

Tôi đồng ý ngay và lập tức dọn dẹp dành riêng cho bà căn phòng có ban công hướng Nam, vừa có thể sưởi nắng vừa có thể bày vài chậu cây cảnh.

Bước vào căn phòng chan hòa ánh sáng vừa dọn xong, anh ấy chẳng nói chẳng rằng bất chợt bế xốc lấy tôi và quay một vòng quanh phòng. Khi tôi sợ quá cào cấu anh xin anh bỏ xuống thì anh bảo: “ Nào, chúng mình về quê đón mẹ nhé!”.

Chồng tôi cao lớn, còn tôi thì bé nhỏ và thích được nép đầu vào ngực anh. Những lúc ấy, tôi có cảm giác như anh có thể nhét gọn tôi vào túi áo. Những bận hai người tranh cãi nhau mà tôi không chịu thua, anh bèn nhấc bổng tôi lên ngang đầu và quay tít cho đến khi tôi sợ hết hồn xin anh buông tha mới thôi. Tôi thích cái cảm giác vừa sợ vừa sung sướng ấy.

Mẹ anh sống ở thôn quê lâu năm nên rất khó có thể sửa ngay được những tập quán của người nhà quê. Chẳng hạn, thấy tôi hay mua hoa tươi bày ở phòng khách, bà có vẻ khó chịu. Cực chẳng đã, một hôm bà bảo: “Các con thật chẳng biết chi tiêu gì cả. Hoa có ăn được đâu mà mua làm gì kia chứ? ”. Tôi cười: “Mẹ ơi, trong nhà có hoa tươi nở rộ thì ai nấy đều vui vẻ cả”. Bà cúi đầu lầu bầu gì gì đấy. Chồng tôi bảo: “Đây là tập quán của người thành phố, mẹ ạ. Lâu ngày mẹ sẽ quen thôi.”

Bà không nói gì nữa, nhưng sau đấy mỗi bận thấy tôi mua hoa về, bao giờ bà cũng không thể im lặng mà cứ hỏi mua hết bao nhiêu tiền. Khi tôi nói giá cả thì bà chép miệng tiếc rẻ. Có lần thấy tôi xách về túi to túi nhỏ các thứ mua sắm được, bà gặng hỏi giá tiền từng thứ một. Tôi kể lại giá mỗi thứ. Nghe xong bà chép miệng thở dài thườn thượt. Chồng tôi véo mũi tôi và thì thầm: “Ngốc ơi, nếu em đừng nói giá thật với mẹ thì sẽ chẳng sao cả, phải không nào?”.

Cuộc sống đang vui tươi thế là dần dần có những hòa âm trái tai.

Điều làm bà khó chịu nhất là thấy con trai mình ngày ngày dậy sớm chuẩn bị bữa sáng. Đàn ông mà chui vào bếp nấu ăn cho vợ thì coi sao được, bà nghĩ vậy. Vì thế mà bữa sáng nào bà cũng nặng mặt không vui. Tôi giả tảng không thấy gì thì bà khua đũa đụng bát tỏ ý không bằng lòng. Làm giáo viên dạy múa ở Cung Thiếu niên, ngày nào tôi cũng phải nhảy nhót mệt bã người nên khi ngủ dậy thường nằm rốn tận hưởng chăn đệm ấm áp, coi đó là một thú hưởng thụ. Vì thế tôi đành giả câm giả điếc trước sự chống đối của bà mẹ chồng.

Đôi khi bà cũng làm giúp tôi một ít việc nhà, nhưng thật ra chỉ làm tôi thêm bận bịu mà thôi. Chẳng hạn, những túi ni lông đựng đồ, mọi khi tôi đều quẳng vào thùng rác thì bà tích cóp lại, bảo là để hôm nào bán cho đồng nát. Thế là khắp nhà đầy những túi ni lông. Mỗi lần rửa bát hộ tôi, bà đều hà tiện không dùng nước rửa chén thế là tôi phải rửa lại, dĩ nhiên phải kín đáo để bà khỏi tự ái.

Một tối nọ, khi tôi đang rửa chén trộm như thế thì bà nhìn thấy. Thế là bà sập cửa đánh sầm một cái, nằm lì trong buồng khóc gào lên. Chồng tôi cuống quýt chẳng biết làm gì. Cả tối hôm ấy anh không nói với tôi câu nào. Tôi làm nũng với anh, anh cũng chẳng thèm để ý. Tôi điên tiết lên vặn lại: “Thế thì rốt cuộc em sai chỗ nào ạ?”. Anh trợn mắt: “Tại sao em không thể phiên phiến một chút nhỉ, bát không sạch thì ăn cũng có chết đâu, hả?”.

Một thời gian dài sau đấy, bà chẳng nói chuyện với tôi. Không khí trong nhà bắt đầu dần dần căng thẳng. Chồng tôi rất mệt mỏi, chẳng biết nên làm ai vui lòng trước.

Không muốn để con trai làm bữa sáng, bà cả quyết nhận lấy “nhiệm vụ nặng nề” này. Rồi khi thấy anh ăn uống ngon lành, bà lại nhìn ngó tôi với ý trách móc tôi không làm tròn bổn phận người vợ, khiến tôi rất khó xử. Để thoát khỏi cảnh ấy, tôi đành không ăn bữa sáng ở nhà mà mua túi sữa trên đường đi làm, mang đến cơ quan ăn.

Tối hôm ấy lúc đi ngủ, anh bực bội bảo: “Có phải là em chê mẹ anh nấu ăn bẩn nên mới không ăn sáng ở nhà, đúng không?” rồi anh lạnh nhạt nằm quay lưng lại, mặc cho tôi nước mắt đầm đìa vì ấm ức. Sau cùng anh thở dài: “Cứ coi như là em vì anh mà ăn sáng ở nhà, được không nào?”.

Thế là sáng sáng tôi đành ngồi vào bàn ăn với tâm trạng ê chề.

Một hôm, khi đang ăn món cháo bà nấu, tôi chợt thấy buồn nôn, mọi thứ trong bụng muốn oẹ ra, gắng kìm lại mà không tài nào kìm được, tôi đành quăng bát đũa chạy ù vào phòng vệ sinh, nôn thốc nôn tháo. Sau một hồi hổn ha hổn hển thở, khi tôi bình tâm lại thì nghe thấy bà bù lu bù loa vừa khóc vừa đay nghiến oán trách tôi bằng những từ ngữ nhà quê, còn anh thì đứng ngay trước cửa phòng vệ sinh căm tức nhìn tôi. Tôi há hốc miệng chẳng nói được gì, thật ra nào mình có cố ý nôn đâu.

Lần đầu tiên chúng tôi cãi nhau to. Mới đầu mẹ anh còn giương mắt đứng nhìn, sau đấy bà thất thểu bỏ ra ngoài. Anh tức tối nhìn tôi rồi đi ra theo bà.

Ba ngày liền không thấy bà và anh về nhà, cả đến điện thoại cũng không thấy gọi. Tôi tức điên người mỗi khi nghĩ lại từ hôm bà lên đây ở mình đã phải chịu bao nhiêu nỗi oan ức, thế mà anh ấy còn muốn tôi thế nào nữa đây?

Không hiểu sao dạo này tôi hay buồn nôn thế, ăn gì cũng không thấy ngon, lại thêm trong nhà bao nhiêu chuyện rắc rối, tâm trạng vô cùng tồi tệ. Cuối cùng, vẫn là các bạn ở cơ quan bảo: “Sắc mặt cậu xấu lắm, nên đi khám bệnh thôi!”.

Kết quả kiểm tra ở bệnh viện cho thấy tôi đã có bầu. Bây giờ mới rõ tại sao sáng hôm ấy tôi bỗng dưng buồn nôn. Niềm hạnh phúc sắp có con pha trộn với một chút buồn giận oán trách: Tại sao chồng mình và cả bà mẹ chồng nữa lại không nghĩ tới chuyện ấy nhỉ?

Tôi gặp anh tại cổng bệnh viện. Xa nhau mới có ba ngày mà trông anh tiều tụy quá chừng. Tôi định quay đi, nhưng bộ dạng ấy khiến lòng tôi xót xa, không nén được, tôi gọi anh. Anh nhìn tôi như người xa lạ, ánh mắt không giấu nổi nỗi chán ghét như một mũi kim lạnh buốt đâm vào lòng tôi.

Tôi tự nhủ “đừng nhìn anh ấy, đừng nhìn anh ấy”, và chặn một chiếc taxi lại. Thật ra lúc ấy tôi chỉ muốn hét to: “Anh yêu của em, em sắp sinh cho anh một cục cưng đây!” rồi được anh bế xốc lên sung sướng quay một vòng.

Ước muốn ấy đã không xảy ra. Khi ngồi trên taxi, nước mắt tôi ứa ra lã chã.

Vì sao chỉ một lần cãi nhau đã làm cho tình yêu của chúng tôi trở nên tồi tệ tới mức này cơ chứ? Về nhà, tôi nằm trên giường nghĩ tới chồng, tới nỗi chán ghét đầy trong mắt anh. Tôi nắm lấy góc chăn khóc nấc lên.

Nửa đêm, có tiếng lạch cạch mở ngăn kéo. Khi bật đèn lên tôi trông thấy khuôn mặt đầy nước mắt của anh. Thì ra anh về nhà lấy tiền. Tôi lạnh nhạt nhìn anh không nói gì. Anh cũng làm như không thấy tôi, lấy xong các thứ liền vội vã bỏ đi.

Có lẽ anh định thật sự chia tay với tôi đây. Thật là một người đàn ông có lý trí, biết tách bạch tình và tiền rạch ròi như thế đấy. Tôi cười nhạt, nước mắt lã chã tuôn rơi.

Hôm sau tôi không đi làm mà ở nhà, muốn xem xét lại mọi ý định của mình rồi tìm anh trao đổi cho xong mọi chuyện.

Khi đến công ty của anh, cậu thư ký ngạc nhiên nhìn tôi: “Ơ kìa, mẹ tổng giám đốc bị tai nạn, hiện đang nằm bệnh viện kia mà”. Tôi trố mắt cứng họng, lập tức đến ngay bệnh viện. Nhưng khi tìm được anh thì bà đã tắt thở rồi.

Anh không hề nhìn tôi, mặt cứ lầm lầm. Tôi nhìn khuôn mặt vàng vọt không hồn của bà, nước mắt ứa ra: Trời ơi! Tại sao lại đến nông nỗi này cơ chứ?

Cho tới hôm an táng mẹ, anh vẫn không thèm nói với tôi một câu nào, thậm chí mỗi khi nhìn tôi, ánh mắt anh đều hiện lên nỗi chán ghét tột độ.

Nghe người khác kể lại, tôi mới biết sơ qua về vụ tai nạn. Hôm ấy bà bỏ nhà rồi thẫn thờ đi về phía ga xe lửa, bà muốn về quê mà. Chồng tôi đuổi theo, thấy thế bà rảo bước đi nhanh hơn. Khi qua đường, một chiếc xe buýt đâm vào bà…

Cuối cùng thì tôi đã hiểu tại sao anh ấy chán ghét mình. Nếu hôm ấy mình không nôn oẹ, nếu hôm ấy mình không to tiếng cãi nhau với anh ấy, nếu… Trong lòng anh, tôi là kẻ tội phạm gián tiếp giết chết bà.

Anh lẳng lặng dọn vào ở phòng mẹ, tối tối khi về nhà, người sặc mùi rượu. Lòng tự trọng bị tổn thương bởi nỗi xấu hổ và tự thương hại đè nặng khiến tôi thở không ra hơi nữa. Muốn giải thích mọi chuyện, muốn báo anh biết chúng tôi sắp có con rồi, nhưng cứ thấy ánh mắt ghẻ lạnh của anh là tôi lại thôi không nói gì. Thà anh đánh tôi mắng tôi một trận còn hơn. Tôi có cố ý để xảy ra mọi tai họa ấy đâu!

Ngày tháng cứ ngột ngạt lặp đi lặp lại. Càng ngày anh ấy càng về nhà muộn hơn. Chúng tôi cứ thế căng với nhau, xa lạ hơn cả người qua đường. Tôi như cái thòng lọng thắt vào tim anh.

Một hôm, khi đi qua một hiệu ăn Âu, tôi nhìn qua cửa kính thấy chồng mình đang ngồi đối diện với một cô gái trẻ và nhè nhẹ vuốt tóc cô. Thế là tôi đã hiểu rõ tất cả. Sau giây lát ngớ người ra, tôi vào hiệu ăn, đến đứng trước mặt chồng mình, trân trân nhìn anh, mắt ráo hoảnh. Tôi không muốn nói gì hết, và cũng chẳng biết nói gì.

Cô gái nhìn tôi, nhìn chồng tôi rồi đứng lên định bỏ đi. Anh ấn cô ngồi xuống rồi cũng trân trân nhìn lại tôi, không chịu thua. Tôi chỉ còn nghe thấy tim mình đập chầm chậm từng nhịp như đang sắp kề cái chết.

Kẻ thua cuộc là tôi, nếu cứ đứng nữa thì tôi và đứa bé trong bụng sẽ ngã xuống.

Đêm ấy anh không về nhà. Bằng cách đó anh báo cho tôi biết: Cùng với sự qua đời của mẹ anh, tình yêu giữa hai chúng tôi cũng đã chết.

Những ngày sau, anh vẫn không về nhà. Có hôm đi làm về, tôi thấy tủ áo như bị sắp xếp lại, chắc anh ấy về lấy các thứ của anh.

Tôi chẳng muốn gọi điện thoại cho anh, ý định giải thích mọi chuyện cho anh cũng biến mất hẳn.

Tôi sống một mình. Đi bệnh viện khám thai một mình. Trái tim tôi như vỡ vụn mỗi khi trông thấy cảnh các bà vợ được chồng dìu đến bệnh viện. Các bạn ở cơ quan bóng gió khuyên tôi bỏ cái thai đi cho yên chuyện nhưng tôi kiên quyết không chịu. Tôi như điên lên muốn được sinh đứa bé này, coi đó như sự bù đắp việc bà mẹ chồng qua đời.

Một hôm đi làm về nhà, tôi thấy anh ngồi trong phòng khách mù mịt khói thuốc lá, trên bàn đặt một tờ giấy. Không cần xem, tôi đã biết tờ giấy đó viết gì rồi. Trong hơn hai tháng chồng vắng nhà, tôi đã dần dà học được cách giữ bình tĩnh. Tôi nhìn anh, cất mũ rồi bảo: “Đợi một tí, tôi sẽ ký ngay đây”. Anh nhìn tôi, ánh mắt lộ vẻ bối rối chẳng khác gì tôi. Vừa cởi cúc áo khoác, tôi vừa tự nhủ: “Chớ có khóc đấy, chớ có khóc đấy… ”. Hai mắt nhức lắm rồi, nhưng tôi quyết không cho chúng nhỏ lệ nữa.

Mắc xong áo lên móc, thấy anh cứ chằm chằm nhìn cái bụng to của tôi, tôi mỉm cười đi đến bàn, cầm lấy tờ giấy, rồi chẳng xem gì hết, liền ký tên mình và đẩy tờ giấy cho anh.

“Em có bầu rồi đấy à?”.

Đây là lần đầu tiên anh ấy nói chuyện với tôi kể từ hôm bà bị nạn. Nước mắt tôi trào ra không thể nào ngăn nổi. “Vâng, nhưng không sao cả, anh có thể đi được rồi”.

Anh không đi mà ngồi lại, hai chúng tôi nhìn nhau trong bóng tối. Anh từ từ ôm lấy tôi, nước mắt nhỏ ướt đầm vai áo tôi. Thế nhưng lòng tôi đã không còn gì nữa, rất nhiều thứ đã biến đi xa lắm rồi, xa tới mức có đuổi theo cũng chẳng lấy lại được nữa.

Không nhớ là anh ấy đã nói với tôi bao nhiêu lần câu “xin lỗi” nữa. Trước đây tôi cứ tưởng mình sẽ tha thứ cho anh, nhưng bây giờ thì không. Suốt đời tôi sao quên được ánh mắt băng giá anh nhìn tôi khi đứng trước cô gái nọ ở hiệu ăn Âu hôm ấy.

Chúng tôi đã rạch vào tim nhau một vết thương sâu hoắm. Tôi không cố tình, còn anh thì cố tình. Quá khứ không thể nào trở lại được nữa.

Trái tim tôi chỉ ấm lên mỗi khi nghĩ đến đứa bé trong bụng, còn với anh thì tim tôi đã lạnh như băng. Tôi không đụng đến tất cả những thức ăn anh mua về, không nhận bất cứ món quà nào anh tặng, không nói với anh nửa lời. Kể từ hôm ký vào tờ giấy kia, hôn nhân và tình yêu, tất cả đều đã biến mất khỏi trái tim tôi.

Có hôm anh định trở lại phòng ngủ của chúng tôi. Anh vào thì tôi ra phòng khách nằm. Thế là anh đành phải về ngủ ở phòng của bà.

Đêm đêm, đôi lúc từ phòng anh vẳng ra tiếng rên rỉ khe khẽ. Tôi nghe thấy nhưng lặng thinh. Lại dở trò cũ chứ gì. Ngày trước, mỗi bận bị tôi làm mặt giận phớt lờ, anh ấy đều giả vờ ốm như vậy, khiến tôi ngoan ngoãn đầu hàng và chạy đến hỏi xem anh có sao không. Thế là anh ôm lấy tôi cười ha hả. Anh quên rồi, ngày ấy tôi thương anh vì hai người yêu nhau. Bây giờ thì chúng tôi còn có gì nữa đâu?

Tiếng rên rỉ ấy kéo dài đứt quãng cho tới ngày đứa bé ra đời. Suốt thời gian chờ đợi ấy, hầu như ngày nào anh cũng mua sắm thứ gì cho con, nào là đồ dùng của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nào là sách nhi đồng v.v… Những thứ ấy chất gần đầy căn phòng của anh. Tôi biết anh làm thế là để tôi cảm động, nhưng tôi giờ đã trơ như đá. Anh đành giam mình trong phòng, ngồi gõ phím máy tính lạch cạch. Chắc là tìm vợ trên mạng. Nhưng chuyện ấy đâu còn có ý nghĩa gì với tôi nữa.

Năm sau, vào một đêm khuya cuối xuân, cơn đau bụng dữ dội khiến tôi thét lên. Anh nhảy xổ vào buồng, hình như khi đi nằm anh vẫn không thay quần áo chỉ là để chờ giây phút này. Anh cõng tôi chạy xuống cầu thang, chặn taxi lại. Dọc đường, anh cứ nắm chặt tay tôi, luôn lau mồ hôi trên trán tôi. Đến bệnh viện, anh lại cõng tôi chạy đến khoa sản. Khi nằm trên đôi vai gầy guộc mà ấm áp của anh, một ý nghĩ chợt lóe lên trong óc tôi: Trên đời này, liệu có ai yêu thương mình như anh ấy không nhỉ?

Rồi anh vịn cánh cửa khoa sản, đưa ánh mắt ấm áp dõi theo tôi đi vào trong. Tôi cố nhịn đau mỉm cười với anh.

Khi tôi ra khỏi phòng đẻ, anh nhìn tôi và thằng bé, rưng rưng nước mắt mỉm cười. Tôi chạm vào tay anh, chợt thấy anh mềm nhũn người, mệt mỏi từ từ ngã xuống. Tôi gào tên chồng mình…, anh chỉ mỉm cười, nhắm nghiền mắt lại…

Tôi cứ tưởng mình sẽ không bao giờ còn nhỏ nước mắt vì anh, thế mà lúc ấy một nỗi đau xé ruột xé gan bỗng dội lên trong lòng.

Bác sĩ cho biết chồng tôi bị ung thư gan, cách đây 5 tháng mới phát hiện, khi đó bệnh đã ở thời kỳ cuối, anh chịu đựng được lâu thế quả là một chuyện lạ hiếm có. Ông bảo: “Chị nên chuẩn bị hậu sự đi thì vừa”. Mặc y tá ngăn cấm, tôi trốn ngay về nhà, xộc vào phòng anh, mở máy tính ra xem. Một nỗi đau nhói lên làm trái tim tôi nghẹn lại. Thế đấy, 5 tháng trước đây anh đã phát hiện mình bị ung thư gan, những tiếng rên rỉ của anh là thật cả, nhưng tôi lại cứ cho là…

Những điều ghi trong máy tính rất dài, đó là lời trăn trối anh để lại cho con mình: Con của bố. Vì con mà bố ráng chịu đựng cho tới nay, chờ bao giờ trông thấy con thì bố mới chịu ngã xuống. Đấy là nguyện vọng lớn nhất của bố hiện giờ… Bố biết rằng, đời con sẽ có nhiều niềm vui hoặc có thể gặp trắc trở. Nếu bố có thể cùng con đi suốt quãng đời con lớn lên thì vui biết bao. Nhưng bố không có dịp may ấy nữa rồi. Bây giờ bố ghi lại vào máy tính từng vấn đề con sẽ có thể gặp phải trên đường đời, khi nào gặp những vấn đề ấy thì con có thể tham khảo ý kiến của bố, con nhé.

Con ơi, viết xong mấy chục trang này, bố cảm thấy như mình đã cùng đi với con suốt chặng đường trưởng thành của con. Bây giờ bố thật sự vô cùng sung sướng. Hãy yêu mẹ con nhé! Mẹ rất vất vả vì con đấy. Mẹ con là người yêu con nhất và cũng là người bố yêu quý nhất…

Chồng tôi viết về tất cả mọi chuyện, kể từ khi đứa bé còn ở vườn trẻ cho tới lúc nó học tiểu học, trung học, đại học, rồi ra công tác, cả đến chuyện yêu đương của con nữa. Chồng tôi cũng để lại một bức cho tôi:

Em yêu quý. Được lấy em làm vợ là niềm hạnh phúc lớn nhất trong đời anh. Em hãy tha thứ việc anh đã làm tổn thương em. Hãy tha lỗi việc anh giấu tình hình bệnh tật của mình, chẳng qua chỉ vì anh không muốn để em phải lo nghĩ trong thời gian chờ bé chào đời… Em yêu quý. Nếu khi đọc những dòng này mà em khóc thì nghĩa là em đã tha thứ cho anh rồi. Như thế anh sẽ có thể mỉm cười cảm ơn em luôn luôn yêu anh… Anh sợ rằng mình sẽ không có dịp tự tay tặng cho con những món quà anh đã mua sắm. Phiền em hằng năm thay anh tặng quà cho con, trên bao gói nhớ đề rõ ngày tặng, em nhé…

Khi tôi trở lại bệnh viện thì anh vẫn đang hôn mê. Tôi bế con đến, đặt nó nằm bên cạnh anh và nói: “Anh ơi, anh hãy mở mắt ra cười lên nào. Em muốn để con mãi mãi ghi nhớ hơi ấm của bố nó khi nó nằm trong lòng anh đấy, anh ạ… ”.

Chồng tôi khó nhọc mở mắt ra, khẽ mỉm cười. Thằng bé rúc vào lòng bố, ngọ ngoạy nắm tay nhỏ xíu hồng hồng. Tôi ấn nút máy ảnh, nước mắt chảy ràn rụa trên mặt…

Công nghệ make up tuyệt đỉnh!


Nhân dịp mấy hôm nay đọc được nhiều trang báo mạng nói về các danh ca nam nhà mình giờ lại chuộng mốt”giả gái” và với tài biến hóa của các nghệ nhân make up thì các chàng hóa thành các cô gái xinh đẹp, từ Hoài Linh, Đàm Vĩnh Hưng rùi đến mới đây nhất là ca sĩ Minh Quân… Nhưng nói thật cho cùng là tôi vẫn thấy các “cô” này sau khi make up vẫn có nét gì đó của nam giới chưa xóa hết được, ở đây tôi giới thiệu với mọi người nghệ thuật make up của TQ mà theo tôi là cao hơn chúng ta 1 bậc…

Từ con trai nheo nhẽo….

Bắt đầu công nghệ bằng việc đầu tiên là tỉa chân mày…

Sau khi tỉa chân mày xong thì cặp chân mày của chàng trai đã ra đường nét rõ ràng chứ không nam tính như lúc đầu nữa

rùi vẽ lông mày….

Tiếp theo là dán mí giả, hiện nay có bán các loại mí giả sẵn hoặc loại tự cắt như trong hình….

Đánh nền cho khuôn mặt…

Nhớ là phải đánh kem nền cho cả mí mắt…

Đánh highlight sáng tối..

Tiếp đến là trang điểm cho đôi mắt…

Đánh má hồng…

Đánh phấn phủ…

Đánh son bóng hồng là hoàn tất…

Giờ chỉ còn việc thay mái tóc dài nữ tính….

Mời mọi người cùng chiêm ngưỡng nhé…

Tin nổi không nhỉ???

Ăn cơm Tàu, ở nhà Tây, cưới vợ Nhật!


Câu này bà ngoại tôi hay nói lúc tôi còn rất nhỏ, phải nói người Trung Hoa ăn rất cầu kỳ và rất ngon.

Và trong suốt cuộc đời tôi từ nhỏ cho đến giờ, ngưỡng mộ nhất vẫn là tiệc Xuân năm Canh Tý (1874) do Từ Hi Thái Hậu (Tây Thái Hậu), đời nhà Thanh Trung Hoa, tổ chức để khoản đãi phái đoàn Sứ Thần, tướng lãnh các quốc gia Tây phương. Tiệc được chuẩn bị 11 tháng 6 ngày trước, sử dụng 1750 người phục vụ, tốn kém 98 triệu hoa viên thời đó tương đương 374 ngàn lượng vàng ròng, gồm 400 thực khách và đại tiệc kéo dài suốt 7 ngày đêm bắt đầu từ giao thừa (12 giờ đêm) Tết nguyên đán Canh Tý.

Trước khi nói về bữa tiệc mà tôi ngưỡng mộ nhất thì hãy cùng điểm qua một số vị vua đời Mãn Thanh nhé.

                                                        Hoàng đế Khang Hy

                                                              Hoàng đế Càn Long

                                                                  Hoàng đế Quang Tự

                                     Hoàng đế Phổ Nghi – Vị vua cuối cùng của Trung Hoa

                                                           Và Từ Hi Thái Hậu (Lúc trẻ…)

(Và khi đã về già nhưng tóc vẫn đen nhánh…)

Chúng ta lại quay về bữa tiệc có một không hai này nhé…

Thực Ðơn

Gồm tất cả 140 món. Theo chiếu chỉ của Tây Thái Hậu, mỗi tỉnh tuyển lựa mười đầu bếp tài giỏi. Các đầu bếp này họp nhau ở thủ đô từ ngày rằm tháng hai năm Kỷ Hợi (1873) nghĩa là 11 tháng 6 ngày trước đại tiệc để cùng nhau soạn thảo các món ăn ngon, lạ.

Sau gần hai tháng thảo luận, một thực đơn gồm 140 món được hình thành, trong số này có 7 món thật bổ dưỡng, thật đặc biệt, thật lạ lùng, mỗi ngày chỉ thiết đãi một món, thực khách ăn vào chẳng những không thấy đầy bụng mà sự mệt mỏi, bực bội như tan biến đi, tinh thần sảng khoái gấp bội.

Bảy món ấy là:

1.Sâm Thử

Sâm thử là chuột sâm, chuột nuôi bằng sâm.

Trong quyển Món Lạ Miền Nam, tác giả Vũ Bằng tường thuật món sâm thử như sau:

“Chuột mới đẻ đem nuôi trong lồng kính cho ăn toàn sâm thượng hảo hạng và uống nước suối, đến khi đẻ ra con thì lấy những con đó nuôi riêng cũng theo cách thức đó để cho sinh ra một lớp chuột mới, nhưng lớp chuột mới nầy vẫn chưa dùng được. Cứ nuôi như thế đến đời thứ ba, chuột mới thực là “Thập Toàn Ðại Bổ”, người ta mới lấy những con chuột bao tử của thế hệ mới nầy ra ăn và ăn như thế tức là ăn tất cả cái tinh hoa, bén nhậy, khôn ngoan của giống chuột cộng với tất cả tính chất cải lão hoàn đồng, cải tử hoàn sinh, tráng dương bổ thận của cây sâm vốn được y lý Ðông phương đặt lên hàng dầu thần dược từ cổ chí kim trong trời đất.

Nguyên Ðại sứ Tây Ban Nha thuật lại rằng đến món ăn đặc biệt ấy thì có một ông quan đứng lên giới thiệu trước rồi quân hầu bưng lên bàn tiệc cho mỗi quan khách một cái đĩa con bằng ngọc trong đó có một con chuột bao tử chưa mở mắt, đỏ hon hỏn hãy còn cựa quậy – nghĩa là một con chuột bao tử sống. Bao nhiêu quan khách thấy thế chết lặng đi bởi vì nếu phải theo giao tế mà an cái món này thì… nhất định phải… trả lại hết những món gì đã ăn trước đó.

Mọi người nhìn nhau. Tây Thái Hậu cầm nĩa xúc con chuột bao tử ăn để cho mọi người bắt chước ăn theo. Con chuột kêu chi chí, người tinh mắt thấy một tia máu vọt ra… Hoàng đế Trung Hoa thong thả vừa nhai vừa suy nghĩ như thể muốn kéo dài cái thú ăn tuyệt diệu ra để cho cái thú ấy thấm nhuần trí óc và cơ thể. Và Ngài nói:

– Mời chư vị.

Nhưng không một vị nào đụng đũa, cứ nguồi trơ ra mà nhìn. Tây Thái Hậu bèn cười mà nói đùa:

– Tôi tiếc không thấm nhuần được cái văn minh Âu Mỹ của các ngài, nhưng riêng về cái ăn thì tôi thấy quả các ngài chậm tiến, không biết cái gì là ngon, là bổ. Về món đó, các ngài có lẽ còn phải học nhiều của người Á Ðông.

Không một ông nào trả lời vì có lẽ các ông đại diện ấy đến lúc ấy đều bán tín bán nghi không biết ăn chuột bao tử như thế là văn minh hay man dã. Tuy nhiên người ta có thể chắc chắn là chưa có một nước nào trên thế giới lại có một món ăn tinh vi, quí báu, cầu kỳ đến thế bao giờ.

Chính cái ông Ðại sứ Tây Ban Nha nhắm mắt lại thử ăn nhưng ông thú thực rằng vừa cho vào miệng cắn một cái thấy chuột con kêu chi chí, ông ta vội vàng chạy ra ngoài, lè ra, và một tháng sau còn sợ.

Sau này, đem câu chuyện đó nói với mấy vị đông y sĩ, ông ta biết rằng người Âu Mỹ không biết ăn cái món ấy quả là “Chậm tiến” và mấy ông già con cho biết thêm rằng chuột thường nuôi bằng sâm đã bổ hết sức rồi, nhưng nếu tìm được giống chuột chù mà nuôi bằng sâm theo cách thức nói trên thì còn bổ gấp trăm lần nữa…” (Vũ Bằng)

2.Não Hầu

Não hầu là óc khỉ.

Vùng Thiên Hoa Sơn thuộc tỉnh Sơn Ðông có một rừng cây lê gọi là ngọc căn lê, trái lê trị được các bệnh nhiệt uất, can thận và ho khinh niên. Rừng lê có rất nhiều khỉ, chúng ăn hết cả trái. Nhờ ăn ngọc căn lê nên thịt khỉ nơi đây rất thơm ngon, lại chữa được bệnh loạn óc, tê liệt và bán thân bất toại. Về dược tính, óc khỉ quí hơn thịt gấp bội. Dân chúng trong vùng tìm đủ cách bảo vệ rừng lê nhưng không có kết quả, bởi giống khỉ nơi đây đầu có ba xoáy, tinh khôn, né tránh thợ săn và bẫy rập một cách tài tình.

Tây Thái Hậu xuống chiếu phải bắt cho được 200 con khỉ trẻ, chưa thay lông lần nào, mỗi con được trọng thưởng 110 lượng vàng ròng. Con số này quá nhiều, thợ săn không đáp ứng đủ nên về sau Từ Hi phải giảm xuống còn 80.

Năm thực khách dùng một con. Khỉ mang về được nuôi bằng thức ăn tinh khiết, bổ dưỡng, ngoài ra còn được tắm gội sạch sẽ. Lại cho đóng 80 cái hộp tròn giống như cái trống nhỏ mở ra khép vào được, một mặt trống có khoét lỗ tròn vừa đủ diện tích cho cái đầu con khỉ ló lên kèm theo một cái gông làm con khỉ không thể cục cựa được. Trước khi bắt dầu món ăn này, bầy khỉ được tám rửa lần chót, xịt nước hoa thơm ngát và cho uống một loại thuốc để tất cả năng lực, tinh túy của con vật tập trung lên não bộ, óc khỉ vì lẽ ấy sẽ gia tăng chất bổ dưỡng bội phần.

Muốn cho các quan khách Tây phương bớt thấy sự dã man, ăn uống được mạnh miệng đồng thời làm cho món ăn mang ít nhiều ý nghĩa lịch sử, Thanh triều cho các chú khỉ vận triều phục, đội mão, vẽ mặt, mang râu, giống như một đại quan của triều đình, trên cổ đeo một tấm bản nhỏ ghi rõ tên họ, tuổi tác cùng quan chức thuở sinh tiền. Những con khỉ đó tượng trưng cho những nịnh thần, gian tặc… khả ố nhất, gian ác nhất, bị dân chúng oán ghét tận xương tủy như Tần Cối, Bí Trọng, Vưu Hồn, Bàng Hồng, Trương Bang Xương, Mao Diên Thọ… phải chịu chết để đền tội với đất nước, với nhân dân.

Khi tiếng khánh ngọc từ tay Tây Thái Hậu trổi lên để báo hiệu đến món não hầu thì nội thị dọn ra mỗi bàn một cái lồng chứa khỉ cho năm thực khách. Kế tiếp tên nội thị một tay gỡ mão một tay dùng búa bằng ngà nhỏ giáng cuống đầu khỉ. Ðộng tác này đã được tập luyện thuần thục từ trước để chỉ cần một búa duy nhất là đủ đưa con khỉ sang bên kia thế giới. Cùng lúc ấy nhạc đệm trổi lên và tên nội thị sẽ ngâm nga một câu theo tiếng nhạc, đại ý như: “Mao Diên Thọ đã thụ hình” hay “Tần Cối đã đền xong tội phản thần…”

Ðoạn tên nội thị lập tức dùng một tấm lụa bạch đậy kín toàn bộ cái đầu con khỉ, chỉ chừa một lỗ thật nhỏ vừa đủ đưa cái muỗng bạc vào múc khối óc khỉ. Não hầu được xối lên bằng nước sâm nóng hổi cho tái đi, bớt đỏ. Lúc thực khách vừa múc óc khỉ ra ngoài, nội thị dùng nĩa bạc gạt bỏ phần da đầu và những mảnh sọ bể để khách dễ dàng hành động.

3. Tượng Tinh

Tượng tinh là tinh khí của voi.

Trước hết chọn những tổ yến thật to và tốt lấy được từ các hải đảo ngoài khơi biển Nam hải, tẩy rửa cẩn thận rồi nấu trong nước thang nhân sâm và đường Chủng Càu Chỉ của Ðại Hàn. Lại hòa chung với nước lê Vân Nam – Tuyết Hồng Lê – và bột Kiết Châu Phấn, nấu khô lại rồi nặn thành hình những con voi, đoạn bỏ vào lò nung cho thật chín và chắc.

Tượng tinh thì các người nài voi đã lấy sẵn. Khi con voi làm bằng tổ yến được mang từ lò ra, đầu bếp sẽ khoét lưng voi một lỗ trống vừa đủ nhét vô một cái bóng cá voi đã ngâm thuốc bắc phơi khô. Tượng tinh được cho vào cái bóng cá và con voi được đem đi chung cách thủy. Lúc thưởng thức món này, thực khách dùng một chiếc kim vàng thọc vô bụng voi để chất nước nhờn chẩy vào chén bạc rồi uống.

Sâm thử và tượng tinh bồi bổ cho lục phủ ngũ tạng, tỳ vị thêm mạnh mẽ lại trị dứt các chứng nhức mỏi và làm mắt sáng thêm ra.

4.Trư Vương

Trư vương là một giống heo quí báu.

Giống heo này thịt thơm ngon và rất bổ dưỡng, ở vùng Phúc Châu nhờ ăn một thứ củ giống như củ Hoàng Tinh mọc quanh khu vực đồi núi Châu Tịch Xương tiếp cận. Củ này tên gọi Tích Vân Lang, chỉ sống tại địa phương, nếu đem trồng nơi khác, cẩn thận chăm sóc cách nào chúng cũng chết.

Thanh triều mang về 60 con heo, 20 con đực và 40 con cái, cho ăn toàn thức ăn đại bổ, uống toàn nước sâm. Heo mặc tình giao hợp rồi sinh đẻ, lớp heo mới ngày càng tinh khiết, tinh túy của sâm nhung. Heo đem đãi tiệc tuổi chưa đầy hai tháng, gọi là heo sữa.

Năm ngày trước đại tiệc, đầu bếp chọn 100 chú heo sữa thật béo tốt, không chọc tiết cũng không nhúng nước sôi để cạo lông mà đập chết rồi thui cho cháy lông. Bỏ hết ruột gan tỳ phế thận, thịt heo được cắt thành từng lát mỏng ướp với các dược phẩm trân quí trong 3 ngày liền trước khi chưng cách thủy. Lúc đem ra thết đãi thịt heo thơm ngon vô cùng. Xương lại mềm rục. Nhiều thực khách ưa thích món heo này vô cùng, họ nhắc nhở mãi về sau này trong các hồi ký, ký sự.

5.Phương Chi Thảo

Phương Chi thảo là cỏ Phương Chi.

Tương truyền Hoàng Ðế Khang Hy nhà Thanh khi còn sinh tiền rất háo sắc nhưng có tài y thuật cao cường. Vì vậy nên dù có hàng trăm phi tần vua vẫn khỏe mạnh do tự bồi dưỡng cường lực bằng dược chất. Nhưng lúc tuổi già vua mắc phải chứng bệnh khan háo trong ngũ tạng mà tự mình không chữa được, bao nhiêu nhự y đại tài của triều đình cũng bó tay, vua phải bố cáo tìm danh y, thần dược trong dân gian.

Ngày nọ, có một dị nhân xin yết kiến rồi móc trong người ra một bó cỏ rất lạ, rễ xanh, lá dài như lá hẹ nhưng màu đỏ tía, ngọn lại trắng. Vua biết là cỏ quí nên hỏi, dị nhân trả lời đó là cỏ Phương Chi mọc trên đỉnh Thái Hàng Sơn hướng về mặt trời, đặc biệt là cỏ này chỉ mọc trên một tảng đá duy nhất, cao và chiênh vênh. Chỉ vào năm nhuận cỏ mới mọc và mọc một lần duy nhất nhân dịp Trung Thu, sống trong khoảng 30 đến 45 ngày, lúc gặp ngọn gió bấc đầu mùa thì lập tức bị khô héo.

Việc hái cỏ cũng rất công phu. Dắt theo một con ngựa toàn bạch lên đỉnh núi cao trước một ngày, đếi khi mặt trời mới mọc đem ngựa tới phiến đá cho an cỏ. Ngựa vừa ăn cỏ xong phải tức thì chém rụng đầu ngựa rồi mổ bụng lấy bao tử mang về chế thuốc phơi khô.

Cỏ Phương Chi khi ăn vào làm cơ thể mát mẻ đồng thời trị tuyệt các bệnh trầm kha hoặc hiểm nghèo. Trong đại tiệc do Từ Hi Thái Hậu khoản đãi, Phương Chi Thảo nấu chung với Long Tu (râu rồng). Thực khách ăn xong cảm thấy tinh thần vô cùng sảng khoái, cả tháng sau không khát nước cũng không mệt.

6. Sơn Dương Trùng

Sơn dương là dê núi, trùng là con dòi.

Tây Thái Hậu xuống chiếu đòi các thợ săn chuyên nghiệp tỉnh Hồ Bắc vào rừng mang về cho dược một cặp sơn dương thật lớn.

Sau gần một tháng băng núi trèo đèo ở Thiểm Tây, đoàn thợ săn bắt được ba cặp dê rừng, trong số ấy ba con cái đều đang mang thai, được Tây Thái Hậu thưởng cho 50 lạng vàng mỗi con.

Dê rừng sau đó được thả trong một khu vườn rộng đầy cỏ non xanh tốt. Cỏ lạ nuôi dê có dược chất bổ dưỡng gan thận được vận tải đến mỗi ngày từ Vân Nam và Quảng Tây. Cỏ nầy tên la “đông trùng hạ thảo”, bởi mùa hạ cỏ mịn như nhung còn sang mùa đông thì trong cỏ sinh ra một loại sâu ăn rất bổ. Bầy dê núi ăn cỏ quí có dược tính cùng với cỏ non, lá cây thuốc… nên sinh con khỏe mạnh và to lớn khác thường.

Ðầu bếp làm thịt 14 con dê núi tuổi chưa quá hai tháng, cạo lông, loại tim gan phèo phổi rồi cho mỗi con vào một thùng gỗ ngâm với rượu quí và nước gừng trong một ngày. Ngày thứ hai mang những chú bé sơn dương ra rồi ngâm chúng trong sữa tươi và nước sâm nhung. Ngày thứ ba dùng dùi vàng xuyên thủng qua gương sen và cuống hoa quỳ trắng (Phan bạch quỳ – hoa sen trắng của Ðại Hàn thường nở vào mùa đông) để cắm hoa vào mình sơn dương. Tiếp tục ngâm nhu vậy đến ngày thứ 10 thì tự nhiên trong các đóa hoa tự nhiên xuất hiện lúc nhúc những con dòi trắng nõn.

Ðầu bếp lấy dòi ấy chế biến thành món sơn dương trùng, trị các bệnh bán thân bất toại, tê liệt và lao phổi đại tài.

7.Trứng Công

Thế gian có câu “nem công, chả phụng” để chỉ hai món ăn thuộc hàng trân vị. Nem công dù hiếm quí những vẫn còn tương đối dễ kiếm, dễ làm so với trứng công, bởi thứ nhất loài công làm tổ ở những nơi xa xôi hẻo lánh, trên cành cao hay vách đá cheo leo, khó tìm ra được. Thứ hai là dù có tìm ra được chỗ công đang ấp trứng thì cũng không dễ gì đến gần ổ vì công rất hung dữ, chống cự kịch liệt và cuối cùng nếu thấy không bảo vệ được ổ trứng thì chúng đập bể nát hết chứ không để lọt vào tay ai.

Tây Thái Hậu sai người đi lấy trứng công nhưng chẳng ai làm được, bà rất phiền muộn. May thay có một vị tướng quân trẻ tuổi xin vào ra mắt và tâu rằng ông có người anh bà con ở Tứ Xuyên nuôi được bầy khỉ 100 con, thông minh lanh lợi, huấn luyện thuần thục, nghe được tiếng người, chuyên đi hái trà cùng với các dược thảo hiếm hoi, quí giá ở những vùng rừng núi xa xôi và hiểm trở. Ông tin rằng nếu tập luyện cho lũ khỉ chúng có thể lấy được trứng công.

Tây Thái Hậu nghe xong trong lòng hoan hỉ, truyền đem 1000 lạng vàng ròng cùng với 100 tấm gấm vóc Bạch cầu thượng hạng ban tặng cho viên tướng nọ làm lộ phí đi Tứ Xuyên lo việc kiếm trứng công, nếu xong việc sẽ thưởng thêm mỗi trứng 10 lạng vàng nữa.

Viên tướng nọ lãnh mệnh ra đi, cùng người anh bà con huấn luyện đoàn khỉ. Họ thành công, lấy được 500 trứng công, nhưng thiệt hại khá lớn, bầy khỉ bị công mổ chết hết một phần ba.

Ðại tiệc

Cho đến ngày 23 tháng chạp 1873 (kỷ hợi) tất cả quan khách đều nhận được thiệp mời. Trong số 400 thực khách, 212 người thuộc các phái đoàn ngoại giao và giới chức quân sự của liên minh các cường quốc Tây phương, các vị đó là Ðại sứ, Thủy sư Ðô Ðốc hải quân, Tướng lãnh bộ binh… 188 vị còn lại được chọn lựa torng hàng khai quốc công thần của Thanh triều.

Tối giao thừa cuối năm Kỷ Hợi và đầu năm Canh Tý, tất cả thực khách tề tựu tại Duy Anh Cung trong lúc Từ Hi Thái Hậu dự lễ Trừ Tịch ở Tôn Long Miếu. Duy An Cung đã được trang hoàng từ cả tháng trước, nền trải thảm long ban rực rỡ, tứ hướng cờ xí rợp trời. Bàn tiệc được trưng bày theo bát quái trận đồ, có ngự lâm quân mang binh khí, vận triều phục uy nghi lẫm liệt đứng hầu. Mặt bàn tiệc trải thảm ngũ sắc bằng gấm bày muỗng nĩa, đũa chén sang trọng bằng pha lê, vàng bạc, ngọc ngà.

Sau ba hồi chiêng trống long phụng vang rền, tiếp theo là tràng ngọc khánh lảnh lót báo hiệu Tây thái Hậu xuất cung, quan khách đồng loạt đứng dậy hướng về phía long kiệu đang tiến tới. Long kiệu do tám ngự lâm quân khiêng đến đặt ngay ngắn giữa hai hàng quan khách. Một tiếng hô to, quan quân cúi mọp đầu xuống, quan khách ngoại quốc nghiêng mình chào. Thái Thú Lý Hồng Chương bước tới vén nhẹ tấm sáo che long kiệu. Từ Hi Thái Hậu khoan thai bước ra khỏi kiệu và gật đầu chào quan khách… và mời khách vào tiệc.

HAI CHỊ EM (VƯƠNG TRỌNG)


– Nín đi em, Bố Mẹ bận ra tòa! 

Chị lên bảy dỗ em trai ba tuổi 

Thằng bé khóc bụng chưa quen chịu đói 

Hai bàn tay xé áo chị đòi cơm. 

Bố mẹ đi từ sáng, khác mọi hôm 

Không nấu nướng và không hề trò chuyện 

Hai bóng nhỏ hai đầu ngõ hẻm 

Cùng một đường sao chẳng thể chờ nhau? 

Biết lấy gì dỗ cho em nín đâu 

Ngoài hai tiếng ra tòa vừa nghe nói 

Chắc nó nghĩ như ra đồng, ra bãi 

Sớm muộn chi rồi bố mẹ cũng về. 

Mẹ bế em âu yếm, vuốt ve 

Bố xách nước khi mẹ vừa nhóm bếp 

Nó sung sướng vào ra tíu tít 

Rồi quây quần, nồi cơm mở vung ra! 

Nó biết đâu bố mẹ nó ra tòa 

Đối mặt nhau, đối mặt cùng pháp lý 

Chẳng phải chỗ năm xưa đi đăng ký 

Chẳng phải lời dịu ngọt tháng ngày xa. 

Nó biết đâu Bố Mẹ nó ra tòa 

Là cầm cưa xẻ ngang tình đoàn tụ 

Đứa còn Mẹ thì thôi, không còn Bố 

Hai chị em rồi sẽ mất nhau… 

– Nín đi em! Em khản giọng khóc gào 

Chị mếu máo, đầm đìa nước mắt 

Những bố mẹ bên bờ chia cắt 

Phút giây thôi, hãy nghe tiếng con mình!

Công nghệ make up, từ Lọ lem trở thành Công chúa!


Tui học make up từ rất lâu rùi, phải nói cách đây 10 năm thì việc make up chỉ dành cho những người có hoa tay và đòi hỏi tính mỹ thuật cao. Còn bây giờ với sự hỗ trợ của mỹ phẩm và một chút khéo léo, tui nghĩ mọi người ai cũng có thể trở thành một nàng “công chúa” xinh đẹp.

Hôm nay tui share với mọi người một kiểu đánh mắt mèo khá đẹp, tui rất thích kiểu đánh mắt này, nó làm cho mắt có vẻ dài và sâu hơn.

Khuôn mặt bình thường như ai…

Định hình chân mày, dùng chì nâu để định hình kiểu chân mày, sau đó tán bằng bột chân mày cũng màu nâu

Bước đầu tiên của trang điểm, xức tonner và kem dưỡng

Đánh foundation và kem che quầng mắt

 

Dùng highlight và shading tạo khối cho khuôn mặt

Dùng shading ở đuôi mắt và gò má để mặt bớt cao

Dùng thêm một ít shading ở sống mũi nếu bạn muốn mũi mình cao thêm

 

Với mắt một mí hoặc mí bị xệ, bạn nên dán eyes sticker để tạo mí rõ hơn cho mắt

Trước khi đánh kiểu mắt mèo, bạn cần tán sáp màu mắt khắp vùng mắt để phấn mắt khi đánh bền màu và không trôi

Kiểu đánh mắt mèo

Vẽ mắt nước mí trên và dưới

Gắn mi giả và kẻ đường viền trong mắt dưới để mắt được to hơn

Dặm lại màu mắt khói ở chân mi và phủ bột ngọc trai ở đầu mắt

Đánh highlight sống mũi, trán, cằm, quầng mắt

Đánh son và má hồng là xong

 

Đây, lọ lem bỗng nhiên thành nàng công chúa chỉ sau vài thao tác

Hướng dẫn một số cách trang điểm theo style Hàn quốc!


Với người Châu Á, nổi bật nhất trên khuôn mặt khi trang điểm là đôi mắt. Vì mắt người Châu Á nhỏ, không sâu, hốc mắt hẹp nên nhất thiết phải trang điểm cho đôi mắt thật nổi bật.

Tui share với mọi người một số kiểu trang điểm cho năm 2011 mà tui thật sự thấy đẹp và ấn tượng.

Chương I, Hồi I: Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên!


Ngài

Chúa Sãi (2)

Huy Tôn Hiếu Văn Hoàng Đế

Chúa Nguyễn Phúc Nguyên là con thứ sáu Chúa Nguyễn Hoàng, được nối ngôi Chúa vì từ Công Tử trưởng đến Công Tử thứ tư đều mất sớm, Công Tử thứ năm lại làm con tin ở Bắc Hà.

Chúa Nguyễn Phúc Nguyên là người đầu tiên trong họ Nguyễn mang họ Nguyễn Phúc (hay Nguyễn Phước) (10) . Dưới thời Chúa Nguyễn Hoàng, Công Tử Nguyễn Phúc Nguyên đã lập công lớn đánh thắng thuyền ngoại quốc ở cửa Việt năm 1597. Khi lên kế nghiệp, Chúa Nguyễn Phúc Nguyên đã biết dùng người tài như Ngài Đào Duy Từ để chăm lo phòng thủ ở phía Bắc, xây thành đắp luỹ (luỹ Trường Dục năm 1630, thành Đồng Hới còn gọi là luỹ Thầy năm 1631) đặt quan ải, quân dân, nên dân chúng mến phục, gọi Ngài là Sãi Vương hay Chuá Sãi.

Từ khi Trịnh Tùng ở Đàng Ngoài đã nắm trọn quyền hành với tước vị Bình An Vương, Vua Lê chỉ còn là hư vị, thì Chúa Nguyễn Phúc Nguyên biểu thị ngay thái độ độc lập với vương quyền Bắc Hà và cương quyết đối kháng với họ Trịnh. Chúa tổ chức lại bộ máy chính quyền tự chủ, đặt dinh, trần, phủ, huyện, xã và dời phủ Chúa sang làng Phước Yên, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên (1625 – 1636) (11) .

Về cuộc Nam Tiến, Ngài đã dùng chính sách hoà bình, thân thiện với Chiêm Thành và Cao Miên. Năm 1620, Chúa gả Công Nữ Ngọc Vạn cho Vua Cao Miên là Chư Chetta II (1618 – 1686) nên dân chúng vào làm ăn sinh sống ở vùng đất Thuỷ Chân Lạp của Cao Miên được thuận lợi. Năm 1631, Chúa lại gả Công Nữ Ngọc Khoa cho Vua Chiêm Pô Romê, nhờ đó mà có sự hoà hiếu Chiêm – Việt. (12)

Chúa Nguyễn Phúc Nguyên lập ra Hệ Ba Tiền Biên, có 11 Công Tử và 4 Công Nữ.

11 Hoàng Tử:

1- Khánh Quận Công

2- Nguyễn Phúc Lan, Thần Tôn Hiếu Chiêu Hoàng Đế, Chúa Thượng (3)

3- Hoàng Tử Anh

4- Hoàng Tử Trung

5- Hoàng Tử An

6- Hoàng Tử Vĩnh

7- Hoàng Tử Lộc

8- Hoàng Tử Từ

9- Hoàng Tử Thiệu

10- Vinh Quận Công

11- Hoàng Tử Đôn

4 Công Chúa:

1- Ngọc Liên

2- Ngọc Vạn

3- Ngọc Khoa

4- Ngọc Đĩnh

CUỘC NHÂN DUYÊN GIỮA CÔNG NỮ NGỌC VẠN VỚI QUỐC VƯƠNG CHÂN LẠP – ĐÔI ĐIỀU SUY NGẪM

* TS. Trần Thuận

Trường ĐHKHXH&NV Tp. Hồ Chí Minh

Trên thế giới, việc mở mang bờ cõi của các quốc gia đã diễn ra với nhiều phương thức khác nhau. Trong đó, việc phát động chiến tranh xâm lược, thôn tính đất đai của nước khác, mở rộng cương vực lãnh thổ nước mình, xem ra là con đường phổ biến nhất. Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, nhiều vị vua chúa bên cạnh việc tăng cường bảo vệ biên cương lãnh thổ, còn có ý thức mở mang bở cõi, cương vực quốc gia. Tuy nhiên, khác với nhiều quốc gia trên thế giới, các triều đại phong kiến nước ta không bằng con đường chiến tranh xâm lược mà bằng nhiều biện pháp hòa bình để tiến hành mở cõi.

Quá trình mở đất về phương Nam của dân tộc ta như một dòng chảy, trải qua các chặng đường và hoàn tất vào thời các chúa Nguyễn ở thế kỷ XVII – XVIII. Các chúa Nguyễn đã “phóng ngòi bút” của mình, kẽ thêm mấy đường nét vào tấm bản đồ để Việt Nam có một hình cong chữ S cân đối và duyên dáng như hôm nay. Công cuộc Nam tiến của các chúa Nguyễn bắt đầu từ thời Nguyễn Phước Nguyên đến những năm 70 của thế kỷ XVIII bằng nhiều phương cách. Trong đó có sự góp phần của cuộc nhân duyên giữa công nữ Ngọc Vạn (con gái chúa Sãi Nguyễn Phước Nguyên) với quốc vương Chân Lạp Chey Chetta II.

Nguyễn Phước Nguyên, vị chúa thứ hai trong chín đời chúa Nguyễn, thường được gọi là Chúa Sãi hay Sãi vương. Ông có mười một công tử và năm công nữ. Trưởng nữ Ngọc Liên gả cho Phó tướng Nguyễn Phúc Vinh vào năm 1629, công nữ Ngọc Khoa gả cho vua Chiêm Thành Pô Romê vào năm 1631, công nữ Ngọc Đãnh gả cho Phó tướng Nguyễn Cữu Kiều vào năm 1623, công nữ Ngọc Vạn gả cho quốc vương Chân Lạp Chey Chetta II năm 1620 và công nữ Ngọc Hoa gả cho người Nhật[1].

Chuyện công nữ Ngọc Vạn làm dâu Chân Lạp cũng như vai trò của bà trong việc khai khẩn vùng đất Gia Định – Đồng Nai, tạo điều kiện để chúa Nguyễn thu nhận vùng đất này về với Đại Việt đã không được sử nhà Nguyễn đề cập đến. Phan Khoang có lời bàn chí lý rằng, “Việc này, sử ta không chép, có lẽ các sử thần nhà Nguyễn cho là việc không đẹp, nên giấu đi chăng? Nhưng nếu họ quan niệm như vậy thì không đúng. Hôn nhân chính trị, nhiều nước đã dùng, còn ở nước ta thì chính sách ấy đã đem lại nhiều lợi ích quan trọng. Đời nhà Lý, thường đem công chúa gả cho các tù trưởng các bộ lạc thượng du Bắc Việt, các bộ lạc ấy là những giống dân rất khó kiềm chế. Nhờ đó mà các vùng ấy được yên ổn, dân Thượng không xuống cướp phá dân ta, triều đình thu được thuế má, cống phẩm; đất đai ấy, nhân dân ấy lại là một rào giậu kiên cố ở biên giới Hoa Việt để bảo vệ cho miền Trung châu và kinh đô Thăng long. Đến đời Trần, chính đôi má hồng của ả Huyền Trân đã cho chúng ta hai châu Ô, Lý để làm bàn đạp mà tiến vào đến Bình Thuận.

Sử ta không chép, nhưng theo các sách sử Cao Miên do các nhà học giả Pháp biên soạn, mà họ lấy sử liệu Cao Miên để biên soạn, thì quả Chey Chetta II năm 1620 có cưới một công nữ con chúa Nguyễn. Giáo sĩ Borri, ở Đàng Trong trong thời gian ấy cũng có nói đến cuộc hôn nhân này[2].

Cũng như các vị quốc vương tiền nhiệm, trước khi được phong vương kế vị vua cha, Chey Chetta II phải sang Xiêm làm con tin một thời gian. Chey Chetta II vốn là người thông minh, có tính quyết đoán, nên sau khi lên ngôi (1619), ông đã cho thay đổi những gì do người Xiêm quy định để ràng buộc Chân Lạp. Ông cho dời đô về Oudong (Long Úc) thuộc tỉnh Kompong Luông. Người Xiêm đã hai lần mang quân sang chinh phạt nhưng đều bị đẩy lùi.

Trước tình hình đó, để tìm một chỗ dựa chính trị – quân sự cho sự tồn tại của vương triều, tránh được sự quấy rối của Xiêm, năm 1620, Chey Chetta II xin cưới công nữ Ngọc Vạn, con gái chúa Sãi Nguyễn Phước Nguyên. Cuộc hôn nhân này đánh dấu một bước phát triển trong quan hệ giữa hai nước Việt – Chân Lạp. Dựa vào sử biên niên Chân Lạp và ký sự của các nhà truyền đạo phương Tây, Phan Khoang trong Việt sử xứ Đàng Trong đã kể lại sự việc này một cách ngắn gọn nhưng dễ hiểu: “Vua Chân Lạp Chey chetta II muốn tìm một đối lực để chống lại lân bang Xiêm La nguy hiểm kia, đã xin cưới một công nữ của chúa Nguyễn, làm hoàng hậu, trông mong được sự ủng hộ của triều đình Thuận Hóa, và chúa Hy Tông có mưu đồ xa xôi, năm 1620, đã gả con gái cho vua Chân Lạp. Cuộc hôn nhân này có ảnh hưởng lớn lao đến vận mệnh Chân Lạp sau này. Bà hoàng hậu đem nhiều người Việt đến, có người được giữ chức hệ trọng trong triều, bà lại lập một xưởng thợ và mở nhiều nhà buôn bán gần kinh đô. Năm 1623, một sứ bộ của chúa Nguyễn đến Oudong, yêu cầu được lập sở thuế ở Prey Nokor, tức Sài Gòn ngày nay, và đặt ở đây một sở thu thuế hàng hóa. Vua Chey Chetta II chấp thuận, và triều đình Thuận Hóa khuyến khích người Việt di cư đến đây làm ăn, rồi lấy cớ giúp chánh quyền Chân Lạp giữ gìn trật tự, còn phái một tướng lãnh đến đóng ở Prey Nokor nữa. Khi Chey Chetta mất, vùng đất từ Prey Nokor trở ra Bắc đến biên giới Chiêm Thành, tức là Sài Gòn, Bà Rịa, Biên Hòa ngày nay đã có nhiều người Việt đến ở, và khai thác đất đai”[3].

Năm 1628, Chey Chetta II băng hà, chính trường Chân Lạp biến động dữ dội vì việc tranh đoạt ngôi vua. Con của Chey Chetta II và Ngọc Vạn là Chau Ponhea To lên kế vị vua cha, chú là Préah Outey làm Phụ chính. Chau Ponhea To làm vua chỉ mới hai năm thì bị chú là Préah Outey giết chết (1630). Sau đó con thứ hai của Chey Chetta II lên ngôi với vương hiệu là Ponhea Nu (1630 – 1640). Năm 1640, Ponhea Nu đột ngột băng hà, Phụ chính Préah Outey liền đưa con mình lên ngôi tức quốc vương Ang Non I (1640 – 1642). Ang Non I cũng chỉ làm vua được hai năm thì bị người con thứ ba của Chey Chetta II là Chau Ponhea Chan (mẹ người Lào) dựa vào một số người Chăm và người Mã Lai, giết chết cả Préah Outey và Ang Non I để giành lại ngôi vua. Đó là ông vua mà sử ta thường gọi là Nặc Ông Chân (1642 – 1659). Nặc Ông Chân cưới một cô gái người Mã Lai làm hoàng hậu và theo đạo Hồi làm cho tình hình càng trở nên phức tạp.


Năm 1658, con của Préah Outey là So và Ang Tan dấy binh chống lại Ông Chân nhưng thất bại, hai người này tìm đến nương náu với bà Ngọc Vạn[4]. Ngọc Vạn vốn là người hiền lành và có Phật tính nhưng cũng lấy làm bất bình với việc con ghẻ mình lấy vợ người Mã Lai và theo Hồi giáo nên khuyên So và Ang Tan cầu cứu chúa Nguyễn, nhờ chúa Nguyễn can thiệp. Chúa Nguyễn nhận lời giúp và sai Phó tướng dinh Trấn Biên (dinh Phú Yên) là Nguyễn Phước Yến dẫn 3000 quân đến thành Hưng Phước (bấy giờ là Mỗi Xuy, tức Bà Rịa), phá được thành rồi tiến vào bắt Nặc Ông Chân bỏ vào cũi đem về Quảng Bình nạp cho chúa Nguyễn.

Năm sau (1659), Nặc Ông Chân chết, chúa Nguyễn phong cho So làm vua Chân Lạp, hiệu là Batom Reachea (1660-1672). Từ đó, lưu dân Việt đến Gia Định, Mỗi Xuy (Bà Rịa), Biên Hòa ngày càng đông. Ban đầu người Việt sống xen lẫn với người Khmer, khai khẩn đất đai lập ruộng vườn sinh sống, nhưng do không cùng văn hóa, nên dần dần người Khmer lánh đi nơi khác, không tranh giành, ngăn trở.

Năm 1672, quốc vương Batom Reachea bị một người vừa là rể vừa là cháu là Chey Chetta III giết, em là Ang Tan chạy sang cầu cứu chúa Nguyễn. Nhưng ngay sau đó Chey Chetta III cũng bị người của Chan giết. Ang Chei (1673-1674) con trai đầu của vua Batom Reachea, sử ta gọi là Nặc Ông Đài lên ngôi. Ông Đài cho đắp thành lũy ở địa đầu Mỗi Xuy, nhờ Xiêm cứu viện để chống lại chúa Nguyễn. Quân chúa Nguyễn phản công đánh bại, Nặc Ông Đài chạy trốn vào rừng và bị đồng đảng giết chết. Ang Tan cũng bệnh chết, giao binh quyền cho Ang Non, tức Nặc Nộn, đóng ở Oudong. Em Ông Đài là Ang Saur, sử ta gọi là Nặc Thu đánh đuổi quân đội Đại Việt và Nặc Nộn chạy sang Sài Côn. Nặc Thu lên ngôi vua hiệu là Chey Chetta IV, được chúa Nguyễn phong vương, còn Nặc Nộn được chúa Nguyễn phong là Obareach mà sử ta gọi là Nhị vương.

Nặc Nộn đóng ở Sài Côn, tìm cách giành lại ngôi vua. Trong thời gian này cả Chính vương Nặc Thu và Đệ nhị vương Nặc Nộn đều tỏ ra cung thuận với chúa Nguyễn. Khi chúa băng hà, cả hai đều đến viếng tang.

Hầu như trong việc giải quyết các sự biến cung đình ở Chân Lạp (từ khi Ngọc Vạn về làm dâu trong hoàng tộc cho đến lúc bà qua đời), bà Ngọc Vạn luôn đóng vai trò quan trọng. Và, kết quả mang lại thường có lợi cho cả hai phía: hoàng gia Chân Lạp và Đại Việt – Đàng Trong.

Như đã nói trên, cuộc hôn nhân này mặc dầu không được sử nhà Nguyễn ghi chép vì một lý do nào đó. Song, xét đến cùng thì đây là một cuộc hôn nhân mang màu sắc chính trị có tầm quan trọng đặc biệt đối với lịch sử dân tộc Việt Nam, nó đáp ứng nhu cầu cho cả hai phía. Chân Lạp cần có sự “bảo hộ” của chúa Nguyễn để tránh khỏi sự tấn công tiêu diệt của vương quốc Xiêm. Chúa Nguyễn cần có chỗ đứng ở phía Nam, đẩy mạnh sự khai phá của lưu dân Việt trên mảnh đất khô cằn và thấp trũng mà từ lâu người Chân Lạp vẫn bỏ hoang, đồng thời tạo nên sự ổn định mặt phía Nam để rảnh tay lo đương đầu với thế lực Trịnh ở phía Bắc.

Ngọc Vạn, rõ ràng là một chiếc cầu nối trong quan hệ Việt – Miên ở thế kỷ XVII. Với trí thông minh và đức nhân từ làm nên vị thế của bà trong triều đình Chân Lạp, bà đã trở thành điểm khởi đầu tạo cơ sở pháp lý cho vùng đất Gia Định – Đồng Nai về với Đại Việt một cách đàng hoàng chứ không bằng một hình thức tranh đoạt nào cả.

Có ý kiến cho rằng, chúa Sãi Nguyễn Phước Nguyên gả con gái cho vua Chân Lạp là để thực hiện ý đồ bành trướng thế lực về phía Nam? Lập luận này không có sức thuyết phục. Bởi lẽ, cuộc hôn nhân giữa Chey Chetta II với công nữ Ngọc Vạn là do vua Chân Lạp chủ động đề xướng nhằm tạo cho mình sự an toàn về chính trị. Và khi được chúa Nguyễn nhận lời, quốc vương Chân Lạp đã thực sự vui mừng và toại nguyện, bằng chứng là Ngọc Vạn được quốc vương Chân Lạp sủng ái lập làm “Đệ nhất Hoàng hậu” Ang Cuv và ban cho tước hiệu Somdach Prea Peaccac Vodey Prea Voreac Khsattrey[5], đồng thời xây dựng riêng cho bà một cung điện mới nguy nga tráng lệ (mặc dù trước đó, Chey Chetta II đã có ít nhất là hai bà vợ, một người Chân Lạp, một người Lào). Song, cũng không thể phủ nhận tư duy mở nước của Sãi vương đã có từ trước đó. Việc quốc vương Chân Lạp cầu hôn công nữ Ngọc Vạn đã điểm ngay vào “huyệt đạo” của Sãi vương. Và, khi hay tin này, Chúa Nguyễn Phúc Nguyên không cần phải cân nhắc gì thêm, vì đây là cơ hội!

Nếu như đầu thế kỷ XIV, khi sang thăm đất nước Chiêm Thành, Thượng hoàng Trần Nhân Tông chủ động đặt vấn đề gả công chúa Huyền Trân cho Chế Mân, lúc bấy giờ mục tiêu trước tiên là cốt tạo một quan hệ láng giềng thân thiện, ổn định biên giới phía Nam, tập trung công sức để xây dựng đất nước sau ba lần kháng chiến chống Mông – Nguyên và cũng để chuẩn bị đối phó với phương Bắc mà nguy cơ chưa phải là đã hết. Còn việc mở nước, có lẽ cũng chưa định hình được thành quả một cách cụ thể nếu Chế Mân không tự nguyện dâng hai châu Ô, Lý làm sính lễ. Chúa Sãi Nguyễn Phước Nguyên đã hình dung khá cụ thể cho công cuộc mở nước trong tư duy của mình. Có lẽ, ông đã nhìn thấy cả vùng đất Nam Bộ ngày nay – Thủy Chân Lạp lúc bấy giờ, một vùng đất đang tồn tại trong tình trạng “bị bỏ rơi”, với viễn cảnh là một vùng đất đai trù phú qua bàn tay của lưu dân Việt – những cư dân nông nghiệp lúa nước cần cù, sáng tạo.

Cuộc nhân duyên Ngọc Vạn – Chey Chetta II tuy đã khiến vương quốc Chân Lạp có chút thiệt thòi (mất đi vùng đất Thủy Chân Lạp lấy từ vương quốc Phù Nam – vùng đất chẳng mặn mà gì đối với các quốc vương cũng như nhân dân Chân Lạp lúc bấy giờ), nhưng ngược lại, chính cuộc hôn nhân này đã đem lại nhiều điều tốt đẹp. Trước hết, Ngọc Vạn – người con gái xinh đẹp nết na, với tài năng và đức độ của bà đã cảm hóa được nhiều người từ trong hoàng tộc đến ngoài muôn dân, góp phần tạo nên sự yên bình cho đất nước Chân Lạp, chí ít cũng được vài thập kỷ từ năm 1620 cho đến khi con trai bà là quốc vương Ponhea Nu qua đời. Bà đã giúp chồng giải quyết những khó khăn, góp phần thúc đẩy nền kinh tế đất nước Chân Lạp phát triển; góp phần giải quyết những xung đột trong hoàng tộc cho dù chồng đã mất từ lâu. Và điều quan trọng bậc nhất là sự có mặt của bà trong triều đình Chân Lạp đã tạo nên mối quan hệ Chân Lạp – Đàng Trong tốt đẹp và thân thiện, giúp cho đất nước này thoát khỏi họa xâm lăng của người Xiêm láng giềng phía Tây cứ đeo đẳng mãi, để rồi từng bước Chân Lạp vươn lên củng cố nền độc lập của mình.

Có thể nói rằng, với tầm nhìn chiến lược của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm “Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân”, đã giúp cho Nguyễn Hoàng có được sự khởi đầu thuận lợi và với “Di ngôn chính trị” của chúa Tiên Nguyễn Hoàng, chúa Sãi Nguyễn Phước Nguyên đã tiếp tục dấn thân để “xây dựng cơ nghiệp muôn đời”. Sự dấn thân trong sự nghiệp của mình, Sãi vương đã được ái nữ Ngọc Vạn chia sẻ và đồng hành với một đức hy sinh cao cả.

Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, từng có những người phụ nữ làm nên đại cuộc như Hai Bà Trưng, Bà Triệu,… góp phần giành giữ nền độc lập cho Tổ quốc, và cũng từng có những người phụ nữ lặng lẽ hy sinh để cha anh làm nên nghiệp lớn như Huyền Trân, Ngọc Vạn,…. Chính họ là những con người làm nên lịch sử. Đáng kính thay!

Do Ngoc Đỗ Ngọc Nguyen Phuoc Nguyễn Phước Coudoux Taillandier
famille du père de mon père
famille de la mère de mon père
famille du père de ma mère
famille de la mère de ma mère

Nguyen Phuoc Nguyễn Phước

Nguyen Phuoc Toc Nguyễn Phước tộc

Mandarins et guerriers, au service des dynasties successives : Đinh, Lê, Lý, Trần et Lê
Seigneurs de Huế (1510-1558)
Seigneurs (Chúa) du Sud (1558-1738)
Rois (Vương) du Sud (1738-1802)
Empereurs d’Annam (1802-1945)
généalogie simplifiée


(968-992)

(sous la période Đinh 968-980
et Lê antérieure 980-1009)
Nguyen De Nguyễn Đè

(sous la période Lê antérieure 980-1009  et Lý 1010-1225)
Nguyen Vien Nguyễn Viền

(sous la période Lý 1010-1225)
Nguyen Phung Nguyễn Phụng

(sous la période Lý 1010-1225)
Nguyen Non Nguyễn Nôn

(sous la période Trần 1225-1413)
Nguyen The Tu Nguyễn Thế Tứ

(sous la période Trần 1225-1413)
Nguyen Minh Du Nguyễn Minh Du

(sous la période Trần 1225-1413)
Nguyen Bien Nguyễn Biện
Nguyen Su Nguyễn Sừ

(sous la période Lê 1428-1759)
Nguyen Duc Trung Nguyễn Đức Trung
(1420-)

beau père de l’empereur
Lê Hiến Tông 黎顯宗 (1497-1504)
Nguyen Van Lang Nguyễn Van Lang ou Nguyễn Dai Lang
(-1513)

(sous le règne de Lê-Túóng-Dúc, 1510-1516)
Nguyen Hoang Du ou Nguyen Van Luu Nguyễn Hoằng Dủ ou Nguyễn Văn Lưu
(décédé en 1518)

servi l’empereur Lê Chiêu Tống 黎昭統 (1516-1526)
Triệu Tổ Tịnh Hoàng đế
Nguyen Trieu To Nguyen Kim Nguyen Krai Nguyễn Triệu Tổ Nguyễn Kim Nguyễn Krai
(1468-23/05/1545)

mère : Trừng Quốc Công phu nhân
2 fils et 2 filles
restaura la dynastie des Lê
contre les Mạc
Nguyên-U-Di

éleva Nguyễn Hoàng 阮黃 à partir de l’âge de 2 ans

1558, début de la partition du Vietnam

et de la guerre des seigneurs Trịnh et Nguyễn durant plus de 200 ans

Nguyen Ngoc Bao Nguyễn Ngọc Bảo
épouse de Trinh Kiem Trịnh Kiểm
(1545-1570)
premier seigneur Trinh Trịnh
Nguyen Uong Nguyễn Uông
premier fils du précédent

tué par Trịnh-Kiếm
Thái tổ gia dụ hoàng đế
太祖嘉裕皇帝
Nguyen Hoang Nguyễn Hoàng
2nd fils du précédent
(26/09/1525-26/05/1613)
Chúa Tiên 僊主
ou Tiên Vương 仙王

mère : Nguyễn Thị Mai
(Tĩnh Hoàng Hâu)
10 fils et 2 filles
Trinh Tung Trịnh Tùng
(1570-1623)
fils du précédent
Hi Tổn Hiếu Văn Hoàng đế
Nguyen Phuc Nguyen Nguyễn Phúc Nguyên
6ème fils du précédent
(16/08/1563-19/11/1635)
Chúa Sãi
(1614-1635)

mère : Nguyễn ?
(Thái Tổ Gia Dũ Hoàng Hậu)
11 fils et 4 filles
Trinh Trang Trịnh Tráng
(1623-1657)
fils ainé du précédent
épousa Nguyên-Ngoc-Tu,
fille de Nguyen Hoang Nguyễn Hoàng
Thần Tôn Hiếu Chiêu Hoàng đế
Nguyen Phuc Lan Nguyễn Phúc Lan
5ème fils du précédent
(13/08/1601-19/03/1648)
Chúa Thượng
(1635-1648)

mère : Nguyễn Thị Giai
(Hy Tông Hiếu Văn Hoàng Hậu)
3 fils et 1 fille
Thái tôn Hiếu Triết Hoàng đế
Nguyen Phuc Tan Nguyễn Phúc Tần
second fils du précédent
(18/07/1620-30/04/1687)
Chúa Hiền ou Hiền Vương 主賢
Dũng quận công 勇郡公
(1648-1687)

mère : Đoàn thị ?
(Thần Tông Hiếu Chiêu Hoàng Hậu)
6 fils et 3 filles
Anh Tôn Hiêu Nghiã Hoàng đế
Nguyen Phuc Tran Nguyễn Phúc Trăn
second fils du précédent
(29/01/1650-07/02/1691)
Chúa Nghĩa/Ngãi ou Nghĩa/Ngãi Vương 主議/義
Hoằng quốc công 弘國公
(1687-1691)

mère : Tống Thị Đôi
(Huệ Thánh Hoàng Hậu)
5 fils et 5 filles
Hiên tông Hiêu minh Hoàng đế
Nguyen Phuc Chu Nguyễn Phúc Ch
(11/06/1675-01/06/1725)
Chúa Minh/Quôc ou Quôc/Minh Vương 明主
Tộ quốc công 祚國公
(1691-1725)

mère : Tống Thị Lĩnh
(Anh Tông Hiếu Nghĩa Hoàng Hậu)
38 fils et 4 filles
Túc tông Hiêu ninh Hoàng đế
Nguyen Phuc Tuc/Tru Nguyễn Phúc Tức/Trú
ou Nguyễn Phúc Thụ
(14/01/1697-07/06/1738)
Chúa Ninh 寧主
Đỉnh quốc công 鼎國公
(1725-1738)

mère : Tống Thị Được
(Hiển Tông Hiếu Minh Hoàng Hậu)

3 fils et 6 filles

Thế tôn Hiếu võ hoàng đế
世宗孝武皇帝
Nguyen Phuc Khoat Nguyễn Phúc Khoát
(26/09/1714-07/07/1765)
Võ vương 武王 (1738 1765)
Hiếu quận công 曉郡公
(1738-1765)

mère : Trường Thị Thư
(Túc Tông Hiếu Ninh Hoàng Hậu)
18 fils et 12 filles
Nguyen Phuc Nghiem Nguyễn Phúc Nghiễm
Nguyen Phuc Luan Nguyễn Phúc Luân
ou Nguyễn Phúc Côn
second fils de Nguyen Phuc Khoat Nguyễn Phúc Khoát

avec Trương Thị Dung
(Thế Tông Hiếu Vũ Hoàng Hậu)

(11/06/1733-1765)

emprisonné, empoisonné en faveur de Nguyen Phuc Thuan Nguyễn Phúc Thuần
Nguyen Phuc Hieu Nguyễn Phúc Hiêu
9ème fils de Nguyen Phuc Khoat Nguyễn Phúc Khoát
Diêu tông Hiêu dinh Hoàng đế
Nguyen Phuc Thuan Nguyễn Phúc Thuần
16ème fils de Nguyen Phuc Nghiem Nguyễn Phúc Nghiễm
(1753-18/10/1777)
Định Vương 定王 ou Han Vương ou Huệ Vương 惠王 (1765 1776) Thái Thượng Vương (1776)  上王

chassé par les Tây Son laisse le trône à Nguyen Phuc Duong Nguyễn Phúc Dương capturé et exécuté
Nguyen Phuc Duong Nguyễn Phúc Dương
fils de Nguyen Phuc Hieu Nguyễn Phúc Hiêu
(-1777)
Tân Chính Vương
(1776-1777)

se rend et est exécuté
Đức Thế Tổ Cao Hoàng đế
Nguyễn Ánh 阮映

autres images
3ème fils de Nguyen Phuc Luan Nguyễn Phúc Luân

avec Nguyễn Thị Hoàn
(Hưng Tổ Hiếu Khang Hoàng Hậu)

(08/12/1762-03/02/1820)
Cảnh Hưng 景興
(1788-31/05/1802)
Gia Long
(01/06/1802-1820)

2 épouses
13 princes et 18 princesses

autres images
Nguyên-Phuoc-Canh
ainé de Gia Long
(1779-21/03/1801)

2 princes décédés vers la date d’accession au trone de Minh Mang Minh Mạng
Đức Thánh Tổ Nhân Hoàng đế
Nguyễn Phước Đảm

autres images
4ème fils de Gia Long

avec Trần thị Đang
(Thuận Thiên Cao Hoàng Hậu)

(25/05/1791-21/01/1841)
Minh Mang Minh Mạng
(1820-11/01/1841)

Reine Hô-Thi-Hoa
78 princes et 64 princesses
Đức Hiến Tổ Chương Hoàng đế
Miên Tông
ainé de Minh Mang Minh Mạng
(16/06/1807-04/10/1847)
Thieu Tri Thiệu Trị
(11/05/1841-04/10/1847)

Reine Pham-Hai-Hang
29 princes et 35 princesses
Thọ Xuân Vương
hoàng đế Miên Định
(06/7/1810-10/10/1877)

3ème fils de Minh Mang Minh Mạng

78 princes et 66 princesses
An Thành
Miên Lich
(-1920)

6ème fils de Minh Mang Minh Mạng
régent
(05/09/1907-10/05/1916)
Miên Miêu (Miên Cầu)
Trấn Định Quận công Trấn Ðịnh
56ème fils de Minh Mang Minh Mạng
(1831-1865)
Hường Y
4ème fils de Thieu Tri Thiệu Trị
(1883/1877)
Thái-Thạnh-Vương
Đức Dực Tôn Anh Hoàng đế
Nguyễn Phước Hường Nhậm

img/ham_nghi7.jpg

second fils de Thieu Tri Thiệu Trị

(22/09/1829-19/07/1883)
Tu Duc Tự Đức(10/11/1847-19/07/1883)

sans postérité
adoption de Ưng-Chân, Ưng-Kỳ etƯng Đăng
Hường Hôi ou Cai
26ème fils de Thieu Tri Thiệu Trị
(13/12/1849-15/05/1876)
Kiến Thái Vương
Văn Lãng quận Vương
Hường Dật

27ème fils de Thieu Tri Thiệu Trị
(01/11/1847-29/11/1883)
Hiep Hoa Hiệp Hòa
(30/07/1883-29/11/1883)

déposé puis suicidé
Đức Cưng Tôn Huệ Hoàng đế
Ưng-Chân
fils de Hường Y
(23/02/1852-24/10/1884)
Duc Duc Dục Đức

11 princes et 8 princesses
déposé le 23/07/1883 avant son intronisation
mort de faim
Đức Cảnh Tôn Thuần Hoàng đế
Ưng-Kỳ

autres images
ainé de Hường Hôi
(19/02/1864-28/01/1889)
Dong Khang Đồng Khánh
(14/09/1885-28/01/1889)

2 reines
6 princes et 3 princesses
Đức Giản Tôn Nghị Hoàng đế
Ưng Đăng
3ème fils de Hường Hôi
(12/02/1869-31/07/1884)Kien Phuoc Kiên Phước
(30/11/1883-31/07/1884)
Hiên Tô Chuong Hoàng đế
Ưng Lịch

4ème fils de Hường Hôi
(03/08/1871-04/01/1943)
Hàm Nghi
(02/08/1884-05/07/1885)

exilé en Algérie
Bửu-Lân
Thành Thái
autres images
ainé de Duc Duc Dục Đức
(14/03/1879-09/03/1955)
Thành Thái
(01/02/1889-03/09/1907)

16 princes et ? princesses
déposé, interné, abdiqué
Đức Hoằng Tôn Tuyên Hoàng đế
Bửu Đảo
autres images
fils de Dong Khang Đồng Khánh
(02/10/1885-06/11/1925)
Khai Dinh Khải Định
(17/05/1916-06/11/1925)

Reines Hoang-Thi-Cuc (mère de Vinh-Thuy) et Hô-Thi-Chi
Vĩnh San

autres images
2ème fils Thành Thái
(19/08/1899-26/12/1945)
Duy Tân
(05/09/1907-10/05/1916)

5 garçons et 5 filles
déchu, exilé à la Réunion
Quoc Truong Bào Dai
Vĩnh Thụy

1926 : le jour de son couronnement

autres images
fils de Khai Dinh Khải Định
(21/10/1913-31/07/1997)
Bảo Đại
(08/01/1926-25/08/1945)
chef de l’état du Vietnam
(1949-06/1955)

2 princes et 3 princesses
Bảo Long

7 mars 1937 : investiture

autres images
fils ainé de Bảo Đại
(04/01/1936)

// //

Lịch sử Việt Nam – Chín chúa, mười ba vua. Chương 1: Chúa Tiên!


Thật lòng mà nói, tui thuộc lòng lịch sử Trung Quốc mặc dù tôi chưa hề nghiên cứu qua. Tất cả là do từ những năm 80, Sàigòn ta ghiền phim bộ Hồng Kông, nhà nhà có đầu máy, người người thuê băng….Và tôi vẫn đau đáu một niềm da diết là do dù mài thủng đít quần tại ghế nhà trường gần 18 năm và điểm lịch sử thường trên 8,5 nhưng tui vẫn không sao nhớ được lịch sử Việt Nam qua từng thời đại ….một cách tự nguyện…Sợ rằng con gái cũng sẽ trải qua nổi lòng như của mẹ, nên tui quyết tâm làm một bảng tổng thể lịch sử Việt Nam chi tiết nhất trong khả năng có thể…. để sau này nếu phải học qua, Ruby cũng có tư liệu để mà nghiên cứu.


Sơ Lược Bối Cảnh Lịch Sử

Nam Triều, Bắc Triều (1527-1592)

Nhà Lê truyền từ Lê Thái Tổ (1428-1433) đến Lê Cung Hoàng (1524-1527), được 10 đời vua kéo dài 99 năm, thì bị Mạc Đăng Dung chiếm ngôi. Năm 1527 Mạc Đăng Dung giết vua Cung Hoàng và bắt các quan trong triều thảo chiếu truyền ngôi cho nhà Mạc.
Họ Mạc làm vua từ năm 1527 đến năm 1592 (đời vua Mạc Mậu Hợp) truyền được 5 đời trong 65 năm thì phải rút về Cao Bằng, nhờ Nhả Minh can thiệp để tiếp tục hùng cứ ở vùng đất biên giới Hoa Việt (Cao Bằng), đến năm 1667 mới dứt hẳn. Sử gọi nhà Mạc là Bắc Triều
Họ Nguyễn (Nguyễn Kim) và họ Trịnh (Trịnh Kiểm) giúp nhà Lê Trung Hưng (còn gọi là nhà Hậu Lê) ở vùng Thanh Hóa, lập con út vua Chiêu Tông lên làm vua, tức Lê Trang Tông (1533-1548), truyền được thêm 17 đời, đến Lê Chiêu Thống (1787-1788) mới chấm dứt. Như vậy, tổng công trước sau nhà Lê truyền được 354 năm, với 27 đời vua (6 năm không có vua Lê, từ 1527 đến 1533 là thời gian Mạc Đăng Dung mới chiếm ngôi). Sử gọi nhà Lê Trung Hưng giai đoạn đánh nhau với họ Mạc là Nam Triều.

Chín Chúa

1. Chúa Nguyễn Hoàng còn gọi là Chúa Tiên (1558-1613)

Tiên vương (còn gọi là chúa Tiên) Nguyễn Hoàng là con trai thứ hai của An Thành Hầu Nguyễn Kim và bà Nguyễn Thị Mai. Sinh ngày 10 tháng 8 năm Ất dậu (28-8-1525). ông sinh ra ở Thanh Hóa khi nhà Hậu Lê chạy loạn về đây. Sau khi nhà Mạc cướp ngôi nhà Lê. Tướng Nguyễn Kim của nhà Lê chạy vào Thanh Hóa. Sau đó Nguyễn Kim đón con của Lê Chiêu Tông là Lê Duy Ninh từ bên Lào về lập làm vua (Lê Trang Tông -1533). Với sự kiện này, nước Đại Việt mở ra thời kì Nam – Bắc triều, lắm vua nhiều chúa, chiến tranh liên miên gần 300 năm mới thống nhất.

Năm Ất tỵ (1545) Nguyễn Kim mất, lúc ngài 21 tuổi.
Khi ấy toàn bộ binh quyền của Nam triều rơi vào tay Trịnh Kiểm (con rể Nguyễn Kim). Để toàn tâm toàn ý phò vua Lê (Nam triều) chống lại nhà Mạc (Bắc triều), Trịnh Kiểm phải ra tay trừ hậu họa nội bộ. Nguyễn Uông (anh của Nguyễn Hoàng) bị giết. Nguyễn Hoàng sợ vạ lây, nhưng không nghĩ ra cách gì bèn sai người đem vàng bạc làm lễ vật biếu quan nhà Mạc đã hưu trí là Trình quốc Công Nguyễn Bỉnh Khiêm để hỏi kế giữ thân. Trình Quốc Công lấy giấy bút viết 8 chữ giao cho người tâm phúc của Nguyễn Hoàng đem về. Đoan Quận Công Nguyễn Hoàng mở thư đọc, thấy 8 chữ “Hoành sơn nhất đái, vạn đại dung thân” (Hoành sơn một giải, dung thân muôn đời).

Nguyễn Bỉnh Khiêm

Hiểu được ý nghĩa của lời chỉ bảo, Nguyễn Hoàng cầu cứu với chị là Ngọc Bảo, xin Trịnh Kiểm cho vào trấn phía Nam.

Năm Mậu Ngọ (1558) đời vua Anh Tông, Trịnh Kiểm mới thuận, tâu vua cho Nguyễn Hoàng vào trấn đất Thuận Hóa. Bấy giờ những người họ hàng ở huyện Tống Sơn cùng quân lính ở đất Thanh Nghệ nhiều người đưa cả vợ con đi theo, khoảng một ngàn quân sĩ. Đầu tiên Nguyễn Hoàng vào đóng ở xã ái Tử thuộc huyện Đăng Xương, tỉnh Quảng Trị và bắt đầu thu phục nhân tâm, rộng ban ơn đức, anh hùng hào kiệt hấp nơi kéo nhau về giúp. Họ Nguyễn bắt đầu khởi nghiệp và bành trướng ở xứ Đàng Trong.


Đất Thuận Hóa – Huế xưa

Năm Canh ngọ (1570), ngài dời đô qua làng Trà Bát cũng thuộc huyện Vũ Xương. Năm này ngài được phong làm Tổng trấn Tướng quân kiêm lãnh hai xứ Thuận – Quảng.

Năm Nhâm ngọ (1572), tướng Mạc là Lập Bạo đem quânvào đánh Thuận Hóa bị ngài đánh bại giết chết.

Năm Quí dậu (1573), vua Lê Thế Tông lên ngôi, sai sứ đem sắc tấn phong ngài chứa Thái Phó.

Mươì năm trấn nhậm với chính sách rộng rãi, quân lệnh nghiêm trang nên nhân dân được an cư lạc nghiệp. Chợ không bán hai giá, người không có trộm cướp, đêm ngủ không phải đóng cửa. Thuyền buôn ngoại quốc đến buôn bán đông đúc. Xứ Thuận – Quảng trở thành nơi đô hội lớn.

Năm Quý tỵ (1593), Trịnh Tùng dẹp nhà Mạc, rước vua Lê trở về Đông đô, ngài đem quânra yết kiến được vua phong chức trung quân Đô đốc phủ, Tả Đô đốc chưởng phủ sự, Thái úy Đoan Quốc Công. Ngài ở Đông đô 8 năm, thường đem quân đi đánh dẹp tàn quân nhà Mạc, đánh đâu thắng đó.

Năm Ất mùi (1595), ngài được cử làm Đề diệu khoa thi Tiến sĩ.

Năm Kỷ hợi (1599), vua Lê Thế Tông băng, vua Kính Tông lên ngôi, tấn phong ngài làm Hữu tướng.

Ngài ở Đông đô lập nhiều công, Trịnh Tùng không cho ngài trở về Thuận Hóa vì sợ “Thả hổ về rừng”.

Năm Canh tỵ (1600), ngài lập kế đi đánh Phan Ngạn, Bùi Văn Khuê rồi đem tướng sĩ, binh thuyền theo đường biển về Thuận Hóa. Ngài dời dinh sang phía đông Ái Tử gọi là dinh Cát. Muốn Chúa Trịnh khỏi nghi ngờ, ngài để một người con là Nguyễn Hải và một cháu là Nguyễn Hắc ở lại làm con tin và về sau gả con là Ngọc Tú cho Trịnh Tráng, con cả của Trịnh Tùng. Vua Lê và Chúa Trịnh sai sứ vào phủ dụ.

Năm Nhâm dần (1611), quân Chiêm xâm lấn bờ cõi, ngài đem quân đánh dẹp, lấy vùng đất biên giới lập thành phủ Phú Yên.

Năm Tân sửu (1601), ngài cho xây chùa Thiên Mụ

Năm Quý sửu (1613), ngày mồng 3 tháng 6 (20-7), ngài yếu, cho triệu Thế tử và Thân thần đến trước ngự sàng bảo rằng: ” Ta với các ông cùng nhau cam khổ đã lâu, muốn dựng nên nghiệp lớn. Nay ta để gánh nặng lại cho con ta, các ông vui lòng giúp đỡ cho nên công nghiệp.” Rồi ngài dặng Thế tử: ” Làm con phải hiếu, làm tôi phải trung, anh em phải thương yêu nhau. Con mà giữ được lời dặn đó thì ta không ân hận gì.” Ngài lại nói: “Đất
Thuận – Quảng, Bắc có Hoành sơn và sông Gianh hiểm trở, Nam có núi Hải Vân và núi Thạch Bi bền vững. Núi sẵn vàng, sắt; biển sẵn cá, muối thật là đất dụng võ của người anh hùng. Nếu biết dạy dân, luyện binh chống với họ Trịnh thì đủ xây dựng cơ nghiệp muôn đời. vì bằng thế lực không thể địch được thì cố giữ đất đai chờ cơ hội, đừng bỏ qua lời dặn của ta.” Dặn dò xong ngài băng, ở ngôi 56 năm, thọ 89 tuổi.

Vợ, con chúa Nguyễn Hoàng

Chiếu theo gia phả nhà Nguyễn, thì ông Nguyễn Hoàng có mười người con trai, song mười người ấy không phải cùng một mẹ sinh ra.

Hoàng tử Hoàng nữ
1. Nguyễn Hà 1. Nguyễn Phúc Ngọc Tiên
2. Nguyễn Hán 2. Nguyễn Phúc Ngọc Tú
3. Nguyễn Thành
4. Nguyễn Diễn
5. Nguyễn Hải
6. Nguyễn Phúc Nguyên
7. Nguyễn Phúc Hiệp
8. Nguyễn Phúc Trạch
9. Nguyễn Phúc Dương
10. Nguyễn Phúc Khê

Chúng ta có thể biết rõ tính danh và tung tích cả mười người con trai ấy, song về những người mẹ của họ thì gia phả chỉ kể sơ lược tiểu sử bà được phong là Hoàng Hậu, và chỉ nói sơ qua tước hiệu những bà mẹ của những hoàng tử nào có địa vị đặc biệt mà thôi, còn những hoàng tử khác sinh bởi mẹ nào không nói rõ.

Người con cả là Nguyễn Hà, sinh bởi bà vợ cả; Nguyễn Hà không được nối nghiệp cha, nên mẹ, tuy là vợ cả, không được phong làm Hoàng Hậu. Gia phả chỉ ghi tước hiệu bà là “Đoan Quốc Thái phu nhân”.

Con thứ hai, Hán; thứ ba, Thành; thứ tư, Diễn; thứ năm, Hải; gia phả không cho biết sinh bởi mẹ nào.

Con thứ sáu, Nguyên, được chọn kế vị ông Nguyễn Hoàng, đương thời gọi là Sãi Vương sau được truy tôn là Hy Tôn Hiếu Văn Hoàng Đế. Vì vậy, mẹ là vợ thứ, lại được cất lên bậc Hoàng Hậu. Bà quê ở Thanh Hóa, cũng họ Nguyễn, song không rõ tên cha mẹ là gì. Chết ngày 16 tháng 5, năm nào không rõ. Vua Gia Long phong tước là “Từ Lương Quang Thục Minh Đức Y Cung Gia Dũ Hoàng Hậu”

Con thứ bảy, thứ tám là Hiệp, Trạch, làm nguỵ, gia phả không hề nói đến mẹ.

Con thứ chín là Dương, “sinh bởi một mẹ không rõ lai lịch”.

Sau cùng, con thứ mười là Khê, lại được gia phả ghi rõ tên mẹ: “Minh Đức Vương thái phi”.

Tóm lại trong các người vợ của ông Nguyễn Hoàng, người ta chỉ biết tên ba bà thôi, hay nói cho đúng, chỉ biết tước hiệu do vua Gia Long truy tặng cho các bà. Xét theo thứ bậc quan hệ thì phải kể như sau:

Quan trọng hơn cả là Gia Dũ Hoàng Hậu. Tước đầy đủ là Từ Lương Quang Thục Minh Đức Y Cung Gia Dũ Hoàng Hậu. Thứ đến Minh Đức Vương thái phi: bà này tuy là vợ chót, nhưng lại được truy tặng là bậc đứng đầu hàng “phi”, vì con là Hoàng tử Khê có công lớn với triều đình. Cả hai bà này tước rất trọng, đều được tước hiệu là “Minh Đức” chỉ khác nhau về thứ bậc “Hoàng Hậu” và “Vương Phi”. Sau cùng mới đến bà vợ cả, tước hiệu rất thường: Đoan Quốc Công Thái Phu Nhân.

“Hoàng Hậu” và “Vương Phi” là tiếng chỉ vợ chính và vợ lẽ của bậc vua chúa. Còn tiếng “Phu Nhân” để chỉ vợ quan hay dân có ít nhiều địa vị. Như vậy, Đoan Quốc Công Thái phu nhân, chỉ có nghĩa là vợ ông Đoan Quốc Công, tức là tước hiệu thường của Nguyễn Hoàng, khi chưa được truy tặng vương quyền.

(còn tiếp)

CHƯƠNG 1: CHÚA NGUYỄN HOÀNG, BÀ MINH ĐỨC VÀ HOÀNG TỬ KHÊ
Chúa Nguyễn Hoàng

Ông Nguyễn Hoàng là con thứ hai ông Nguyễn Kim, triệu tổ nhà Nguyễn, sinh năm 1525 tại đất Thanh Hóa. Lớn lên ông cùng hợp lực với cha và anh là Nguyễn Uông gây dựng lại cơ đồ nhà Lê, lập nhiều chiến công, được phong là Đoan Quốc Công.

Sau khi cha chết và anh bị hại vì tay người anh rể là Trịnh Kiểm, binh quyền hống hách, ông muốn xa lánh triều đình, nên nhờ chị nói với anh rể cho vào trấn đất Thuận Hóa, từ năm 1558. Năm 1593, vua Lê Thế Tôn dứt được nhà Mạc dời đô từ An Trường về Thăng Long. Nhân dịp ấy, ông ra chầu vua, và ở lại kinh đô luôn tám năm. Từ năm 1600 ông lại vào ở hẳn đất Thuận Hóa, dựng cơ sở đầu tiên cho Triều Nguyễn.

Ông chết năm 1613, thọ 89 tuổi. Người đương thời gọi ông là “Chúa Tiên” hay Tiên Vương. Đến khi vua Gia Long thống nhất sơn hà, sắc phong ông là “Thái Tổ Gia Dũ Hoàng Đế”.

Vợ, con chúa Nguyễn Hoàng

Chiếu theo gia phả nhà Nguyễn, thì ông Nguyễn Hoàng có mười người con trai, song mười người ấy không phải cùng một mẹ sinh ra. Gia phả không ghi chép hàng con gái.

Chúng ta có thể biết rõ tính danh và tung tích cả mười người con trai ấy, song về những người mẹ của họ thì gia phả chỉ kể sơ lược tiểu sử bà được phong là Hoàng Hậu, và chỉ nói sơ qua tước hiệu những bà mẹ của những hoàng tử nào có địa vị đặc biệt mà thôi, còn những hoàng tử khác sinh bởi mẹ nào không nói rõ.

Người con cả là Nguyễn Hà, sinh bởi bà vợ cả; Nguyễn Hà không được nối nghiệp cha, nên mẹ, tuy là vợ cả, không được phong làm Hoàng Hậu. Gia phả chỉ ghi tước hiệu bà là “Đoan Quốc Thái phu nhân”.

Con thứ hai, Hán; thứ ba, Thành; thứ tư, Diễn; thứ năm, Hải; gia phả không cho biết sinh bởi mẹ nào.

Con thứ sáu, Nguyên, được chọn kế vị ông Nguyễn Hoàng, đương thời gọi là Sãi Vương sau được truy tôn là Hy Tôn Hiếu Văn Hoàng Đế. Vì vậy, mẹ là vợ thứ, lại được cất lên bậc Hoàng Hậu. Bà quê ở Thanh Hóa, cũng họ Nguyễn, song không rõ tên cha mẹ là gì. Chết ngày 16 tháng 5, năm nào không rõ. Vua Gia Long phong tước là “Từ Lương Quang Thục Minh Đức Y Cung Gia Dũ Hoàng Hậu”

Con thứ bảy, thứ tám là Hiệp, Trạch, làm nguỵ, gia phả không hề nói đến mẹ.

Con thứ chín là Dương, “sinh bởi một mẹ không rõ lai lịch”.

Sau cùng, con thứ mười là Khè, lại được gia phả ghi rõ tên mẹ: “Minh Đức Vương thái phi”.

Tóm lại trong các người vợ của ông Nguyễn Hoàng, người ta chỉ biết tên ba bà thôi, hay nói cho đúng, chỉ biết tước hiệu do vua Gia Long truy tặng cho các bà. Xét theo thứ bậc quan hệ thì phải kể như sau:

Quan trọng hơn cả là Gia Dũ Hoàng Hậu. Tước đầy đủ là Từ Lương Quang Thục Minh Đức Y Cung Gia Dũ Hoàng Hậu. Thứ đến Minh Đức Vương thái phi: bà này tuy là vợ chót, nhưng lại được truy tặng là bậc đứng đầu hàng “phi”, vì con là Hoàng tử Khê có công lớn với triều đình. Cả hai bà này tước rất trọng, đều được tước hiệu là “Minh Đức” chỉ khác nhau về thứ bậc “Hoàng Hậu” và “Vương Phi”. Sau cùng mới đến bà vợ cả, tước hiệu rất thường: Đoan Quốc Công Thái Phu Nhân.

“Hoàng Hậu” và “Vương Phi” là tiếng chỉ vợ chính và vợ lẽ của bậc vua chúa. Còn tiếng “Phu Nhân” để chỉ vợ quan hay dân có ít nhiều địa vị. Như vậy, Đoan Quốc Công Thái phu nhân, chỉ có nghĩa là vợ ông Đoan Quốc Công, tức là tước hiệu thường của Nguyễn Hoàng, khi chưa được truy tặng vương quyền.

Bà Thái phi Minh Đức

Nguồn sử liệu của ta chỉ cho biết vài chi tiết sơ lược như trên về vợ con chúa Nguyễn Hoàng. Nếu chúng ta biết thêm gì về bà Minh Đức, ấy là nhờ nguồn sử liệu của các nhà truyền giáo đương thời.

Trong các cuốn ký sự về việc truyền giáo xứ ta hồi ấy, các nhà truyền giáo đã nói rất nhiều đến bà, với tên thánh là Maria, hoặc đầy đủ hơn: Maria Mađalêna. Nhờ các tác giả ấy tả rõ mối liên hệ của bà với các chúa đương thời, nên có thể đem các tài liệu ra đối chiếu, suy luận, mà nhận rõ được bà là Minh Đức Vương Thái phi.

Chính cha Cadière giáo sị địa phận Huế, một nhà sử học nổi tiếng, sau nhiều năm tìm tòi và nghiên cứu tài liệu tại các thư viện trong nước và ngoại quốc, là người đầu tiên đưa ra quyết luận trên đây và cho là một sự thực lịch sử không thể sai lầm. (1)

Khảo sát và đối chiếu các tài liệu, người ta có thể biết bà Minh Đức sinh vào khoảng năm 1568. Quả thực, cha Đắc Lộ khi kể các việc xảy ra năm 1644-1645, có cho biết, hồi ấy bà đã “ngoài bảy mươi sáu tuổi” (2). Ta hãy kể như bà thọ chẵn 76 tuổi vào năm 1644, thì biết bà sinh năm 1568. Bà dòng dõi nào, nguyên quán đâu, ta không rõ. Chỉ biết rằng, theo gia phả nhà Nguyễn, ông Nguyễn Phúc Khê, con út ông Nguyễn Hoàng, do mẹ là Minh Đức Vương Thái Phi, sinh ra ngày 19 tháng 2 năm 1589, tức là trong thời kỳ ông Nguyễn Hoàng đóng ở Thuận Hóa lần thứ nhất (1558-1593).

Như vậy, lúc sinh ông Hoàng Khê, bà Minh Đức mới 21 tuổi, ông Nguyễn Hoàng 64 tuổi, và hai ông bà làm bạn với nhau chắc chỉ mới một vài năm trước, nghĩa là lúc bà Minh Đức vừa đến độ thanh xuân. Sự chênh lệch này không đáng ngạc nhiên, vì ở thời trước, nhất là trong giới quý phái, khi một người đã có tuổi mà lấy vợ lẽ, thường cưới một thiếu nữ trẻ tuổi. Đàng khác, ta sẽ thấy bà Minh Đức chẳng những sống hết đời chúa Nguyễn Hoàng và chúa Sãi, mà còn qua đời chúa Thượng, đến đầu đời chúa Hiền là chắt nội ông Nguyễn Hoàng nữa. Theo các tài liệu sẽ dẫn chứng sau này, bà Minh Đức chết vào khoảng cuối năm 1648 hay đầu năm 1649. Như vậy, bà thọ ngoài 80 tuổi.(3)

Ông Hoàng Khê

Muốn hiểu rõ vai tuồng lịch sử của bà Minh Đức, cần phải hiểu rõ địa vị và công nghiệp của Hoàng tử Khê, con bà, trong triều Nguyễn Phúc buổi đầu.

Tinh thông võ bị và mưu trí hơn người, ông được chúa Tiên bổ nhiệm chức chưởng cơ. Khi chúa Nguyễn Hoàng chết, và anh ông là Sãi Vương lên nối nghiệp (1613), Hoàng tử Khê mới 25 tuổi.

Năm Bính Dần 1629, đời Sãi Vương, ông thăng tới chức Tổng trấn, với tước Tường Quận công. Năm 1635, Sãi Vương chết, con là Công Thượng Vương lên thay. Hoàng tử Khê với tư cách Hoàng thúc, được uỷ nhiệm tu chỉnh nền hành chính trong xứ, và phụ giúp tân vương mọi việc. Ông có công đánh dẹp được đám loạn quân do Hoàng tử An, em Công Thượng Vương cầm đầu, đựơc chúa Thượng trọng thưởng.

Ông chết năm Bính Tuất 1646, thọ 58 tuổi, đã từng giúp việc triều chính 40 năm, dưới 3 đời vua, tài cao đức lớn, ai cũng cảm phục. Được suy tôn Thượng trụ Quốc tổng trấn Quận công. Chôn tại làng Hiền sĩ, tỉnh Thừa Thiên, có đền thờ ở làng Nam Phổ, và được thờ tại Thái Miếu.

Vua Minh Mạng, truy phong cho ông tước Nghĩa Hưng Quận Vương, ngụ ý khen ông là bậc công thần đã tận tâm trung thành với các tiên đế lúc khai sáng sự nghiệp.

Quả thực, ông đã chứng tỏ là một bậc trung thần hiếm có. Hồi ấy cơ sở nhà Nguyễn chưa củng cố, mỗi khi có sự thay đổi ngôi thứ, làm nảy ra bao nhiêu tham vọng chiếm đoạt, như việc Hoàng tử Hiệp, Trạch, Anh lần lượt dấy loạn. Phần ông, nếu ông có tham vọng ấy, ông có thể may mắn thành công hơn nhiều, nhất là khi Sãi Vương chết, Công Thượng Vương lên kế vị rất yếu thế, mà ông thì có ảnh hưởng lớn. Song ông không hề có tham vọng chiếm đoạt chính quyền.

Khi Sãi Vương gần tắt thở, gọi ông đến bên giường bệnh, gởi gắm con mình là Công Thượng Vương và nhờ cậy giúp đỡ tân vương, ông long trọng hứa hết lòng tận tuỵ. Và cả đời, ông trọn vẹn với lời hứa. Chính ông đã dẹp được Hoàng tử Anh để bảo vệ tân vương. Và chính ông giúp tân vương chỉnh đốn việc cai trị.

Tất cả sự nghiệp ấy, ông đều lập được dưới con mắt chứng kiến – và có lẽ với ảnh hưởng của một bà từ mẫu: Minh Đức Vương thái phi (Bà Minh Đức sống lâu hơn ông hai năm).

Xem thế đủ rõ, trong triều các chúa đầu nhà Nguyễn, bà Minh Đức Vương thái phi có một địa vị và một uy thế rất lớn.

Mà bà lớn ấy là một người Công giáo gương mẫu.

Chú thích

(1) Xem bài: “Une princesse chrétiene à la Cour des premiers Nguyễn: Madame Marie” của L.Cadière, trong “Bulletin des Amis du Vieux Huế”, tập 2 năm 1939. Và bài: “Chú thích J; về bà Maria” cũng của tác giả, trong “Lịch sử Đạo Thiên Chúa ở Việt Nam”, Đại Việt, Huế 1944.

(2) Còn tại liệu và chú thích trang 64 sau đây.

(3) Cha Cadière cũng công nhận “năm 1644, bà Minh Đức đã có hơn 76 tuổi”, nhưng đến khi tính năm sinh của bà, cha lại coi bà thọ hơn 76 tuổi vào năm 1648-1649 là năm bà chết, và tính từ đó ngược lại, thành ra năm sinh vào khoảng 1573-1574 hoặc sớm hơn một vài năm nữa, tức là trong khoảng 1570-1574. Theo cách này thì bà sinh ông Hoàng Khê vào khoảng 18 tuổi mà thôi. Chúng tôi không đồng ý về cách tính này, vì nếu năm 1644 bà Minh Đức đã có hơn 76 tuổi, thì đến năm 1648-1649 bà phải thọ ngoài 80 tuổi mới phải; và như vậy bà phải sinh vào khoảng năm 1568, như chúng tôi đã nói ở trên.

Tác giả Phạm Đình Khiêm

“Kim liên tam thốn” – Gót sen ba tấc


Sẵn đang đọc 1 topic cực hay về các phụ nữ hoàng cung xưa, mọi người nhắc đến tục bó chân của phụ nữ Trung Hoa xưa. Tập tục này khi tui 18t đã đọc tác phẩm “Gió đông Gió tây” của Pearl Buck và “Kim liên tam thốn” của Phùng Ký Tài trong tủ sách của ba. Theo truyện này thì những người nào bó chân càng nhỏ thì càng danh giá, có một bà thiếp của bố nhân vật chính phải có người dìu đi vì bà béo quá và chân nhỏ quá. Lúc đó chỉ đọc cách thức bó chân đã thấy kinh hoàng, giờ nhìn những bàn chân bị bó thì thật là kinh dị, không thể tưởng tượng nổi vì đẹp mà người phụ nữ có thể chịu được đau đớn đến thế…

Thời đó, nếu một người phụ nữ nào có đôi chân chỉ cần hơi hơi to thôi(cỡ bằng 2/3 của các bạn nữ nhà mình bây giờ) là đã được ví “bè bè như chân con vịt”, hoặc một câu mà người Tàu cổ rất tâm đắc là: “Chân gì mà to như người Giao Chỉ (Giao Chỉ là danh từ người Tầu cổ gọi nước Việt Nam ta)”.

Đọc đến đây có lẽ nhiều bạn nghĩ rằng, sau nhiều năm bó chân khổ cực, chân của các cô gái Tầu phải nhỏ, mềm mại và đẹp như chân em bé?

Đáng tiếc là sự thật lại không được ngọt ngào đến như vậy. Đôi chân của các cô gái Khựa cổ sau nhiều năm bó chặt đã không còn hình dạng của một đôi chân con người. Nó trở nên biến dạng, quái dị đến mức mà chắc chắn là bất cứ ai nhìn thấy cũng phải vắt giò lên cổ mà chạy.

Nói vậy nhiều bạn lại cho rằng vô lý bởi vì sao bọn đàn ông Trung Quốc vẫn chịu được và vẫn thấy đẹp, vẫn tôn sùng đôi bàn chân nhỏ bé? Xin thưa rằng, ở nước Khựa cổ, hành động tháo vải quấn chân của một cô gái ra được xem là bệnh hoạn, đồi trụy và thậm chí còn bị xử phạt.

Cũng có nghĩa là, đôi bàn chân trần của cô gái, ngoài chính cô ta ra, thì chẳng ai được biết. Người ta chỉ nhìn hình dạng của đôi chân thông qua chiếc giầy hoặc lớp vải quấn chân.

Chỉ đọc sơ qua như vậy, nhiều bạn có thể vẫn cho rằng đôi chân đã bị bó của thiếu nữ Trung Hoa chắc chỉ bé hơn bình thường và hơi khác thường một chút? Nhưng nếu được tận mắt nhìn thấy những đôi chân kiểu này, tin rằng bạn đọc sẽ thấy kinh hoàng bởi vì hình dạng của chúng quá quái dị và khác thường.

Tục bó chân ở Trung Quốc: một cách làm đẹp kinh hoàng

Đời nhà Đường, một cung nữ với những vũ điệu tuyệt vời trên đôi chân nhỏ xinh bọc trong lụa gấm đã làm say lòng hàng trăm vị vương tôn công tử, ngay cả bậc quân vương. Lòng đố kỵ nổi lên, các cô gái sắc nước hương trời đua nhau tìm cách có bằng được “đôi bàn chân hoa huệ”.

Đôi giày hoa huệ

Truyền thuyết kể rằng, cách đây khoảng hơn ba nghìn năm, Trụ Vương đã cưới nàng công chúa Đắc Kỷ đẹp nhất thế gian. Nhưng nàng cũng là người gian ác nhất trên đời: đó là một con cáo thành tinh, hóa thành mỹ nhân được ma quỷ phái đến để phá hoại đất nước Trung Hoa.

Thân thể nàng chỗ nào cũng đẹp một cách hoàn mỹ, nhưng duy chỉ có đôi chân là của con cáo. Và để che đậy đôi bàn chân hồ ly đó, Đắc Kỷ đã phải dùng dải băng lụa dài để bó chúng lại.

Đến thế kỷ thứ 12 tục lệ này đã trở thành “mốt” phổ biến rộng rãi trong giới thượng lưu Trung Quốc, chỉ dành riêng cho kiều nữ thuộc các gia đình quyền quý vương giả.

Để “đôi chân hoa huệ” ngày càng nhỏ xinh và hoàn thiện, người ta lại càng ra sức căng chặt vải buộc chân cho thêm phần đau đớn. Để rồi đến cuối triều nhà Minh (1636-1911), nó chẳng khác gì một cuộc hành hình mà bất cứ cô gái mới lớn nào cũng đón nhận bằng thái độ vừa háo hức, vừa khiếp đảm.

Thời kỳ này, các bé gái lên 5-7 tuổi đã bắt đầu nghi lễ buộc chân. Bà và mẹ thường là những người đích tay buộc dải băng (dài 2,5 m, rộng 5cm ) vòng quanh chân cô con gái nhỏ, càng chặt thì càng có hy vọng kiếm tấm chồng cao sang quyền quý sau này. Ngón chân cái để nguyên bình thường trong khi 4 ngón chân còn lại bị ép cứng vào nhau, sao cho chỉ trong vòng 1 năm xương nát nhừ là “đạt chuẩn”.

Vài năm đầu, cơn đau nhức mỗi lúc sẽ tăng dần lên, thậm chí đau đớn phát ngất chứ đừng nói đi lại gì. Muốn di chuyển, kiều nữ bó chân chỉ còn cách trườn bò hoặc phải có người dìu đỡ, cách tốt nhất là cứ yên vị một chỗ cho xong. Gót chân chai cứng dần bởi trong suốt quá trình bó chân, các cô gái chỉ có thể đi đứng bằng gót chứ tuyệt nhiên không được động chạm tới gan bàn chân và 5 đầu ngón chân.

Sau nhiều năm vật vã “làm đẹp” như thế, cuối cùng xương bàn chân cũng cong lên giống như hình bông hoa huệ. Dải băng tuy không được tháo ra nhưng cảm giác đau cũng dần dần chai sạn. Đến lúc này, những cô gái chân hoa sen, hoa huệ có thể ngẩng cao đầu mà bước vào cuộc thi được tổ chức giữa các gia tộc quyền quý nhất.


Đối với một người phụ nữ, chân xấu hay đẹp sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hôn nhân sau này bởi thời kỳ đó  đàn ông ở tất cả mọi tầng lớp đều muốn tìm cô vợ có bàn chân nhỏ.

Lúc bấy giờ, chân cũng được trao giải, người ta căn cứ vào kích thước của bàn chân để phân chia đẹp xấu, sang hèn. Người ta phân ra thành gót sen vàng, gót sen bạc và gót sen sắt, theo kích thước của bàn chân thì phân chia ra thành ba tấc, bốn tấc, năm tấc. Gót sen vàng mà chúng ta thường nói đến là gót sen ba tấc.

Tuy nhiên, “kim liên tam thốn” cần phải được chăm sóc và cọ rửa cẩn thận mỗi ngày. Nếu móng chân mọc quá dài ăn sâu vào mu bàn chân có thể gây nhiễm trùng, thậm chí nếu băng quá chặt có thể xảy ra hiện tượng hoại tử và nhiễm trùng máu. Bàn chân bó sẽ đau đớn và “oặt oẹo” suốt đời. Hơn thế, nó lúc nào cũng phát ra mùi khó ngửi.

Chính quyền Trung Quốc hiện nay đã ra lệnh cấm tục bó chân, tuy nhiên đâu đó trên các tỉnh thành đất nước người ta vẫn thấy nhiều cụ bà cao tuổi dò dẫm đi lại với đôi chân cong cong bé xíu – di chứng của hủ tục một thời.


Diễm xưa của Lee Kirby!


Ngưỡng mộ khả năng hát nhạc Trịnh Công Sơn của người nước ngoài quá đi thôi, họ đã làm gì là làm đến nơi đến chốn, quả thật điều này người Việt Nam mình  nen học hỏi….

Ông giáo và tách cafe!


Một nhóm sinh viên giờ đã thành đạt trong công việc cùng nhau về thăm thầy giáo cũ. Cuộc nói chuyện nhanh chóng được chuyển sang những vấn đề trong cuộc sống và công việc…

Muốn mời những học trò cũ uống cà phê, ông giáo vào bếp và quay lại với rất nhiều cà phê đựng trong những chiếc cốc khác nhau: cái bằng sứ, cái bằng nhựa, cái bằng thuỷ tinh, cái bằng pha lê, một số trông rất đơn giản, số khác lại có vẻ đắt tiền, vài cái được chế tác rất tinh xảo…

Khi tất cả mọi người đều đã cầm cốc cà phê trong tay, ông giáo nhẹ nhàng lên tiếng: “Không biết các trò có chú ý không, nhưng những chiếc cốc trông đẹp đẽ, đắt tiền luôn được lựa chọn trước, để lại những cái trông đơn giản và rẻ tiền.

Mặc dù rất đơn giản và dễ hiểu khi các trò muồn điều tốt đẹp nhất cho bản thân nhưng đó cũng là nguồn gốc, nguyên nhân của mọi vấn đề căng thẳng của các trò.

Một điều chắc chắn rằng cái cốc không phải là thứ quyết định chất lượng của cà phê đựng bên trong. Một số trường hợp, nó chỉ đơn giản là cái vỏ đắt tiền hơn và một số khác thậm chí che giấu cái mà nó đang chứa đựng.

Điều các trò thực sự muốn là cà phê chứ không phải cái cốc, nhưng các trò vẫn có ý thức lựa chọn cái cốc tốt nhất. Sau đó các trò mới để mắt đến những cái cốc khác.

Cũng như vậy, cuộc sống của chúng ta là cà phê, công việc, tiền bạc và vị trí xã hội là những cái cốc. Chúng chẳng qua chỉ bao bọc lấy cuộc sống. Và loại cốc mà trò có không làm nên cũng như không thay đổi cuộc đời mà trò đang sống…”.

Đôi khi, chúng ta chỉ quan tâm đến cốc mà quên thưởng thức thứ cà phê ông trời đã ban tặng cho chúng ta. Người hạnh phúc nhất không phải là người có những thứ tốt nhất mà là người biết biến những thứ mình đang có thành thứ tốt nhất.

Câu chuyện về những ngón tay!


Một người đàn ông nọ đang chuẩn bị bước ra gara để ngắm chiếc xe hơi mới cáu cạnh của mình. Ông sửng sốt khi nhìn thấy đứa con trai 3 tuổi của mình đang cầm búa đập lên thành xe tạo thành những chỗ lõm một cách thích thú.

Ông vội vàng chạy đến, đạp đứa bé văng ra rồi dùng chính cái búa ấy đập nát nhũng ngón tay của đứa bé để trừng phạt nó. Khi người cha nguôi cơn giận, ông vội vàng đưa con trai của mình tới bệnh viện. Và mặc dầu bác sỹ đã hết sức cố gắng để chữa trị những cái xương đã dập nát, cuối cùng họ buộc phải cắt đi những ngón tay nhỏ bé đáng thương đó khỏi bàn tay của cậu bé.

Khi đứa bé tỉnh dậy sau ca phẫu thuật, nhìn thấy những vết thương trên mình, nó ngây thơ nói:

– Ba ơi, cho con xin lỗi vì chiếc xe. Đoạn nó hỏi – nhưng chừng nào thì những ngón tay của con sẽ mọc lại?

Người cha trở về nhà và trọn đời sống trong ân hận…

“Hãy nghĩ đến câu chuyện này mỗi khi bạn nhìn thấy ai đó làm đổ ly sữa trên bàn ăn hay là nghe tiếng em bé khóc. Hãy suy nghĩ trước khi bạn đánh mất sự bình tĩnh với những người thân thương. Xe hư có thể sửa lại được nhưng những lóng xương bị gãy và những cảm xúc bị tổn thương thì thường không thể nào hàn gắn lại được. Chúng ta thường không nhận ra sự khác biệt giữa một con người và thành tích của người đó. Mọi người đều phạm sai lầm. Chúng ta được phép phạm sai lầm nhưng những hành động chúng ta thực hiện trong cơn nóng giận sẽ ám ảnh chúng ta suốt đời.
Hãy chậm nóng giận và cân nhắc. Hãy suy nghĩ trước khi hành động. Hãy kiên nhẫn, thông cảm và yêu thương.”

Mẹo thi Giấy phép lái xe ôtô!


Sắp thi rồi nên phải tìm cho mình 1 số phao. Chứ không thì 300 câu học đến chừng nào mới thuộc được đây, hic hic…

Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích và mẹo thi Lý Thuyết và thi thực hành tui sưu tầm được:

Mẹo thi lý thuyết

(Thường là khi đi học trước khi thi chứng chỉ nghề thầy sẽ cho bạn 1 tờ giấy mẹo thi lý thuyết nhưng mình viết luôn dưới đây cho các pác ko có tham khảo )

1 . Có từ “đường bộ”: đ/án 2
2 . Đề có từ 3>4 đ/án: chọn đ/án “cả” hoặc “tất cả”. Trừ câu 3 “phần đường xe chạy” và câu 146 “cung cấp nhiên liệu cho động cơ xăng” chọn đ/án 1.
3 . Nồng độ cồn trong: máu 80 (đ/án 2); khí thở 40 (đ/án 1)
4 . Tuổi lái xe: đ/án 2.
5 . Đường cao tốc câu có 2 đáp án chọn đ/án 1.
6 .Quy định các phương tiện tham gia giao thông:
-Câu có từ”nguy hiểm”; “đặc biệt” chọn đ/án có từ “chính phủ”.
-Câu có từ”địa phương quản lý” chọn đ/án có từ “UBND Tỉnh”.
-Các câu còn lại chọn đ/án “Bộ giao thông”;”cơ quan quản lý GT”.
7 .Các đáp án có từ : “Tuyệt đối ko”;”Tuyệt đối cấm”;”Cấm”: Chọn
8 .Kéo xe mất hãm: “thanh nối cứng”.
9 .Cấm bóp còi từ” 22h>5h sáng hôm sau”; còi vang xa 100m đồng giọng; 65>115dB.
10 .Kinh doanh vận tải xe buýt: chọn đáp án dài hơn.
11 .Mục đích điều khiển trong hình số 3, 8: chọn đ/án1.
12 .Thể tích buồng cháy (Vc: đ/án1): Nắp máy>ĐCTrên
-Buồng công tác(Vh: đ/án2):Nắp máy > ĐC Dưới.
-Buồng làm việc(Vs: đ/án3): ĐC Trên> ĐC Dưới
13 .Độ rơ tay lái:-con (100:đ/án 1)
-khách>12 chỗ (200:đ/án 2)
-tải>1,5T (250:đ/án 3).
14 .Yêu cầu của hệ thống lái: đ/án 1.
15 .Công dụng hộp số: đ/án 1.
16 .Điều chỉnh đánh lửa “sớm sang muộn” chọn “cùng chiều” đ/án 1)
“muộn sang sớm” chọn “ngược chiều” đ/án 2).
17 .Gương chiếu hậu: nhìn sau 20m
18 .Bảng hiệu hướng đi phải theo 301i: chọn đ/án 3; trừ câu 206: “biển nào không cho phép rẽ phải” chọn đ/án 1.
19 .Câu sa hình có 4 xe: chọn đ/án 3; Trừ câu 300 đ/án 1.
20 .Có cảnh sát giao thông đứng: chọn đ/án 3.
21 .Quy tắt giải sa hình: nhất chớm-nhì ưu-tam đường-tứ hướng
-ưu: chữa cháy>công an; quân sự> cứu thương> Hộ đê, PC bão lụt> Cảnh sát dẫn đường> xe tang> Do thủ tướng CP quy định
-hướng:-ngã 3,4: bên phải không vướng
-vòng xuyến: nhường đường xe bên trong
22 .Cứ gặp câu hỏi cách đường ray bao nhiêu, thì là 5 mét
23 . Cắt ngang đoàn xe, đoàn người đi lại có tổ chức, bao gồm cả đoàn xe tang: cấm chỉ, do vậy cứ hễ gặp đoàn người đoàn xe là ôtômatích không có cắt ngang qua
24 .Chú ý, đề thi hay bẫy ở những chỗ hết sức “vớ vẩn”, như kiểu, ý 1: Biển 2, ý 2: Biển 3, ý 3: Biển 1, nhưng hấp tấp không chú ý là mất điểm
25. Biển cho phép quay đầu 409 và 410, chỉ cho quay đầu mà cấm rẽ trái, chú ý ở các câu 188, 189.

Câu hỏi sa hình: cứ 4 xe là chọn ý 3, trừ câu có chữ CA bên hông chọn ý 1
– Câu hỏi biển báo: câu hỏi biển tròn xanh, dài 1 dòng—>ý1, còn lại ý 3
– Cấm tải, kéo: ý cuối

Để trả lời các câu hỏi về sa hình, bạn nhớ các nguyên tắc về ưu tiên sau:
1 . Xe nào đã vào ngã tư thì xe đó có quyền ưu tiên đi trước cao nhất.
2 . Tiếp đó đến các xe ưu tiên. Trong các xe ưu tiên thì xe cứu hoả có ưu tiên xe quân sự, xe công an, xe cứu thương.
3 . Tiếp đó nếu cùng là xe ưu tiên hoặc cùng là xe không ưu tiên thì xét đến đường ưu tiên, tức là xe nào nằm trên đường ưu tiên thì có quyền đi trước.
4 . Xe nào không vướng xe khác ở bên phải có quyền đi trước, nhưng trong vòng xuyến thì phải nhường đường cho xe đến từ bên trái.
5 . Thứ tự ưu tiên tiếp theo: xe rẽ phải, xe đi thẳng, xe rẽ trái

Hướng dẫn chi tiết từng bài thi Sa Hình

Bài 1. Xuất phát

Yêu cầu của bài này là khi xuất phát phải bật đèn xi-nhan trái (với ý nghĩa là xe chuẩn bị đi ra làn đường bên ngoài, hoà vào dòng xe trên đường). Có chỗ yêu cầu phải tắt xi-nhan đúng lúc, để xi-nhan bật lâu quá trừ 5 điểm. Có chỗ yêu cầu trước khi xuất phát về đưa số về 0, khi cho lệnh xuất phát mới vào số 1 để đi.

Trước lúc xuất phát, khi mới lên xe, bạn cần kiểm tra lại ghế ngồi xem có phù hợp với người không, nếu cần thiết thì chỉnh xa vành tay lái hoặc gần lại để đạp hết được côn, phanh, ga. Kiểm tra hai gương sao cho nhìn thấy được điểm bánh xe sau tiếp xúc với mặt đường.

Khi có lệnh xuất phát, bạn vào số 1, nhả côn từ từ để xe đi. Khi đèn xanh trong xe tắt hoặc khi qua vạch xuất phát rồi thì tắt xi-nhan. Khi xe đã đi, bạn có thể nhả hết côn ra cho xe tự bò, không cần đặt chân vào bàn đạp ga. Nhưng theo tôi, bạn không nên nhả hết mà cứ đỡ côn ở mức một nửa để xe đi chậm, chuẩn bị vào bài 2.

Bài 2. Dừng xe nhường đường cho người đi bộ

Yêu cầu của bài này là dừng xe đúng chỗ trước vạch trắng và đường vằn dành cho người đi bộ. Đỗ già quá (chạm vào vạch trắng) hoặc non quá (quá xa vạch trắng) đều bị trừ 5 điểm. Các sân thi thường “giúp” học viên bằng cách đánh dấu sẵn bằng vạch đỏ trên vỉa ba-toa hoặc ngay trên mặt đường. Vạch đỏ trên vỉa ba-toa để chỉ khi vai người lái xe đến ngang vạch đó thì phải dừng. Còn với vạch đỏ trên mặt đường thì phải nhìn qua gương thấy bánh xe sau cách vạch đỏ chừng hơn gang tay là dừng. Hoặc người lái cũng có thể lấy cột biển báo hiệu người đi bộ trồng bên phải đường để làm cột mốc dừng cho mình.

Sau khi xuất phát, bạn để xe đi chậm. Càng vào đến bài thi càng chậm, để khi bạn thấy đúng vị trí thì chỉ cần ấn nhẹ phanh là xe đã dừng ngay và dừng nhẹ nhàng (không giật nẩy lên).

Dừng xe xong, bạn lại nhả côn cho xe đi tiếp luôn. Dừng lâu quá 30 giây sẽ bị trừ điểm.

3. Dừng xe, khởi hành trên dốc lên

Yêu cầu của bài này là xe không vượt quá vạch quy định (vượt sẽ bị loại ngay!), không bị tuột dốc quá 50 cm, phải vượt khỏi dốc trong khoảng thời gian 30 giây, không được tăng ga quá lớn (số vòng quay động cơ không quá 3 hoặc 4 nghìn vòng/phút). Chính vì nếu vượt quá vạch quy định là bị loại ngay nên nhiều người đành phải đỗ non khi chưa đến đúng vị trí, chấp nhận mất 5 điểm cho chắc ăn.

Sau khi qua bài 2, bạn nhả hết côn, phanh cho xe tự bò lên dốc. Về bản chất, bài này giống bài 2 ở chỗ dừng xe rồi lại đi tiếp. Nhưng vì xe đang ở trên dốc nên bạn không thể đỡ côn cho xe đi chậm lại vì nếu đỡ côn thì xe sẽ bị trôi ngược về chân dốc. Vì thế, chỉ có thể nhắm đúng vị trí cần đỗ (qua vạch đỏ trên ta-luy hoặc mặt đường) để đạp côn, phanh đúng lúc.

Nếu như ở bài 2, sau khi dừng xe, để đi tiếp bạn chỉ việc bỏ chân phanh ra rồi mới từ từ nhả côn. Nhưng ở bài 3 thì không thể làm như vậy vì xe đang trên dốc, bỏ phanh chân ra thì xe sẽ trôi. Do vậy cách xử lý ở bài 3 khác bài 2. Có hai cách:

– Cách 1: Là cách dạy chính thống trong trường. Sau khi xe đã dừng trên dốc, bạn kéo phanh tay với mục đích là thay phanh chân giữ xe tại điểm dừng. Khi đó, bạn có thể bỏ chân phanh ra và đặt vào chân ga mớm lên. Đồng thời chân trái nhả côn từ từ, đến khi thấy tay lái hoặc cần số rung lên (báo hiệu các lá côn đã bắt vào nhau) thì nhả nhẹ phanh tay, nghe ngóng nếu thấy xe không trượt thì thả nốt phanh tay, xe sẽ tự bò lên.

– Cách 2: Là cách các lái già thường làm trong thực tế, không dùng đến phanh tay. Sau khi xe dừng, bạn nhả côn từ từ, đến khi thấy tay lái hoặc cần số rung lên thì nhả nhẹ phanh chân, nghe ngóng. Nếu cảm thấy xe trôi thì đạp phanh vào, làm lại. Nếu thấy xe không trượt thì thả cho hết phanh chân, xe sẽ tự bò lên. Nếu nhả hết phanh chân mà xe vẫn đứng yên thì tiếp vào chân ga một chút, đồng thời hơi nhả côn ra thêm. Khi xe đã đi thì giữ nguyên vị trí chân côn và ga cho đến khi xe qua khỏi đỉnh dốc. Nhiều người mới học lại thấy cách làm này dễ hơn cách 1, vì không cần dùng đến phanh tay mà chỉ tập trung vào hai chân điều chỉnh côn, phanh (thực tế khi hạ phanh tay, những người chưa quen có thể bị choạng tay lái hoặc ấn mạnh vào bàn đạp ga làm rú ga).

4. Đi xe qua hàng đinh

Yêu cầu của bài này là hai bánh xe bên phải phải đi lọt qua một đoạn đường có bề rộng khoảng 30-35 cm. Nếu chạm vào mép bên nào cũng là bị trừ 5 điểm.

Khi rẽ vào đường đi hàng đinh, bạn nên đánh lái muộn một chút để xe áp sát vỉa ba-toa bên phải xe. Đi thật chậm và nhìn gương phải để quan sát bánh xe phía sau. Các sân thi thường kẻ sẵn vạch đánh dấu màu đỏ để giúp học viên căn đường. Vạch này bằng với mép ngoài của hàng đinh. Vì vậy, nếu bánh xe cách vạch đỏ khoảng 10-15 cm thì nhiều khả năng xe sẽ đi qua hàng đinh mà không chạm mép hai bên.

Ngoài việc nhìn gương phải, bạn cũng phải căn và bám vào một điểm mốc ở phía trước, thường là một vạch đánh dấu trên vỉa ba-toa trước mặt. Vì có khi lúc đầu xe đi đúng khoảng cách với vạch đỏ, nhưng sau đó do giữ lái không tốt nên xe bị chệch ra hoặc chệch vào.

5. Đi xe qua đường vuông góc (chữ Z)

Yêu cầu của bài này là khi cho xe đi không bị chạm vạch ở gần vỉa hè hai bên đường, nếu chạm vạch trừ 5 điểm.

Sau khi đi qua hàng đinh, bạn thấy người ngang với vỉa ba-toa vuông góc bên trái thì đánh hết lái sang trái. Đi từ từ và trả lái, đến khi người ngang với vỉa ba-toa vuông góc bên phải thì lại đánh hết lái sang phải. Qua khỏi điểm vuông góc thứ hai, nhớ trả lái cho xe thẳng.

6. Đi xe qua đường vòng quanh co (chữ S)

Yêu cầu của bài này giống bài 5.

Khác với bài 5, do chữ S là đường cong liên tục nên bạn phải điều chỉnh tay lái theo đường cong. Các lái xe có câu “Tiến bám lưng, lùi bám bụng”, có nghĩa là khi xe vào đường cua (ôm cua) nên căn theo phía đường cong dài hơn. Như vậy, khi vào đường chữ S, bạn cho xe bám sát về bên phải, đánh lái sang trái cho xe đi nửa vòng cua đầu tiên, sau đó lại bám sang lề đường bên trái, trả lái và đánh lái sang phải cho xe qua nốt nửa vòng cua còn lại.

7. Ghép xe vào nơi đỗ (lùi chuồng)

Yêu cầu của bài này là trong vòng 2 phút bạn phải cho xe lùi được vào nơi đỗ (chuồng), không chạm vạch và tiến ra khỏi chuồng. Không được để xe chèn lên vỉa ba-toa, nếu không sẽ bị loại.

Khi bắt đầu rẽ vào khu vực chuồng, bám sát lề đường bên trái. Đi chậm. Khi người đi ngang qua cửa chuồng thì đánh hết lái về bên phải. Khi thấy xe ở khoảng 45 độ so với đường ngang cửa chuồng thì dừng xe, trả lái cho bánh xe thẳng. Vào số lùi.

Nhiều người sợ bài này vì không biết lúc nào nên đánh lái sang trái để xe vào đúng cửa chuồng. Do vậy, bạn phải chỉnh gương sao cho nhìn được chỗ bánh sau bên trái xe tiếp xúc với mặt đất. Lùi thẳng xe cho đến khi thấy chỗ bánh sau này cắt ngang đường vạch trắng bên trong chuồng kéo dài ra thì đánh hết lái sang trái, nhiều khả năng xe sẽ vào đúng cửa chuồng.

Còn nếu không, ngay từ khi xe bắt đầu lùi, bạn đã đánh lái sang trái một chút. Khi xe lùi một đoạn, vào gần cửa chuồng hơn thì nhìn qua gương, bạn có thể hình dung vị trí tương đối của xe so với cửa chuồng, từ đó quyết định lùi thẳng tiếp, đánh thêm lái sang trái hoặc sang phải.

Khi xe đã vào đến cửa chuồng và thân xe song song với hai bên chuồng, trả lái sang phải cho bánh xe thẳng. Nếu chưa quen, trước khi trả lái, bạn dừng hẳn xe lại rồi mới xoay tay lái (gọi là đánh lái chết). Lùi từ từ thẳng vào chuồng cho đến khi nghe hiệu lệnh “Đã kiểm tra” thì dừng lại. Về số 1 và tiến ra khỏi chuồng.

Lưu ý khi tiến ra, người phải ra khỏi cửa chuồng hoặc hơn một chút nữa bạn hãy đánh lái rẽ sang phải để tránh trường hợp bánh sau chưa ra khỏi cửa chuồng mà đã rẽ sẽ bị chèn vạch, trừ điểm.

Nếu lỡ lùi chưa chính xác, đuôi xe cách xa cửa chuồng, có thể chèn lên vạch hoặc vỉa ba-toa, bạn cứ bình tĩnh về lại số 1, tiến lên phía trước, đánh lái sao cho xe ở vào vị trí thẳng trước cửa chuồng, sau đó vào số lùi để làm lại việc lùi vào chuồng. Thà bị trừ điểm do chèn vạch hoặc thực hiện bài thi lâu quá 2 phút còn hơn là bị loại do chèn lên vỉa ba-toa!

8. Dừng xe nơi giao nhau với đường sắt

Yêu cầu và thực hành của bài này giống bài 2.

9. Tăng tốc, tăng số

Yêu cầu của bài này là phải lên được số 2 và đạt tốc độ trên 20 km/h trước biển báo 20 màu xanh (biển báo tốc độ tối thiểu phải đạt 20 km/h), sau đó lại phải về số 1 và giảm tốc độ xuống dưới 20 km/h trước biển báo 20 màu trắng (biển báo tốc độ tối đa không quá 20 km/h).

Sau khi qua nơi giao nhau với đường sắt, bạn rẽ sang đường chuẩn bị tăng tốc. Chỉnh lái cho xe thẳng, giữ chắc tay lái, nhả hết côn, phanh. Nhấn ga để xe tăng tốc. Qua biển “Tăng số, tăng tốc”, bạn đạp côn, vào số 2. Xong nhả côn ra, lại nhấn ga tiếp. Qua biển 20 màu xanh, đạp cả côn và phanh cho xe đi chậm lại, thậm chí dừng hẳn, về số 1. Nhả phanh, rồi nhả côn từ từ để xe đi qua biển 20 màu trắng.

Chú ý là bạn không thể cắt côn để xe trôi từ từ qua biển 20 màu trắng, vì yêu cầu ở đây là bạn phải đi qua biển này khi xe có gài số. Vì thế nếu bạn cắt côn làm bánh răng số không quay thì sẽ bị trừ 5 điểm.

10. Kết thúc

Yêu cầu của bài này là đi thẳng qua vạch kết thúc, trước đó phải bật đèn xi-nhan phải (với ý nghĩa là xe tấp vào lề đường bên phải, chuẩn bị dừng hoặc đỗ xe).

Sau khi vòng qua ngã tư lần cuối cùng, bạn chỉnh xe cho thẳng và để xe đi từ từ về vạch xuất phát. Bật xi-nhan bên phải. Chú ý sau khi đã bật xi-nhan thì giữ thẳng tay lái, không đánh lái sang trái sẽ làm tắt đèn xi-nhan, mất điểm. Để cho chắc ăn, bạn có thể dùng ngón giữa tay trái giữ cần xi-nhan để không cho cần này bật xuống, hoặc hơi đánh lái sang phải một chút.

Ngoài 10 bài thi trên, còn có 2 bài thi phụ. Gọi là phụ, nhưng bạn cũng có thể mất điểm ở những bài này không khác bài chính.

11. Dừng xe nguy hiểm

Khi xe đi qua một số vị trí trên tuyến đường thi, loa trong xe có thể vang lên “Dừng xe nguy hiểm! Dừng xe nguy hiểm!”. Khi nghe hiệu lệnh này, bạn nhanh chóng dừng hẳn xe, ấn vào nút đèn báo hiệu nguy hiểm (nút có vẽ hình tam giác). Khi nào loa hết hiệu lệnh trên thì ấn nút lần nữa để tắt đèn và đi tiếp.

Trên sân thi có thể có nhiều vị trí dừng xe nguy hiểm, nhưng mỗi lần thi xe chỉ gặp một lần phải dừng theo kiểu này. Có nghĩa là đã dừng ở chỗ này thì không phải dừng ở chỗ kia nữa.

12. Cho xe qua ngã tư có đèn tín hiệu điều khiển giao thông

Trong toàn bộ bài thi, có 4 lần bạn phải đi qua ngã tư ở giữa sân thi, hai lần đi thẳng, một lần rẽ trái và một lần rẽ phải. Cũng giống như ở ngoài đường, tại ngã tư này có đèn tín hiệu và bạn chỉ được cho xe qua ngã tư khi có đèn xanh. Nếu bạn cho xe qua ngã tư khi đang đèn đỏ sẽ bị trừ 10 điểm. Nếu khi xe vừa đến ngã tư mà có đèn xanh thì bạn có thể qua luôn, còn nếu đèn đỏ thì phải dừng lại trước vạch trắng, nếu vượt quá vạch bị trừ 5 điểm. Khi qua ngã tư có rẽ trái và rẽ phải thì cần bật xi-nhan tương ứng, nếu quên trừ 5 điểm.

Có sân thi ngoài vạch trắng còn có vạch vàng ở phía dưới và yêu cầu xe đỗ phải đúng vị trí giữa vạch trắng và vạch vàng, nếu không cũng trừ điểm. Yêu cầu này tương đối khó, vì thế ở những sân này học viên thường “trốn” bằng cách đỗ dưới vạch vàng, tức là xa ngã tư hơn, nhưng như vậy khi có đèn xanh thì phải nhanh chóng khởi hành đi tiếp, nếu không rất có thể đèn đã chuyển sang đỏ khi bạn gần vào đến ngã tư – trừ điểm.

Một số điểm cần lưu ý :
Thuộc hình và thuộc cách chạy trong từng hình.
1. Kỹ thuật tốt (phối hợp nhịp nhàng chân côn và ga).
2. Tâm lý ổn định không được run.
3. Luôn luôn chạy ở số 1 và chạy chậm 10km/h, bác nào mà cài số 2 chạy 1 hồi quên mất là sẽ gặp rất nhiều sự cố.
4. Khi chạy tập trung vào từng hình ví dụ đến bài “dừng khởi hành xe ngang dốc” thì quên các hình kia đi tập trung và mỗi hình này thội

5. Không bao giờ được đi gần thằng đi trước mình (hạn chế tầm nhìn, không căn được đường, khi vào hình sẽ bị tính thời gian, nếu đi sát quá thì thằng trước mà đè vạch thì mình cũng bị dính theo)

6. Khi ở vạch xuất phát có quá nhiều xe chờ đi thì rất dễ xảy ra trường hợp loạn chip, xe của mình đang ở chỗ vòng cua để vào vạch xuất phát thì đã báo là bài thi bắt đầu rùi, lúc lên được vạch xuất phát thì đã bị chậm —->trượt luôn)

7. Đoạn tình huống dừng xe khẩn cấp, phải chủ động đi chậm, để sẵn chân sang phanh, đi bằng côn thui, có còi báo động thì dừng lại ấn phím nhan đi thẳng, khi nghe tiếng Boonggggg thì mới tắt nhan và bắt đầu đi.

Một số hình dễ rớt :

1.”Dừng khởi hành xe ngang dốc” – với hình này tâm lý bác nào cứng ăn trọn số điểm, sợ thì mất 5 điểm, khi chạy hình này áp dụng kỹ thuật vê côn (buông côn 3/4 , đi ga to hơn) làm cho xe bò chậm lên dốc có như vậy mới canh vạch bánh sau được, bác nào nhấn ga chạy cái ào lên là tiêu.

2. “Ghép xe vào nơi đỗ” – hình này các bác nào de chưa quen khi nhìn gương hậu thấy có khả năng cán vạch thì cứ bình tĩnh cài số 1 tiến lên xào 1 nhát vào tốt. khi vào hình này các bác chú ý là các xe số móc (lanos…) để cài số de cho đúng. nếu bác nào đi thi de mà lỡ cán vạch thì lập tức nhanh chóng cài số 1 chạy ra sau đó mới de lại tuyệt đối không được đánh lái làm thế nó sẽ trừ tiếp điểm.

3. “qua vệt bánh xe” – hình này tiêu chí thà cán vạch chứ không chạy lọt ra ngoài mà thật sự hình này khó mà lọt ra ngoài thế mà vẫn có bác chạy lọt

Dạy cách đánh má hồng


Theo kinh nghiệm của tôi, video dưới đây dạy cách đánh má hồng khá chuẩn. Mọi người ai mà không học trang điểm nhưng nhìn vào video clip này tôi nghĩ đều có thể làm được cả.

Câu chuyện từ những con rệp!


Ông là tấm gương của tôi với nỗ lực tuyệt đối vượt qua mọi khó khăn. Tôi tâm đắc câu nói của ông “Không có đường thì tìm đường, tìm không thấy thì làm đường mà đi” và ấn tượng về câu chuyện từ những con rệp

“Con người thỉnh thoảng vẫn cho người nào đó là may mắn khi làm việc gì thành công, còn khi mình làm việc gì không suôn sẻ thì lại cho rằng mình không may. Nhưng tôi nghĩ rằng một người không tin là có vận xấu thì người đó sẽ không có vận xấu.

Chính nỗ lực của chúng ta trong cuộc sống mới quyết định đến việc thành công hay thất bại mà thôi. Nỗ lực đó thể hiện ở chỗ gặp dịp tốt không bỏ lỡ và gặp lúc khó khăn không xem đó là rủi mà cố gắng vượt qua để tiến bước.

Người lười nhác hay đổ lỗi cho số phận, đến khi gặp cơ hội cũng do lười nhác mà để cơ hội trôi qua, để rồi sống mà suốt đời chẳng có một chút may mắn nào. Với tôi, mỗi khi gặp việc gì khó khăn tôi lại  nhớ đến bài học về sự nỗ lực của con rệp. Nhìn thấy những người gặp khó khăn chẳng đáng là bao mà đã thất vọng và thu hẹp mình lại, chẳng hiểu sao tôi cứ nghĩ “người mà cũng không bằng con rệp”.

—————————————————————————Chu tich tap doan Hyundai————

Câu chuyện từ những con rệp

Chung Ju Yung (giữa) tại VN năm 1966

TT – Hồi còn làm lao động ở bến cảng Inchon, tôi đã ở trọ một nơi đúng là thiên đường cho rệp trú ngụ. Rệp nhiều đến mức không thể ngủ được dù rằng cơ thể rã rời sau một ngày làm việc nặng nhọc.

Ngày xưa… rệp nhiều vô kể

Một hôm, chúng tôi nghĩ ra cách leo lên bàn ăn ngủ để tránh rệp, nhưng chưa được bao lâu thì rệp kéo nhau leo theo chân bàn lên cắn người. Chúng tôi lại tìm cách khác, lấy mấy cái bát đổ nước vào rồi kê vào bốn chân bàn, rệp trèo lên sẽ rơi vào bát nước mà chết đuối. Thế nhưng cũng chỉ ngủ yên được một, hai ngày, rệp ở đâu lại bắt đầu xuất hiện và cắn chúng tôi.

Vừa bực mình vừa ngạc nhiên, chúng tôi bật đèn tìm hiểu xem lũ rệp làm cách nào mà có thể tránh được bát nước. Hay là chúng leo lên tường, rồi lên trần nhà và tìm chỗ có người để rơi xuống?

Đúng vậy, lũ rệp đã vượt qua trở ngại là bát nước, toàn tâm toàn lực cố gắng và đạt được mục tiêu mình muốn. Còn tôi? Tôi quyết định sáng nào cũng đến nhà trưởng phòng bảo an Condo của đồn cảnh sát Dongdeamun và trình bày hoàn cảnh cho đến khi nào giải quyết được vấn đề mới thôi.

Sáng hôm thứ nhất, tôi mua một hộp bánh mang đến nhưng ông ta không hề lay chuyển và từ chối không nhận cả hộp bánh. Ngày thứ hai, tôi đến tay không và cũng bị từ chối. Suốt một tháng trời, sáng nào tôi cũng đến nhà ông ta, đúng giờ ấy, đúng một hoàn cảnh ấy lặp đi lặp lại. Và cuối cùng thì ông ta đầu hàng.

“Tôi thua rồi, lẽ ra tôi phải bắt anh ngay, nhưng làm sao có thể bắt được người mà sáng nào cũng đến trước cửa nhà mình? Anh không làm việc gì xấu nhưng làm không đúng luật, có làm trái luật thì anh cũng phải nghĩ cho thể diện của cảnh sát với chứ”. Ông ta nói tôi phải làm cái bờ rào chắn phía ngoài đường không cho người ta nhìn thấy, rồi nấp sau cái bờ tường ấy mà làm.

Thế là thành công rồi.

Thuở ấy, ở Seoul những công xưởng sửa chữa ôtô đều là những xưởng có qui mô tương đối lớn. Những xưởng này luôn biến những hỏng hóc nhỏ thành lớn rồi kéo dài thời gian và lấy thêm tiền của khách hàng. Còn tôi thì làm ngược lại. Máy hỏng cần sửa tới 10 ngày thì tôi chỉ sửa trong bốn ngày, thay vào đó tôi yêu cầu tiền sửa chữa nhiều hơn. Những người có ôtô thường xem nó như đôi chân của mình nên điều mà họ quan tâm là xe có được sửa nhanh hay không chứ không phải chuyện tiền nong. Thế nên xe hư của cả thành phố Seoul đều dồn về phường Sinsol.

Từ khi ông trưởng phòng bảo an của đồn cảnh sát quận chấp nhận thua tôi, tôi không bị ai quấy rầy nữa. Tôi học thêm được một bài học quí giá từ những con rệp. Con người khi rơi vào cảnh khốn cùng thường hay nói những lời tuyệt vọng như “không còn con đường nào khác” hoặc “không còn cách nào khác”. Nhưng thật ra không phải vậy. Vì không tìm kiếm nên mới không thấy có đường khác mà thôi. Vì không nỗ lực tối đa như những con rệp nên không thể tìm thấy phương pháp nào khác.

Con người thỉnh thoảng vẫn cho người nào đó là may mắn khi làm việc gì thành công, còn khi mình làm việc gì không suôn sẻ thì lại cho rằng mình không may. Nhưng tôi nghĩ rằng một người không tin là có vận xấu thì người đó sẽ không có vận xấu.

Chính nỗ lực của chúng ta trong cuộc sống mới quyết định đến việc thành công hay thất bại mà thôi. Nỗ lực đó thể hiện ở chỗ gặp dịp tốt không bỏ lỡ và gặp lúc khó khăn không xem đó là rủi mà cố gắng vượt qua để tiến bước.

Người lười nhác hay đổ lỗi cho số phận, đến khi gặp cơ hội cũng do lười nhác mà để cơ hội trôi qua, để rồi sống mà suốt đời chẳng có một chút may mắn nào. Với tôi, mỗi khi gặp việc gì khó khăn tôi lại  nhớ đến bài học về sự nỗ lực của con rệp. Nhìn thấy những người gặp khó khăn chẳng đáng là bao mà đã thất vọng và thu hẹp mình lại, chẳng hiểu sao tôi cứ nghĩ “người mà cũng không bằng con rệp”.

Sau ba năm làm việc ngày đêm, tôi đã kiếm được món tiền lớn. Tôi trả hết cả vốn lẫn lãi cho ông Oh, giữ được uy tín của mình và ông ta cũng duy trì được cái kỷ lục cả đời cho người vay tiền mà chưa bao giờ bị quịt.

Thương hiệu Hyundai

Nhật Bản bại trận. Hàn Quốc được giải phóng vào ngày 15-8-1945. Một tháng sau tôi quay trở lại Seoul, xin vào làm việc tại xưởng chế luyện Choksan và chờ đợi thời cơ thành lập một doanh nghiệp của mình. Seoul sau ngày giải phóng thật lộn xộn. Thừa lúc chính phủ lâm thời còn chưa định hình, Mỹ cho quân vào đóng trong nước. Đất đai bị tịch thu từ thời Nhật thống trị được phân chia lại, việc cho vay nặng lãi và cho vay có thế chấp đều bị cấm. Giá cả hàng sinh hoạt được khống chế, thực hiện chế độ phân phối.

Tôi mua mảnh đất số 106 ở phường Chochung và treo tấm bảng “Công ty công nghiệp xe hơi Hyundai” vào tháng 4-1946. Cùng với Kim Yong Ju, khi đó đã là em rể tôi, một người bạn cùng làm mỏ ở Holdong và người bạn cùng quê Oh In Bo, chúng tôi khai trương công xưởng sửa chữa ôtô.

Đó là lần đầu tiên tôi sử dụng thương hiệu Hyundai (có nghĩa là hiện đại). Mặc dù là người ít học nhưng chí hướng của tôi là tiến lên và sống một cuộc sống phát triển trong tương lai. Lúc đầu chúng tôi đến cục khí tài của quân đội Mỹ, nhận làm cơ sở thầu phụ những công việc như tháo dỡ, lắp ráp các máy móc họ muốn đổi, được khoảng một năm thì chúng tôi cải tạo tất cả những đống đồ cũ ấy thành xe.

Doanh nghiệp sửa xe là doanh nghiệp thầu phụ, phải xuất trình dự toán kinh phí mới được ký hợp đồng và kinh phí chỉ được nhận một lần tại cơ quan hành chính. Một hôm, tôi lên cơ quan hành chính để nhận tiền thì gặp các nhà thầu xây dựng cũng đến nhận tiền. Tôi nhận được 100 won thì họ lãnh cả mấy ngàn won. Nhìn họ nhận tiền mà tôi hoa cả mắt. Cùng một khoảng thời gian và số nhân công như nhau, vậy mà tiền công ngành xây dựng nhận được so với ngành sửa chữa xe hơi quả là chênh lệch một trời một vực.

Thế là ngay lập tức  tôi treo thêm tấm bảng “Công ty xây dựng cơ bản Hyundai” tại tòa nhà Công ty công nghiệp xe hơi Hyundai của mình. Đó là ngày 25-5-1947.

Mạo hiểm đem lại sức mạnh

Là một doanh nghiệp chân chính, ai cũng muốn được đánh giá là phát triển bằng chính sức mình. Bản thân tôi cũng vậy. Tôi rất ghét sự hiểu lầm của xã hội và dư luận, nói rằng “cấu kết với chính quyền”. Lúc đó, một số công trình lớn như xây dựng trạm phát điện, nhà máy phân bón, nhà máy công nghiệp… đều do các công ty nước ngoài đảm trách vì những doanh nghiệp trong nước không đủ năng lực thi công.

Tôi suy nghĩ nếu không bước ra thị trường thế giới thì ngành xây dựng Hàn Quốc sớm muộn sẽ gặp nhiều khó khăn. Thế là đầu những năm 1960, Hyundai đặt chân ra thị trường nước ngoài. Tôi luôn nghĩ mình phải làm việc với cường độ cao và chấp nhận mạo hiểm. Mạo hiểm đem lại sức mạnh cho một tổ chức lớn. Điều ấy đã trở thành kim chỉ nam cho sự biến chuyển của Hyundai.

Tháng 9-1965, chúng tôi nhận thầu con đường cao tốc Pattani Narathiwat tại Thái Lan, sự kiện này đã đánh dấu  một bước ngoặt trong lịch sử ngành xây dựng Hàn Quốc. Sau đó chúng tôi tiếp tục tất bật với các công trình như xây dựng cầu trong vùng núi ở môi trường âm 40 độ của Alsaka tại Nhật, công trình quân sự và nhà ở tại đảo Guam, công trình trạm phát điện thủy lực dưới đất ở Papua New Guinea…

Những khó khăn thử thách của chúng tôi khi thi công những công trình này là sự khác biệt về khí hậu, phong tục tập quán, pháp luật và ngôn ngữ khi sử dụng công nhân bản địa trên những mảnh đất lạ lẫm. Không chỉ thế, thị trường xây dựng của Thái Lan đã  có mặt các công ty xây dựng của Tây Đức, Ý, Đan Mạch…, và hầu hết thiết bị mà chúng tôi đưa vào sử dụng ở đây đều là những thiết bị cổ lỗ tại Hàn Quốc. Có mua thiết bị mới nhất thì công nhân kỹ thuật của chúng tôi cũng không biết cách vận hành, vì vậy chỉ khoảng hai tháng sau là hư.

Tuy nhiên, trải qua những sai lầm trong công việc, dần dần tự chúng tôi làm ra các công cụ như máy san nền kiểu rung, máy nén áp suất, máy trộn bêtông và làm cả xe vận chuyển ximăng. Dù vẫn còn thô sơ nhưng chúng đánh dấu điểm xuất phát cho chúng tôi vững tin chế tạo thiết bị xây dựng. Tại Thái Lan chúng tôi bị lỗ rất nhiều, tuy nhiên các công trình mà chúng tôi trúng thầu tiếp đó tại VN như nạo vét cảng Cam Ranh, xây dựng khu đô thị và công trình nạo vét cảng Vĩnh Long đã giúp chúng tôi bù được những thiệt hại ở Thái Lan.

Thái Lan và Việt Nam là hai thị trường nước ngoài đầu tiên chúng tôi vươn tới. Kinh nghiệm thi công ở thị trường nước ngoài này đã giúp chúng tôi giữ vai trò dẫn đầu trong việc nạo vét cảng và xây dựng đường cao tốc trong nước. Đặc biệt kinh nghiệm nạo vét tại Việt Nam là hòn đá đầu tiên để chúng tôi có thể phát triển và trưởng thành thành công ty nạo vét qui mô lớn khi bước vào thị trường Trung Đông những năm 1970.

Phải tìm việc lớn mà làm, con người mạo hiểm này đang mơ một giấc mơ khác, không phải chỉ để tự khẳng định mình mà chính vì tương lai của cả một đất nước đang cần  phát triển để vượt qua nghèo khó, nợ nần và thiếu thốn ngoại tệ…

“Không có đường thì tìm đường, tìm không thấy thì làm đường mà đi”. Chung Ju Yung nói vậy và quyết làm cho mình một con đường để nhiều người cùng đi…



Đánh phấn nền, tạo khối và highlight cho khuôn mặt!


Sau khi định vị lông mày cho chuẩn xong, thì bước đầu tiên trong trang điểm là bạn phải biết cách đánh phấn nền, tạo khối và highlight cho khuôn mặt của mình.

Ở Việt Nam khi tán kem nền cho mịn đều khuôn mặt, mọi người hay dùng bông mút. Tuy nhiên với nước ngoài thì họ dùng cọ. Theo tôi thì dùng cọ có điểm hay hơn bông mút vì bông mút rất thấm, nếu dùng sẽ tiêu hao 1 lượng kem nền rất nhiều, và khi dùng lâu ngày cục bông thấm kem nền trong rất dơ, hihi

Cách tỉa lông mày đơn giản!


Tôi rất thích nghệ thuật trang điểm, đơn giản chỉ là vì khi trang điểm lên, bạn trông đẹp hơn, đáng iu hơn và tự tin hơn. Tôi đã theo học nhiều khóa trang điểm nghệ thuật, ở đây tôi sẽ chia sẽ với các bạn những cách mà chúng ta có thể tự làm ở nhà, không cần phải đến tiệm…bắt đầu bằng đôi lông mày của mình

Lòng mẹ!


Bế đứa con trai vừa mới chào đời lên, bà mẹ nhè nhẹ đong đưa đôi tay và hát :
Thương con mẹ thương con
Yêu con mẹ yêu con
Yêu suốt một cuộc đời
Đến ngày con lớn khôn…
Đứa bé càng lúc càng lớn lên. Khi được hai tuổi, nó chạy chập chững bước thấp bước cao nô đùa quanh nhà, lôi sách vở trên kệ xuống để nghịch phá. Nó bày đủ thứ đồ chơi ra sàn nhà. Nó tè trong quần. Nó ị trên giường. Nó khóc. Nó la. Và bà mẹ đôi lúc phải thốt lên: “Cái thằng này, con làm mẹ điên mất !”
Nhưng đêm đến khi nó ngủ thật say, bà mẹ đến bên nôi trìu mến nhìn nó và khẽ hát :
Thương con mẹ thương con
Yêu con mẹ yêu con
Yêu suốt một cuộc đời
Đến ngày con lớn khôn…
Đứa bé tiếp tục lớn lên thành một thằng nhóc chín tuổi. Nó không hề thích ăn uống đúng giờ. Nó không bao giờ muốn tắm rửa. Khi bà ngoại đến thăm, nhiều lúc nó lại buông giọng gắt gỏng với bà. Và bà mẹ đôi lúc muốn đưa nó đi đâu cho khuất mắt.
Nhưng đêm đến khi nó ngủ thật say, bà mẹ rón rén đến bên giường, kéo tấm chăn đắp lên người nó và khẽ hát :
Thương con mẹ thương con
Yêu con mẹ yêu con
Yêu suốt một cuộc đời
Đến ngày con lớn khôn…
Ngày qua ngày, thằng bé đến tuổi dậy thì. Nó dẫn về nhà những thằng bạn kỳ quặc. Nó ăn mặc những bộ đồ kỳ quặc. Nó nhún nhảy một cách kỳ quặc theo những bản nhạc cũng rất kỳ quặc. Và bà mẹ đôi lúc có cảm giác như thể nó đang ở trong sở thú.
Nhưng đêm đến chờ nó ngủ thật say, bà mẹ nhẹ nhàng mở cửa phòng riêng của nó, bước đến hôn lên trán nó và khẽ hát:
Thương con mẹ thương con
Yêu con mẹ yêu con
Yêu suốt một cuộc đời
Đến ngày con lớn khôn…
Thằng bé kỳ quặc tiếp tục lớn lên thành một thanh niên trưởng thành. Nó rời nhà lên thành phố để làm việc và sống trong một phòng trọ. Thỉnh thoảng bà mẹ đón xe lên thăm nó. Những lần như thế, bà phải ngồi trước cửa phòng trọ và chờ đến tận khuya thì thấy nó say khươt trở về. Bà dìu nó vào phòng, lau mặt cho nó rồi đỡ nó lên giường. Sau đó bà lắc đầu ngao ngán nhìn nó. Nhưng khi nó ngủ say, đượm buồn, bà khẽ hát:
Thương con mẹ thương con
Yêu con mẹ yêu con
Yêu suốt một cuộc đời
Đến ngày con lớn khôn…
Và rổi đứa con lập gia đình và hoạ hoằn lắm nó mới về thăm bà. nó còn phải bươn chải để chăm lo cho mái ấm riêng của nó. Thời gian trôi qua và lạnh lùng khắc những nếp nhăn lên khuôn mặt già nua ngày càng hốc hác của bà mẹ. một hôm, thấy yếu trong người, bà gọi điện bảo đứa con về thăm. Nó lái xe về thăm bà và ngủ lại nhà một đêm. Tối đó, bà nằm trong giường và khẽ hát:
Thương con mẹ thương con
Yêu con mẹ yêu con

Nhưng cơn ho khan khiến bà không hát được trọn bài hát thuở nào. Đêm đó bà lặng lẻ qua đời.

Sau đám tang, đợi tối đến, khi đứa con của mình thật ngủ say, người đàn ông vừa mất mẹ bước đến hôn lên trán nó và khẽ hát:
Thương con mẹ thương con
Yêu con mẹ yêu con
Yêu suốt một cuộc đời
Đến ngày con lớn khôn…
Hát xong, hắn lặng lẽ khóc một mình.

Tháng giêng là tháng ăn chơi…


Đầu năm mở màn bằng một bảng tổng hợp các quán ăn uống ngon sau bao nhiêu năm miệt mài sự nghiệp ăn chơi, hy vọng có thể giúp được cho mọi người khi mà chán cơm… thèm mì gõ, hihi.

PHẦN A: CÁC QUÁN ĂN MẶN
1. QUÁN ĂN SÁNG
a. Bánh bèo:
1. Bánh bèo huế đông ba hay Bánh bèo Kì Đồng (hẻm đối diện hồ bơi Kì Đồng) – bánh bèo, bánh nậm, bánh bột lọc
2. Bánh bèo Thanh Nga (đúng gốc Huế), nằm trong hẻm 45b Kỳ Đồng (đối diện hồ bơi Kì Đồng), ngon nhất trong những tiệm bánh bèo đã ăn .
3. Bánh bèo bì Cách mạng tháng Tám gần Công viên Lê Thị Riêng
4. Các quán bánh bèo trên đường Sư Vạn Hạnh (nối dài) – đường này cắt đường 3/2.

b. Bánh cuốn:
1. Bánh cuốn (có thêm mì, hủ tiếu bò viên,…) khu Nguyễn Công Trứ gần Calmette buổi tối, giá bình dân, ăn cũng tạm được.
2. Bánh ướt, bánh cuốn Bắc đường Trường Sơn (sân bay).
3. Bánh cuốn Hải Nam (nằm trên đường Cao Thắng gần chỗ giao với Võ Văn Tần)
11A Cao Thắng, P.2, Q.3, TP. HCM Tel: 839 3394
4. Hồng Phát ở 681 đường 3/2, rẻ hơn Hải Nam, khá ngon.
5. Quán ở 179a đường 3/2 (đối diện xéo xéo bánh xèo A Phủ)
6. Bánh cuốn Tây Hồ
Địa chỉ: 127 ĐINH TIÊN HOÀNG, P.ĐK, Q.1, TP. HCM Điện thoại: (08)8200584
7. Bánh cuốn Thiên Hương – tiệm này nổi tiếng nhưng khá mắc.
155 NGUYỄN THỊ MINH KHAI, P.PNL, Q.1, TP. HCM.
8. Bánh cuốn Hiền 19B Nguyễn Thị Minh Khai, P.BN, Q.1, TP. HCM
Tel: 824 3570
9. Bánh cuốn Lá: quán khá sang trạng trên đường Lý Tự Trọng, nhiều kiểu bánh cuốn lạ mắt (cuốn trong lá), khá mắc (từ ngã 6 đi vào đường LTT không xa).
Số 221 Lý Tự Trọng Quận 1

2. QUÁN ĂN TRƯA
a. Cơm tấm:
1. (Cơm phần) Quán nằm ngay ngã ba lê thị riêng với nguyễn văn tráng q1. Qúan này chỉ có dân gốc sài gòn mới biết thôi nghen, gọi là quán cơm việt nam, nấu theo kiểu người nam không chê vào đâu được, chỉ bán buổi trưa xong là nghỉ, khách yêu cầu ăn gì mới bắt đầu nấu nên chờ hơi lâu, tất nhiên chủ yếu là cơm phần, giá cả 2 người 3 món khoảng 70k.
2. Cơm tấm Vĩnh Viễn. ngả tư nguyễn tri phương với vĩnh viễn, chạy vào sâu một chút (không phải quán ở ngòai đầu đường). Rất ngon và rẻ.
3. Kiều Giang ở đường Trần Quang Khải.
4. Cơm Tấm Trần Quí Cáp: ngay đưởng Võ Văn Tần, gần chỗ ngã tư Nguyễn Thượng Hiền.
5. Cơm tấm ở đường Nguyễn Kiệm gần ngả 3 Nguyễn Kiệm và Hồ Văn Huê đi lên chút, nhìn bên tay trái kế bên là tiệm bán xe Bích Nương đó. Ở đây hơi bị mắt đó.
6. Cơm Tấm Ba Ghiền nằm trên đường Đặng Văn Ngữ , đi Lê Văn Sỹ ra Hướng Lăng cha cả wẹo phải vào ĐVN , khoảng 30m là tới như  ngon vô cùng và rẻ nữa . điểm yếu duy nhất của wan là quá đông nên fục vụ đôi lúc thiếu chu đáo . ở đây miếng sườn to bằng cái Dĩa cơm , được nướng nóng hôi hổi rồi mới mang lên cho kh thưởng thức nên miếng sường lúc nào cũng như mới , đc ướp gia vị rất tuyệt kh wa ngọt rất vừa miệng , hình như miếng sường sau nướng còn đc đảo sơ wa chảo dầu sôi sùng sục nên khi cắn các pac thấy miếng sường kh bị khô , nói chung là ngon tuyệt . ăn xong dĩa cơm tấm này cơ thể như fục hồi sinh lực sau khi mệt mỏi sướng vô cùng . Ghi chú cá nhân: quán cơm này nổi tiếng ở quận Phú Nhuận, ăn rất ngon.
7. Cơm ma trên Đinh Tiên Hoàng chỉ bán đêm từ 7h tối trở đi . chỗ này ngon không kém từ sườn nướng cho đến bì chả và xíu mại . Đặc biệt ở đây có món cà tím nướng mỡ hành gọi ăn kèm với cơm phải nói là rất sáng tạo . Mùi vị của cả hai quyện vào nhau thật sự la tuyệt phẩm , nó làm cho chỗ nì nổi bật hơn so với những chỗ khác dù là ngồi ghế súp , ngoài trời kh đèn nên tối mò mò nhưng vẫn rất tuyệt . vì nó rất tối nên tớ gọi nó là cơm ma . Đi từ Đinh Tiên Hoàng lên ra hương Phan Đăng Lưu nằm bên tay trái ở một bãi đất trống lớn nhìn là thấy , không tên không bảng hiệu.
8. Cơm tấm … không nhớ tên:nằm trên góc cua Trần Hưng Đạo – nguyễn Văn Cừ . chỉ bán ban ngày . cơm nóng hổi rất khá . ở dây dĩa cơm là dĩa thuỷ tinh dấy rất đẹp mắt . trông sang và ngon miệng . giá hơi cao nhưng đáng được thưởng thức .
9. Cơm tấm An Dương Vương , đi Nguyễn Văn Cừ ra An dương Vương chạy ra hướng Q5 wán nằm bên tay phải . wán nì có rất nhiều món chon lựa nên kh tinh túy , nhưng ăn cũng đc . khi ăn wán nì cac pac lên phòng lạnh ăn cho mát chứ ngồi dươi` nhà nóng chật .
10. Quán cơm trên SƯ Vạn Hạnh nối dài đối diện bệnh viện sư van hạnh , buổi chiều là quán nhậu (quán nhậu buổi chiều rất dở).
11. Quán cơm cạnh phở tàu bay (phở tàu bay xem ở dưới) bán buổi chiều , tớ hay xơi ở đây . món thương gọi là cơm sườn và 2 trứng ốp la sống . cơm nóng hổi + lòng đỏ 2 trứng ốp la sống đc chộn lẫn vào nhau thêm ít nước mắm thì bào ngậy , thơm fức . vị ngon kh thể tả nổi . miếng cơm trứng ốp la chộn zui cắn miếng sườn thơm fức thì kh gì sướng bằng , 1 la lúc mấy pac mấy phập xong thì cực đã.
12. Cơm tấm góc Nguyễn Du – Thủ Khoa Huân Q1, sườn non nướng…chỉ bán buổi sáng…góc Nguyễn Du – Thủ Khoa Huân Q1
13. Quán NGON gần dinh Độc Lập đủ món ăn 3 miền tùy hứng các pác, chỗ này đông dã man, thường là phải đợi 10 ==>15 cây chuối, ý lộn phút mới có bàn
14. Cơm tấm bì ăn sáng thì có cái quán trong con hẻm rộng thông từ đường Nguyễn Trãi qua đường Ngô Tùng Châu sát bên tiệm ăn Tân Lạc Viên, đường Nguyễn Trãi, Q. 1, gần nhà thờ Huyện Sĩ. Nhà 2 tầng vô hẻm là nằm bên tay trái. Có điều đi sớm mới có ăn, ai ngủ nướng, dậy trễ đến 9, 10 giờ là hết ăn.
15. Hẻm 22 Nguyễn Trọng Tuyển , hẻm gần bệnh viện ung bướu Gia Định.
16. Phở Hùng, số 503 đường Lê Văn Sỹ phường 2, quận Tân Bình, TP HCM có cơm tấm với giá cả rất bình dân (xem thêm ở mục phở)
17. Cơm xá xíu góc Huỳnh Mẫn Đạt – Trần Hưng Đạo

b. Cơm gà:

1. Quán cơm gà Đông Nguyên (đường Châu Văn Liêm Quận 5) rất ngon, có canh nấu có thuốc bắc hay táo tàu.. múc ra bằng cái thố ăn rất đã, mau lấy lại sức.
2. Cơm gà xối mỡ trên đường Ngô Quyền Q5 …số 1 luôn … (chưa có địa chỉ cụ thể)
3. Quán cơm gà nướng kiểu Pháp với các loại nước xốt…ngon cực kỳ…2 quán:
+ Quán 1 ở Hai bà trưng (gần Công viên LVT, cạnh tiệm bánh Đức phát),
+ Quán 2 ở Võ Văn Tần (đối diện đội 3 CSGT ), ko biết chỗ thì ra Võ Văn Tần rùi đập cái gì đó chờ CS đến đưa ra wán ^_^, quán có mặt tiền lớn nhưng không hoành tráng , gần đó có 2 wan kem Qúan ăn ngon , nhiều món nước xốt lạ vị rất sướng miệng . có bán cả nhiều loại thịt khác nhau như thịt Cừu , bò úc ….  . có điều chỗ nì fục vụ theo kiểu nhìn mặt bắt hình dong . hễ khách sang thì nó chu đáo còn đi xe bèo mặc đồ kh mode là nó lơ ngay dù nó đâu bít đại gia trước mặt .
+ Quán này còn 1 chi nhánh nữa trên THủ Đức đường Võ Văn NGân . bác nào ở thủ đức lại dấy ăn cho gần , gần truờng đại học SPKT
4. Cơm gà chiên nước mắm…đường Bùi Thị Xuân Q1, đối diện trường BTX.
5. Quán cơm gà Đông Nguyên, nằm ngay ngã tư Nguyễn Trãi – Châu Văn Liêm, Q5, ở đây bán rất nhiều món, nhưng thích nhất là cơm gà luộc và cơm gà chiên, rất là ngon….còn về canh hầm thuốc bắc thì cũng đa dạng nữa .
6. Cơm gà Hải Nam trên đương Nguyễn Tri Phương , nấu kiểu Sing ăn ngon đáo để 379-379BIS NGUYỄN TRI PHƯƠNG, P.5, Q.10, TP. HCM
7. Cơm gà Hồng phát Hoàng Văn Thụ. Từ ngã tư bảy hiền đi vào Hòang Văn Thụ vài trăm mét là tới.

Sưu tầm thêm:

1. Cơm gà thượng Hải trên Võ Văn Tần ngay ngã 3 Võ Văn Tần với Trần Quốc Thảo . ăn ngon lém nhưng giá hơi chát 1 tí.

c. Phở:

1. Phở Lệ ở Nguyễn Trải và Võ Văn Tần phở ở đây nước lèo ngon, thịt bò mềm, bò viên cũng ngon nữa nói chung ở đây ăn ngon.
2. Phở Bình ở Nguyễn Thị Minh Khai nằm giữa Mạc Đĩnh Chi và Đinh Tiên Hoàng, phở ở đây ngon và giá cũng mềm hơn mấy chổ kia.
3. Quyền ở Hoàng Văn Thụ gần ngã tư phú nhuận ăn cũng được.
4. Hồng Vân ở góc ngã tư Tôn Thất Tùng và Bùi Thị Xuân cũng ngon lắm nhất là món vè ăn gion gion giòn giòn rất ngon.
5. Phở Quỳnh ở ngã ba Nguyễn Thị Nhỏ và Lữ Gia quận 10 là ngon. ở đây có gân mềm và sạch, tái thì mềm, nước lèo thì trong và ngọt xương rất tuyệt.
6. Phở Vân ở Mạc Đỉnh Chi gần ngã tư Nguyễn Thị Minh Khai cũng ngon.
7. Phở Phú Vương. Đi LêVănSỹ qua ngân hàng Sacom bank, nhìn bên trái có phở Phú Vương bán từ 5g30 chiều tới gần sáng Phở Phú Vương này có món tiết khá đậm đà đấy , nó nhẫn nhẫn mặn mặn ăn rất phê, nhưng không nên ăn gân ở đây trông nó giống da bò hơn .
8. Phở bắc ở Nam kì khởi nghĩa, khu phố 4 ngã tư yên đổ&NKKN hoặc Điện Biên ở gần CV Lê văn tám.
9. Phở gà Trần Cao Vân – Mạc Đĩnh Chi chỉ gà, ngồi vỉa hè, thịt thơm, nước ngọt, (lâu rùi ko ăn) bán buổi sáng
10. Phở hương vị Bắc của Quán Dậu ở khu cư xá 288 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 3 được dân ăn phở sành điệu của Sài Gòn cho là ngon nhất.
11. Phở Hùng, số 503 đường Lê Văn Sỹ phường 2, quận Tân Bình, TP HCM là một trong những quán phở nổi tiếng nhất khu vực Lăng Cha Cả – ngã tư Bảy Hiền. Quán bán các thức ăn như phở, cơm tấm với giá cả rất bình dân . Nước súp phở Hùng có hương vị khác biệt so với những quán phở khác nhờ mỗi ngày chủ quán hầm 30 kg xương suốt buổi tối cộng với mùi thơm của 10 vị thảo mộc.
12. Phở Tàu Bay đường Lý Thái Tổ, đối diện BV Nhi Đồng 1. Bán từ sáng đến khoảng 10h.
13. Phở, miến gà Nga Sơn – 43 Mạc Đĩnh Chi Q.1

Sưu tầm thêm:

1. Phở Phú Gia- Lý Chính Thắng (cách ngã 4 LCT- Trần QuốcThảo khoảng 200m): đây là quán phở Bắc rất đặc biệt:  Đặc điểm hành không cắt nhỏ mà để dài cọng xoắn *giống phở Gia Truyền ở phố Bát Đàn Hà Nội), có thể xin thêm bát hành sống (xunglắm đấy),nưóc phở rất ngon và thơm mùi gừng. Gửi xe khôngmất tiền, có trà Bắc nóng tráng miệng. Giờ kinh doanh :sáng 6g – 8g30 (vì tui thường tới lúc 9g thì hết phở),chiều khoảng 17 giờ gì đó (vì chưa ăn buổi chiều lần nào).
2. Phở Phú Hương chợ Bà Chiểu (gần cầu Sơn).
3. Phở Huệ (trong lòng chợ Đa Kao, đi từ hướng ĐinhTiên Hoàng 1 chiều, rẽ phải chỗ bán Dưa Hấu, chạy thẳng (khỏi gửi xe tốn 2.000đ) bên trái có người giữ xe không tốn tiền, nạm ở đây rất ngon.
4. Phở Cả Dậu thì đúng là hơi khó ăn tí , người nào ăn được thì ghiền lắm không tài nào nhịn được , pha tương bắc vào chén hành tây , rồi bỏ vào nước lèo của phở , mùi vị chua cuả nước lèo cộng với cái cay cay của hành vá tương ớt tạo cảm giác khó quên..
5. Phở Hương Bình đường Trường Sơn, đi qua trạm thu phí một chút , đối diện Super Bow, Phở nước trong, vị ngọt của xương chứ ko phải của đường hay bột ngọt. Bánh phở mềm vừa phải, thơm. các loại thịt đều tươi. Quán sạch sẽ, rau gia vị được nhặt rửa cẩn thận, đặc biệt có chiêu tráng nước sôi thìa muỗng.
6. Phở Bắc Hải (nghe nói là gốc) trong đường Lam Sơn thuộc khu sân bay (gần cổng Đoàn tiếp viên HK) đặc chất Bắc nước lèo còn thơm ngon hơn Phở Hương Bình nhưng ko có rau, giá thêm, ĐB ăn xong được free 1 ấm trà Bắc. Quán ko sạch như Hương Bình. . –> đãi người thân đc.

d. Hủ tiếu – Bánh canh:
Đôi lời: hủ tiếu gần như là đặc sẳn gắn liền với người miền nam , mà món nì hình chỉ người nam mới có thì phải . Ra bắc và huế chả thấy hàng hủ tiếu nào cả . Có thể phân loại hủ như sau
hủ tiếu phổ biến nhất là :

1. Hủ tiếu Nam Vang.
2. Hủ tiếu cá.
3. Hủ tiếu bò viên.
4. Hủ tiếu bò kho.

Một số loại hủ tiếu khác như : hủ tiếu THái lan , hủ tiếu kiểu người Hoa , hủ tiếu gõ coc cóc .
tờ nhận thấy wan bán hủ tiếu trên thành phố nì nhiều la liệt kh thể nếm thử hết , cũng như bít hết được , chỗ ngon khá nhiều mà chỗ dở thì lắm . Một vài địa chỉ tham khảo:

1. Hủ tiếu sườn: quán bánh bao cả cần ở đường nguyễn tri phương q5, ngay góc công viên ngã tư nguyễn tri phương với hùng vương. chỗ này vừa bán bánh bao vừa bán hủ tiếu, bán cũng lâu lắc lâu lơ rồi nhưng có điều bây giờ là chủ khác bán, ăn cũng được lắm đó.
Địa chỉ chính xác: 110 HÙNG VƯƠNG, P.9, Q.5, TP. HCM. Đi thẳng Hùng Vương (1 chiều nha) đến khúc Nguyễn Tri Phương là biết tới.
2. Hủ tiếu khô Phở Bình ở Nguyễn Thị Minh Khai nằm giữa Mạc Đĩnh Chi và Đinh Tiên Hoàng, phở ở đây ngon và giá cũng mềm hơn mấy chổ kia.
3. Quán hủ tiếu không nhớ tên nằm trên Nguyễn Tri Phương ngay Công Viên Văn Lang. Đi An Dương Vương rẽ Phải sang Nguyễn Tri Phương quán nằm bên tay trái . Quán nì ngon tuyệt cú . Nhất là hủ tiếu khô với sốt me ngon đặc tả . hủ tiếu nước với sườn non cũng rất khá.
4. Bánh canh cua, miến cua (Huế)… ở đường Lý Chính Thắng,Q3, gần ngã 3 với đường Kỳ Đồng.
5. Quán hủ tiếu khu Hồ Thị Kỉ. Đi trên Lý Thái Tổ quẹo vào Hồ Thi Kỉ (hoặc đi Hùng Vương rồi quẹo phải vào Hồ Thị Kỉ, như nhau cả), khu ăn uống này của người campuchia, rất ngon.
6. Đầu đường Võ Văn Tần, khúc CMT8 quẹo phải vào, chạy chừng 200m quẹo trái, đi týp 70m nhìn bên phải, có 1 quán hủ tíu nhỏ, ở đây bán hủ tíu, mì thịt bầm ngon bá phát, lại rẻ.
7. Hủ tiếu nam vang Hòang nằm ngay ngã tư Vĩnh Viễn – Nguyễn Tri Phương.
8. Hủ tiếu mì gà, cá viên Quận 5: nằm ngay góc đường Lương Nhữ Học và Hải Thượng Lãn Ông. Chưa thấy hủ tiếu nào ngon, và nấu khéo như vậy. Rất ngon.
9. Quán bánh bao cả cần ở Nguyễn Tri Phương có bán Hủ tiếu.
10. Quán không nhớ tên trên Nguyễn Cư TRinh , ngay ngã tư Nguyễn Cư Trinh với Trần Đình Xu , chỗ nì xưa nổi tiếng với món bún bò , nhưng bún bò dạo nì làm dở zui chỉ có Hủ Tiếu là ăn vẫn ngon như xưa.
11. Quán trong hẻm đường Lê Thị Riêng Q1 , đi từ bùng binh rẽ vào Lê Thị Riêng hẻm nằm bên tay phải , chỉ bán buổi sang . wan nì phải nói hủ tiếu sườn rất ngon , sườn ngon đặc biệt.
12. Hủ tiếu Kim Tháp số 475 Nhật Tảo, cũng là một địa chỉ khá quen thuộc và luôn đông khách.
13. Hủ tiếu cá Nam Lợi, số 43 Tôn Thất Đạm Nếu như bạn muốn ăn kiêng, không thích béo, hãy thử đến tiệm hủ tiếu cá Nam Lợi, số 43 Tôn Thất Đạm, bạn sẽ có ngay một tô hủ tiếu nóng thơm lừng, với thành phần chủ yếu là da gà và cá.
14. Số 319 Lý Thường Kiệt, quận 10. Khách sành ăn dù ở quận 1 hay tận Phú Nhuận cũng tìm đến để thưởng thức tô hủ tiếu Nam Vang của anh Ti-Lum, cựu đầu bếp Hoàng gia Campuchia. Cũng có không ít khách thích ăn hủ tiếu khô sau đó gọi thêm một chén xí-quách mềm chấm xì dầu, đặc biệt không tốn tiền gửi xe. Quán đông khách nhất vào khoảng 7h – 9h sáng.
15. Hủ tiếu xào ở góc đường Đề Thám, Cô Giang, Q. 1, bán vào buổi tối. Mùi xào mì giống như mì Chú Hỏa hồi xưa, dân SG cựu là biết. Dân ở đây thì hơi có máu mặt, nên các huynh ăn thì coi chừng móc túi nhen. Giá rất bình dân, ngòai ra có món phèo xào cải chua đưa cay cũng bắt mồi lắm
16. Bánh canh cua đường Bà Hạt (từ Nguyễn Tri Phương quẹo vào Bà Hạt), ở gần chợ Nguyễn Tri Phương, có quán bánh canh cua rất ngon .
17. Bánh canh cua trên đường Võ Văn Tần, góc ngã tư Võ Văn Tần – Trương Định, quán lề đường, khá ngon và rẻ, \.
18. Bánh canh cua đầu đường Trương Định (có bún mắm nữa nhưng theo chip không hợp) đầu đường Trương Định Q.1, gần chợ Bến Thành.

Sưu tầm thêm:

1. Hủ tiếu nam vang Nhân quán chuyên dành cho dân bụi đêm chỉ bán từ 5g30 chiều. Bên quận 10 thấy cũng ca ngợi nhiều vì chính chủ là người Nam VAng !?!?!? nhưng mình chưa đc ăn. Nhân quán nằm tại Nguyễn thượng HIền cái đg bé tý đi Ng thi Minh Khai gần tới Từ Dũ ( chỗ bán tiết canh nhất SG ) chưa ăn một quán nào ngon như vậy, giá cả lại hợp lý.
2. Quán Hồng Phát (389 đường Võ Văn Tần), kế bên hiến lúa võ văn tần , chỗ này thì ngoài hủ tiếu nam vang còn có nhiều món khác cũng ngon lắm, quán tàu nấu ăn được lắm, đãi khách hay bạn bè là wá tốt, giá cũng tương đương với hiến lúa
3. Bổ sung thêm, nếu muốn ăn Hủ tiếu Nam Vang lai người Việt thì đến quán Hủ Tiếm Nam Vang ở Đường Bà Hạt, gần chổ chợ điện tử Nhật Tảo, ngon nhưng giá không rẻ.
4. Hủ tiếu Cá Gà Tôn Thất Đạm: gần ngân hàng Công Thương, nước lèo trong, sự kết hợp tuyệt vời giữa những lát cá mỏng ngọt ngào và những miếng gà xé béo ngậy. Ăn rồi muốn ăn nữa. Nhược điểm: hơi đông về sáng nên phục vụ chưa tốt, nhưng buổi chiều thì ok
5. Hủ Tiếu ” Mì chú Tắc”. Trên đường Kỳ Đồng, gần tới ngã tư Bà Huyện.Mì tự chế, thâm niên nấu ăn từ trước giai phóng, đủ các lọai hủ tiếu, mì, gà, vịt tiềm… . service tốt.

Các món bún:
1. Bún ốc ngay góc Trần Huy Liệu & Hồ Văn Huê nè. Nói chung tiệm này chắc cũng nhiều người biết, tiệm nhỏ thôi, nếu ko lầm thì chỉ có 3 cái bàn, chuyên bán bún ốc, chấm nuớc mắm me chua ngọt, đặc trưng của người miền Nam
2. Bún mọc hẻm nhà thờ Vinh Sơn, Phạm Văn Hai.
3. Bún bò viên Nguyễn Đình Chiễu hẽm tiệm vàng.
4. Bún mắm. Địa chỉ : 338/41 nguyen dinh chieu p4 q3
5. Bún ốc trương định.
6. Phố bún bò ngã tư Phú Nhuận. Hẻm thứ 2, 3 phía Hai Bà Trưng.
7. Bún chả Vân Anh: gần Phở Hương Bình (qua Trạm thu phí đường Trường Sơn tí xíu) thực phẩm tươi, sạch, nước chấm ngon, thịt nước vừa phải ko nhiều mỡ. Có món nem (Bắc) rán khá ngon Quán rộng thoáng 14.000đ/phần –> đãi khách được
8. Bún Chả góc Phạm Văn Hai, Hoàng Văn Thụ tương tự quán Vân Anh nhưng quán ko thoáng đãng bằng. 15.000đ/phần
9. Bún chả Hàng Mành nằm khúc giữa đường Lê Quý Đôn, Q3 ăn cũng tạm được nhưng quán chặt trội, khói, ko sạch lắm, đông người được cái ở trung tâm. 13.000đ/phần
10. Bún chả cá, bún cá, bún sứa, gỏi sứa Nha Trang, quán bán từ sáng đến tối (nằm trên Trần Huy Liệu, ngã tư Nguyễn Trọng Tuyển).
11. BÚN BÒ CHÚ HÁ 278 Võ Văn Tần đt: 8340645
(có 2 quán gần nhau đều ghi CHÚ HÁ, nhưng chỉ có 1 quán là ngon, nước chấm ở đây rất khác biệt)
12. BÚN BÒ HUẾ 160 Bùi Thị Xuân (món chả cực ngon)
13. 115 Bùi Thị Xuân Góc ngã tư Bùi Thị Xuân – Cống Quỳnh.
14. BÚN 51 (kính thưa các lọai bún: riêu, bò, mắm, canh bún… & nhiều loại nữa như bánh canh…) 51 Hồ Bá Kiện, Q.10 (món bún mắm đặc biệt hãy gọi thử món này, nhớ gọi thêm 1 ly nước mía)
15. 110a Nguyễn Du ( chính giữa báo công an và nhạc viện thành phố )
16. 1241 3 Tháng 2 Q10, chất lượng như vàng
17. 19bis Trần Cao Vân Q1 ( ngay gần ngã tư Hai Bà Trưng – Trần Cao Vân ) chất lượng
18. BÚN CHẢ CÁ + GỎI CUỐN QUI NHƠN. (hương vị miền Trung tuyệt vời)
đầu đường Đồng Nai, Q.10 (trên con đường này còn có quán bánh khọt Vũng Tàu, đi vào những buổi chiều mưa như những ngày này ở SG thì quá tuyệt)
Bún bò Huế cư xá Bắc Hải, Cà ri bò gà, bánh mì chiên tôm nằm trong khu cư xá Bắc Hải, đi từ CMT8 vào quẹo vào con đường bên hông CV Lê Thị Riêng đi thẳng vào, qua khỏi bar Thảo Li khỏang 100m thấy có cái ngã ba, quẹo trái vào 1 chút là thấy. Quán lớn, nhà lầu 4 tầng (khi nào đi ngang mình sẽ lấy địa chỉ cụ thể sau).
a. Quán nghêu, ốc:
1. Quán ốc Hồ bơi Cộng Hòa, Tân Bình. Trên đường CáchMạngTháng 8, bên hông hồ bơi CôngHòa có con hẻm, đi vào 50m có 2 quán nghêu sò ốc hến & hột vịt lộn chiên, từ ngoài CMT8 vào bỏ tiệm thứ I, tiệm thứ II mới ngon. Quán cực kì rội rãi, diện tích khỏang 4mx16m, ngồi trên lầu.
2. Ốc ở ngã tư Trần Huy Liệu và Hùynh Văn Bánh.
3. Phố ăn uống đường Bà Hạt (hình như chỉ có buổi tối).
4. Phố ăn ốc hẻm Trần Hưng Đạo (kế bên nhà Hàng Food Center, 393B Trần Hưng Đạo, phường Cầu Kho). Các loại thuỷ hải sản, hột vịt lộn (xào me, nướng mỡ hành, đậu phộng, xào tỏi…)
5. Quán ốc Bảo 16/47 Nguyễn Thiện Thuật-nơi thường xuyên lui tới của các ca sĩ, diễn viên điện ảnh và người mẫu.
6. Quán ốc Kỳ Đồng (ở góc đường Trương Định – Kỳ Đồng) nổi tiếng khá ngon nhưng bạn đừng mơ được phục vụ chu đáo.
7. Quán Vân ốc (kô nhớ rõ tên) bán vào buổi tối trên đường Phan Chu Chinh , Q1-dọc chợ Bến Thành.
b. Các món học sinh: Phá lấu – Gỏi khô bò – Cá viên chiên…
1. Phố ăn uống chung cư Nguyễn Đình Chiểu (đường Hoàng Sa, P.ĐaKao, Q1)
Phá lấu, bánh mì, gỏi khô bò, canh bún, sinh tố, trái cây.
2. Phố ăn uống Vườn Đôi (số 7 Tân Kiểng, Q7)
Bột chiên, mì xào, súp, trái cây, sinh tố. Bán từ 15h.
3. Bột chiên đường Nguyễn án (nguỹen Trãi quẹo phải, gần trường Mạnh Kiếm Hùng). Mùi vị đặc biệt
4. Cháo thập cẩm, bột chiên nhà thờ cha tam (đường Học Lạc).
5. Cá viên chiên đối diện Trống Đồng, gần quán này có há cảo, và nhiều món để ăn chơi. Nói chung là tiện đường đi lại (nằm chỗ giao ở Sương Nguyệt Ánh và CMT8).
6. Cá viên chiên (trần hưng đạo B, gần nhà sách Đại Thế giới)
7. Phá lấu Dì Liên trên đường Phan Văn Trị. Đi Nguyễn Trãi (hướng Q1 ra Q5), đến Nguyễn Biểu quẹo trái sẽ thấy đường Phan Văn Tri, đến đây quẹo phải. Cạnh quán có trà sữa, bột chiên… Khá nổi tiếng với giới học sinh.
8. Phá lấu bờ kè , chạy từ ngã tư Nguyễn Thị Minh Khai – Hai Bà Trưng tới cầu Thị Nghè thì rẽ trái vào bờ kè đi 1 xíu sẽ thấy ngã 3 . Rẽ trái vào sẽ thấy toàn bán phá lấu .. Ăn ở tiệm trong cùng là ngon nhất .
9. Xôi Bùi Thị Xuân 111 Bùi Thị Xuân,, gần bệnh viện Từ Dũ
c. Quán nhậu:
1. Tên : Minh Hạnh
Địa chỉ : 28 Đặng Văn Ngữ, P.12, Quận Phú Nhuận, Hồ Chí Minh
Ghi chú : Quán nhỏ bình dân, đặc biệt đồ ăn rất ngon và có bia tươi.
2. Tên : Tram Hoa
Địa chỉ : 19 Cộng Hoà p12, Quận Tân Bình, Hồ Chí Minh
3. Tên : Quán ăn Mỹ Hưng
Địa chỉ : 131 Nguyễn Tri Phưng, P.8, Quận 5, Hồ Chí Minh
4. Tên : Quán ăn Thành Phát
Địa chỉ : 19A Kỳ Đồng, Quận 3, Hồ Chí Minh
5. Tên : Quán ăn đặc biệt Việt Nam
Địa chỉ : 269 Điện Biên Phủ, P.7, Quận 3, Hồ Chí Minh
6. Tên : Nam Bộ ẩm thực phố:
Địa chỉ : 303 Điện Biên Phủ, Q.3, TP.HCM, Quận 3, Hồ Chí Minh Ghi chú : Nam Bộ ẩm thực phố là một nhà hàng chọn các món ăn Nam bộ làm chủ lực như tên gọi của mình. Với sức chứa khong 200 khách cùng với lực lượng phục vụ 15 người do đó thời gian chờ đợi của khách sẽ kh”ng lâu.
7. Tên : Lẩu dê Tứ Xuyên
Địa chỉ : A73 Bạch Đằng- F2 -, Quận Tân Bình, Hồ Chí Minh
8. Lẩu dê Trương Định
Nổi tiếng với các món lẩu dê, dê nướng, vú dê,…
9. Nhậu kiểu Huế thì có quán Đông Ba trên Trần Huy Liệu (gần ngã 4 với Huỳnh Văn Bánh) có các món nhậu kiểu Huế (món nhậu chứ ko phải chỉ món ăn bánh này bánh kia nhe), đặc biệt có bán bia Huế Halida, Festival nữa. Bán từ sáng đến tối
10. Đặc sản Phan Thiết, lẩu cá Mập, lẩu cá Đuối, lẩu trứng cá thu, gỏi ốc giác, cá rô con chiên giòn, dế, bò cạp, dông… giá vừa phải, quán khách ít, ăn ngonĐịa chỉ 3A Thích Quảng Đức (phía sau khu vui chơi thiếu nhi) gần ngã 4 Phan Đăng Lưu
11. Quán Lẩu Dê trên Nơ Trang có món lẩu dê làm kiểu tiềm thuốc Bắc rất lạ, món xào lăn ngăn cũng rất ngon…
12. Muốn nhậu với chiến hữu, các bác ghé Bà Tám bên hông sân Thống Nhât, có nhiều món lạ, đông vui lắm
13. Tên : Quán ăn Tân Hi
Địa chỉ : 11/2A Tân Hi, P.14, Quận Tân Bình, Hồ Chí Minh

1. QUÁN KEM
1. Kem tươi Vũ Dũng (31A Trần Quốc Toản F8 Q3)
Kem tươi, kem chiên, cá viên chiên, gỏi khô bò, há cảo, bánh xếp 1k
2. Kem Vàng Anh (20/C23 3/2 F12 Q10 Cư Xá Nguyễn Trung Trực)
Địa chỉ : 20C28 cư xá Nguyễn Trung Trực, đường 3-2, Q.10
3. Kem Pinky (20bis Trương ĐịnhQ3, 55 bis Sương Nguyệt ánh Q1)
Địa chỉ : 345 Nguyễn TrọngTuyển, P.1, Q. Tân Bình
Pinky Trên đường Cao Thắng cạnh rạp Thăng Long
4. Kem GOODY (20 Trương Định) Kem viên . khá mắc
5. Kem MUM mập (41A Trần Quốc Thảo, Q3) Kem tamagochi gói trong bánh su kem với cocacola, đá bào…
6. Kem Kiwi (1B Trần Cao VânQ1) 13k-18k
7. Kem ý Mely 343 Võ Văn Tần Q3 S1-S2 Nguyễn Hồng Đào TB 368-370 Vĩnh Viễn Q10
8. Kem Á Đông
Địa chỉ : Gần trưòng THPT NGUYễN HữU CầU, , Hồ Chí Minh
Ghi chú : Có các loại chè và nước giải khát với giá thành rẻ .
9. Cafe kem BABY
Địa chỉ : 781/C3 Lê Hồng Phong (nối dài), F12, Quận 10, Hồ Chí Minh
Ghi chú : Các loại kem ở đây vừa ngon nhưng rẻ, hợp vệ sinh, khung cảnh thoáng mát.
10. Kem Tươi 173 Hai Bà Trưng, Quận 3, Hồ Chí Minh
Ghi chú : Ngoài trời, thoáng mát. Kem ngon. Vệ sinh
11. Bố Già – Quán kem
Địa chỉ : Hồ Huấn Nghiệp, (đối diện Vũ Trường Mưa Rừng) Quận 1, Hồ Chí Minh
Ghi chú : Thực đn chính : Các loại kem
12. Mây Rừng Địa chỉ : 3 Khánh Hội, , Hồ Chí Minh
Ghi chú : Các món kem đủ loại
13. Thanh Tho Địa chỉ : 2829 Phạm Thế Hiển F7 Q8, , Hồ Chí Minh
Ghi chú : Ngòai ra còn có nhiều lọai nước uống khác .
14. Thiên Lý Địa chỉ : 225bis Nam kỳ khởi Nghĩa, Quận 3, Hồ Chí Minh
Ghi chú : Thực đn chính : kem , kem của các nức Đ”ng Nam á và Châu Âu
15. Kem Brodar: nằm trên đường Nguyễn Thiệp Q.1, đường này cắt đường Đồng Khởi và Nguyễn Huệ, nó nằm đối diện KS. Sheraton – quán kem này ngon lắm mà giá cả hợp lý, ở đây có bán cả bánh kem, bánh quy ngon dã man.
Sưu tầm thêm:
1. Kem ý Pisa (Địa chỉ : 133 Hai Bà Trưng, Quận 1, Hồ Chí Minh)
Ghi chú : Lãng mạn và “kinh tế” – bạn nên gọi kem Lover.
2. MonteRosa Võ Văn Tần
297 Phạm Ngũ Lão, , Hồ Chí Minh
125A Hai Bà Trưng, Quận 1, Hồ Chí Minh
3. Kem Pháp PARO’S
Địa chỉ : 61B Đặng Dung, Phường Tân Định, Quận 1
4. Fanny
Địa chỉ : 29 – 31 Tôn Thất Thiệp, Quận 11, Hồ Chí Minh
5. Bắc Cực Kem ý
Địa chỉ : 905 Trần Hưng Đạo, Quận 5, Hồ Chí Minh
6. Kem 31 Mùi
Địa chỉ : 128A Pasteur, Quận 3, Hồ Chí Minh
Ghi chú : Vừa thưởng thức kem ngon vừa ngắm phố. Vệ sinh
7. Kem-Café Ciao
Địa chỉ : 72 Nguyễn Huệ, Quận 1, Hồ Chí Minh
Ghi chú : Có nước uống và thức ăn nhẹ
2. CHÈ, ĂN NGỌT
1. Chè Bụi Đời (cuối đường Bùi Minh Trực, Q8, gần ngã ba Bông Sen)
Chè bà ba đá.
2. Chè 75 (75 Trần Huy Liệu, Q3)
Chè, bò bía, gỏi khô bò, bột chiên. 1k-5k
3. Yên Ðỗ 79 Lý Chính Thắng F8 Q3 .
4. Chè Hà Kí (140 Châu Văn Liêm Q5)
Chè, sâm bổ lượng và BáNH CUốN
5. Thạch chè Hiển Khánh ở Nguyễn Đình Chiểu.
6. Thạch chè Lộc Tài (61 Nguyễn Duy Dương Q5)
Đặc biệt: kem chè Singapore
7. An Đô (gần nhà sách Nguyễn Văn Cừ)
8. Chè Gia Phú (đối diện cổng trường Nguyễn Huệ Q6)
Chè, sinh tố, bột chiên, súp, bò bía. 9h-23h.
9. Quán Sinh tố 142 Lý Chính Thắng
Nước uống, trái cây, kem ngon rẻ.
10. Cocktail sữa Nguyễn Tri Phương.
11. Quán trái cây dầm nằm trên đường Lý Chính Thắng (chỗ giao với trần quốc thảo đi lên mấy trăm mét nhìn bên tay trái).
12. Chè tàu: ăn chè mà có thuốc bắc tá lả, ăn ly chè giá bằng ăn tô hủ tiếu bình dân nhưng mà ngon lắm nghen, nghe vị lạ lạ thì ghé quán chè tàu trên đường châu văn liêm q5
13. Chè hột vịt hay là chè trứng cút thì ghé hẻm nguyễn thiện thuật q3, ngay ngã tư với nguyễn đình chiểu, hướng đi ra điện biên phủ thì hẻm bên tay phải , dòm tay trái luôn thấy thằng cha bán chè mập thù lù lai ấn độ đen đen, ông này là đời thứ hai rồi đó ở đây chè táo sạn có nuớc dừa rất ngon.
3. CAFÉ
Ghi chú: Giá cả các quán café ở đây đã khá lâu không kiểm tra hết được, các bạn thông cảm nếu như có sai sót.
1. Quán Cõi Riêng: đường Nguyễn Trọng Tuyển Quận Tân Bình, quán này nằm gần trường THCS Ngô Sĩ Liên, ngay chỗ giao với Phạm Văn Hai, thiết kế rất “Trịnh”.
2. Quán Vô Thường ở đường Tân Canh, Tân Bình. (không nhớ địa chỉ)
3. Quán Ciao (trên đường Mạc Đĩnh Chi)
Không gian yên tĩnh, ấm cúng, khung cảnh lịch sự, món pizza ở đó rất ngon.
Sau 8h tối thì có chơi đàn piano, nghe tuyệt vô cùng. Mỗi tội hơi đắt.
4. Quán Thư Giãn (trên đường Nguyễn Thị Diệu)
Quán nhỏ, ấm áp, mỗi bàn có đốt đèn cầy
5. Bar-Cafe Ngược Thời Gian
Địa chỉ : 193A/6 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, F7, Quận 3, Hồ Chí Minh
Ghi chú : Phong cách Paris giữa lòng Sài Gòn, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, phục vụ chu đáo tận tình, chắc chắn bạn sẽ có những giờ phút thư giãn tuyệt vời
6. bên những người thân bạn bè khi đến với Cà phê Ngược Thời Gian.
7. Cafe K&T (không đắt)
Địa chỉ : 11a Hoà Hưng P12, Quận 10, Hồ Chí Minh
Ghi chú : Cafe sân thượng, thoáng mát, có thể nhìn thấy quang cnh thành phố, ni
8. lý tưởng để hóng mát và họp mặt bạn bè.`
9. GRAMMY CAFE
Địa chỉ : 40a Trần Cao Vân, Quận 3, Hồ Chí Minh
10. Hình Như Là
Địa chỉ : 290 Nguyễn Đình Chính, Quận Phú Nhuận, Hồ Chí Minh
Ghi chú : Cực kỳ đẹp, quán dành cho những người có tâm hồn… lãng mạn
11. Tí Nị
Địa chỉ : 3/5 Nguyễn Đình Chiểu, Đakao, Quận 1, Hồ Chí Minh
Ghi chú : Sân vườn thoáng mát,hết sức rồ-man-tíc,thức uống ngon,bổ,rẻ…ok!
12. Suối Mơ
Địa chỉ : 131c Phan Đăng Lưu, Quận Phú Nhuận, Hồ Chí Minh
Ghi chú : Quán sân vườn,thoáng mát, yên tỉnh, ni thích hợp cho các bạn trẻ, với một cm giác rất YO.
13. Nắng Xanh, 58 Phan Xích Long, phường 1, quận Phú Nhuận, TP HCM
Quán có thiết kế sân vườn cực đẹp, có chỗ ngồi trong nhà.
14. Chợt Nhớ 2
Địa chỉ : Gần ngã tư NKKN – Trần Quốc Ton, Quận Phú Nhuận, Hồ Chí Minh
Ghi chú : Khung cnh tuyệt đẹp, lãng mạn…
15. Café Hoàng Phố Địa chỉ : 49 Điện Biên Phủ, Quận 1, Hồ Chí Minh
Ghi chú : Lịch sự, yên tĩnh, phòng máy lạnh. Karaoke miễn phí
16. Cảm xúc
Địa chỉ : 8 Ngô Thời Nhiệm, cạnh trường Huflit, Quận 3, Hồ Chí Minh
Ghi chú : Quán yên tĩnh,nhạc nhẹ.Trang trí đẹp.Phục vụ tốt
17. Sài Gòn Cafe Địa chỉ : 686 Trần Hưng Đạo B, Quận 1, Hồ Chí Minh
18. Vạn Xuân
Địa chỉ : 76 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3, Hồ Chí Minh
Ghi chú : Thực đơn chính : cafê, nước uống các loại
19. Sỏi đá: nẳm trên đường Ngô Thời Nhiệm,
quán này buổi tối rất lãng mạn, có ca sĩ phục vụ sau 8h30
phục vụ khá tốt. giữ xe rộng rãi, quán này mình rất thích.
20. Net Việt
151/5 Nguyễn Văn Trỗi, quận Phú Nhuận, HCM.
Quán có thiết kế đẹp, là nơi thích hợp để hội họp bạn bè
21. Vô thường, số 11 đường Tân Canh, Tân Bình.
Một quán phong cách Trịnh, ngay từ cái tên quán.
3. TRÀ
1. Cát Khánh, địa chỉ: 372/2B CMT8 phường 10 quận 3, 8465206
2. Kissaten
Địa chỉ : 361/21/2 Nguyễn Đình Chiểu, q.3 5326783
3. Dilmah 149 Nguyễn Du Q1
Từ CMT8 đi ngược chiều 1 chút là tới ^_^. Có nhiều lọai thức uống
4. K&T 207/69 đường 3/2 F11 Q10
8300817
5. Tao Quán 83/2 Đào Duy Từ F5 Q10
8578360
6. Hồng Giao 140/22C Lạc Long Quân F9 QTân Bình

PHẦN C: CÁC ĐỊA CHỈ TỔNG HỢP
Ghi chú: Các địa chỉ tổng hợp trong sổ tay này được trình bày trong 1 mục duy nhất (phần C) do có ít quán hoặc khong phổ biến. Các bạn hãy sử dụng chức năng Tìm kiếm (Search) để rút ngắn thời gian. Các quán giống nhau sẽ được sắp xếp gần nhau.
1. Bánh bao Cả Cần, ở đường nguyễn tri phương q5, ngay góc công viên ngã tư nguyễn tri phương với hùng vương.
2. Xôi gà , gà luộc thì ngon nhất SG chỗ chiều Hà Nội đường Phạm văn Hai, Q. Tân Bình.
3. Bánh khọt trên đường Nguyễn Văn Trỗi-Hùynh Văn Bánh
4. Bánh khọt ngã tư Bà Huyện Thanh Quan với Ngô Thời Nhiệm(buổi chiều mới bán).
5. Bánh khọt cô Ba Vũng Tàu 59b Cao Thắng
6. Bánh xèo đường Ngô Quyền, Q.5 (gần đường Hùng Vương). Bánh to giống bánh xèo A Phủ.
7. Cháo mực: góc đường Phó Đức Chính & Nguyễn c”ng Trứ [4k/t”]–> buổi tối
8. Cháo bò viên: đường Trần Hưng Đạo (gần Trần Bình Trọng, kế là cơm gà Hải Nam đó, chỉ bán 3h-5h30).
9. Cháo hột vịt bắc tho: Nguyễn Thái Bình Q.1 (kế Tân lạc Viên – từ 5h a.m đến 8h)
10. Cháo đủ thứ: Cao Đạt ( Trần Bình Trọng)
11. Cháo lòng Minh Khai (lúc trước là quán lề đường, nay có bàn ghế trong nhà)
hẻm 153 Nguyễn Thị Minh Khai (gần Tôn Thất Tùng)
12. Bánh mì Bùi Thị Xuân – ngay ngã tư Bùi Thị Xuân và Tôn Thất Tùng Q.1 (có 2 quán lận, nhưng quán nào sau lưng có cho thuê phim thì mới ngon), bảo đảm không tiếc tiền sau khi ăn. (122c Bùi Thị Xuân Q1)
13. Quán Minh Châu – chuyên món Hà Nội (xôi nén, xôi vò, chả lụa, chả quế, bánh dày…..) – gần ngã tư Lý Tự Trọng và Nguyễn Trung Trực Q.1. từ bùng binh quẹo vào LTT đi một hồi nhìn bên trái là thấy, đối diện nó là quán bánh cuốn cà cuống
14. Beeksteek bình dân ở cư xá 100 căn (đối diện cổng sau đại học bách khoa HCM).
15. Tiết canh vịt : bên cạnh cây xăng gần ngã tư Lê Văn Sỹ – Bùi Thị Xuân (Tân Bình) có quán tiết canh vịt ngon đáo để , trong tiết có bầm một ít sụn ăn dòn dòn . Thứ này cộng thêm ít rượu chuối là lên tiên được rồi ..
16. Vịt quay Bắc Kinh : cuối đường Lê Hồng Phong nối dài gần ra tới Trần Hưng Đạo (đoạn giữa Nguyễn Trãi và Trần Hưng Đạo) có quán ăn của người Hoa có món vịt quay Bắc Kinh ngon lắm.
17. Món ăn xứ Huế: Quán Ngự Bình số 82 cư xá Nguyễn Văn Trỗi, quận Phú Nhuận có đủ những món ăn mang đậm hương vị cố đô mà không gian và cách bài trí cũng rất Huế.
18. Những món của xứ Bắc :
+ Quán Dáng Xưa ở số 33 Cao Thắng,
+ Hương Xưa ở 84 Bùi Thị Xuân
+ 43 Lý Tự Trọng. Có cả món chả rươi và đọt lan chấm tương bần đạm bạc.
19. Quán 43 Mạc Đĩnh Chi, quận 1.
Có thực đơn hơn 200 món, lại khéo chế biến nên tạo được nét riêng. Nổi tiếng ở đây là món lươn rang muối, trứng cá Nhật, cá hồi. Giá cả ở đây không rẻ chút nào, mặc dù người chủ quán khẳng định đã giảm một nửa so với nhiều nơi khác. Quán có mấy gian phòng rộng, bày biện khá ngăn nắp, thích hợp cho khi cả gia đình cùng đi ăn
20. Quán cây tre trên đường Lê Quí Đôn, khúc gần tới Võ Thị Sáu, khá hơn quán Ngon (xem phía trên), ăn ở nhiều nơi nhưng cây tre là ngon nhất. Giá bình dân, sáng trưa chiều tối đều hợp lý.
21. Cua rang me thì đi qua bệnh viện Chợ Rẫy thêm một ngã tư nữa rẽ trái đi hết đường là tới. Cho dù là vỉa hè nhưng chả có nhà hàng sang trọng nào có thể wa đc món này.
22. Bánh mì Nam Sơn (bò né): quán này nhiều người biết, tùy sở thích mỗi người chọn quán khác nhau. chip thì hay đi quán ở đường Nam Kỳ, gần CoOp Nguyễn Đình Chiểu.
23. Bò né đường Lý Chính Thắng nhiều món: có bò lúc lắc, mì ý…
Đường Lý Chính Thắng (ngay góc ngã tư đèn xanh đèn đỏ LCT với Nam Kỳ)
24. Nước cam , bưởi 122b Bùi Thị Xuân Q1 .  Bán lề đường mà rất ngon.

Bữa tiệc đêm trong nhà vệ sinh ( Nguyên Tác: Chu Hải Lượng – TQ)


Chị là Oshin – người giúp việc nhà cho một ông chủ ngoại ngũ tuần, rất giàu có. Đêm xuống, xong việc, vội vàng về với đứa con trai nhỏ 5 tuổi suốt ngày ngóng đợi trong căn nhà tồi tàn..
Hôm ấy, chủ nhà có lễ lớn, mời rất nhiều bạn bè quan khách đến dự tiệc đêm. Ông chủ bảo : Hôm nay việc nhiều, chị có thể về muộn hơn không? Thưa được ạ, có điều đứa con trai nhỏ quá, ở nhà tối một mình lâu sẽ sợ hãi. Ông chủ ân cần: Vậy chị hãy mang cháu đến cùng nhé.

Chị mang theo con trai đến. Đi đường nói với nó rằng : Mẹ sẽ cho con đi dự tiệc đêm. Thằng bé rất háo hức. Nó đâu biết là mẹ làm Oshin là như thế nào kia chứ! Vả lại, chị cũng không muốn cho trí tuệ non nớt của nó phải sớm hiểu sự khác biệt giữa người giàu kẻ nghèo. Chị âm thầm mua 2 chiếc xúc xích.

Khách khứa đến mỗi lúc mỗi đông. Ai cũng lịch sự. Ngôi nhà rộng và tráng lệ… Nhiều người tham quan, đi lại, trò chuyện. Chị rất bận không thường xuyên để mắt được đến đứa con nhếch nhác của mình. Chị sợ hình ảnh nó làm hỏng buổi lễ của mọi người. Cuối cùng chị cũng tìm ra được cách : đưa nó vào ngồi trong phòng vệ sinh của chủ… đó có vẻ như là nơi yên tĩnh và không ai dùng tới trong buổi tiệc đêm nay. Đặt 2 miếng xúc xích vừa mua để vào chiếc đĩa sứ, chị cố lấy giọng vui vẻ nói với Con : Đây là phòng dành riêng cho con đấy, nào tiệc đêm bắt đầu! Chị dặn con cứ ngồi yên trong đó đợi chị đón về. Thằng bé nhìn “căn phòng dành cho nó” thật sạch sẽ thơm tho, đẹp đẽ quá mức mà chưa từng được biết. Nó thích thú vô cùng, ngồi xuống sàn, bắt đầu ăn xúc xích được đặt trên bàn đá có gương, và âm ư hát… tự mừng cho mình.

Tiệc đêm bắt đầu. Người chủ nhà nhớ đến con trai chị, gặp chị đang trong bếp hỏi. Chị trả lời ấp úng: Không biết nó đã chạy đi đằng nào… Ông chủ nhìn chị làm thuê như có vẻ giấu diếm khó nói. Ông lặng lẽ đi tìm… Qua phòng vệ sinh thấy tiếng trẻ con hát vọng ra, ông mở cửa, ngây người: Cháu nấp ở đây làm gì ? Cháu biết đây là chỗ nào không ? Thằng bé hồ hởi : Đây là phòng ông chủ nhà dành riêng cho cháu dự tiệc đêm, mẹ cháu bảo thế, nhưng cháu muốn có ai cùng với cháu ngồi đây cùng ăn cơ!

Ông chủ nhà thấy sống mũi mình cay xè, cố kìm nước mắt chảy ra, ông đã rõ tất cả, nhẹ nhàng ngồi xuống nói ấm áp: Con hãy đợi ta nhé. Rồi ông quay lại bàn tiệc nói với mọi người hãy tự nhiên vui vẻ, còn ông sẽ bận tiếp một người khác đặc biệt của buổi tối hôm nay. Ông để một chút thức ăn trên cái đĩa to, và mang xuống phòng vệ sinh. Ông gõ cửa phòng lịch sự… Thằng bé mở cửa… Ông bước vào: Nào chúng ta cùng ăn tiệc trong căn phòng tuyệt vời này nhé. Thằng bé vui sướng lắm. Hai người ngồi xuống sàn vừa ăn ngon lành vừa chuyện trò rả rích, lại còn cùng nhau nghêu ngao hát nữa chứ… Mọi người cũng đã biết. Liên tục có khách đến ân cần gõ cửa phòng vệ sinh, chào hỏi hai người rất lịch sự và chúc họ ngon miệng, thậm chí nhiều người cùng ngồi xuống sàn hát những bài hát vui của trẻ nhỏ… Tất cả đều thật chân thành, ấm áp!

Nhiều năm tháng qua đi… Cậu bé đã rất thành đạt, trở nên giàu có, vươn lên tầng lớp thượng lưu trong xã hội. Nhưng không bao giờ quên giúp đỡ những người nghèo khó chăm chỉ. Một điều quan trọng đã hình thành trong nhân cách của anh: Ông chủ nhà năm xưa đã vô cùng nhân ái và cẩn trọng bảo vệ tình cảm và sự tự tôn của một đứa bé 5 tuổi như thế nào…

Bức tranh chân dung!


Có một người đàn ông yêu thích mỹ thuật. Ông ta say mê đến mức gần như
sống vì niềm say mê của mình. Sưu tập tranh là mục tiêu cả đời của ông.
Ông làm việc rất chăm chỉ để dành tiền tiết kiệm nhằm mua thêm các tác
phẩm hội họa cho bộ sưu tập của mình. Ông mua rất nhiều tác phẩm của
các họa sỹ nổi tiếng.
Người đàn ông này đã góa vợ. Ông chỉ có một người con trai. Ông đã truyền
lại cho con mình niềm say mê sưu tầm đó. Ông rất tự hào về con trai của
mình khi anh ta cũng trở thành một nhà sưu tầm nổi tiếng như ông.
Một thời gian sau, đất nước bỗng có chiến tranh. Người con trai, cũng như
mọi thanh niên khác, lên đường tòng quân. Và sau một thời gian thì câu
chuyện xảy ra…
Một hôm, người cha nhận được một lá thư thông báo rằng người con đã
mất tích khi đang làm nhiệm vụ. Người cha đau khổ đến tột cùng. Thật là
khủng khiếp khi người cha không thể biết được điều gì đang xảy ra với con
mình.
Vài tuần sau ông nhận được một lá thư nữa. Lá thư này báo với ông rằng
con ông đã hy sinh khi làm nhiệm vụ. Ông gần như chết đi một nửa người.
Thật khó khăn khi đọc tiếp lá thư đó, nhưng ông vẫn cố. Trong thư, người ta
báo rằng con ông đã rút lui đến nơi an toàn. Nhưng thấy trên bãi chiến
trường vẫn còn những đồng đội bị thương, con ông đã quay lại và đưa về
từng thương binh một. Cho đến khi đưa người cuối cùng về gần đến khu
vực an toàn thì con ông đã trúng đạn và hy sinh.
Một tháng sau, đến ngày Noel, ông không muốn ra khỏi nhà. Ông không thể
hình dung được một Noel mà thiếu con trai mình bên cạnh. Ông đang ở
trong nhà thì có tiếng chuông gọi cửa. Đứng trước cửa nhà là một chàng trai
tay cầm một bọc lớn.
Chàng trai nói “Thưa bác, bác không biết cháu, nhưng cháu là người mà con
bác đã cứu trước khi hy sinh. Cháu không giàu có, nên cháu không biết
đem đến cái gì để đền đáp cho điều mà con bác đã làm cho cháu. Cháu
được anh ấy kể lại rằng bác thích sưu tầm tranh, bởi vậy dù cháu không
phải là một họa sỹ, cháu cũng vẽ một bức chân dung con trai bác để tặng
cho bác. Cháu mong bác nhận cho cháu.”
Người cha đem bức tranh vào nhà, mở ra. Tháo bức tranh giá trị nhất vẫn
treo trên lò sưởi xuống, ông thay vào đó là bức chân dung người con. Nước
mắt lưng tròng, ông nói với chàng trai “Đây là bức tranh giá trị nhất mà ta có
được. Nó có giá trị hơn tất cả các tranh mà ta có trong căn nhà này.”
Chàng trai ở lại với người cha qua Noel đó rồi hai người chia tay. Sau vài
năm, người cha bị bệnh nặng. Tin tức về việc ông qua đời lan truyền đi rất
xa. Mọi người đều muốn tham gia vào cuộc bán đấu giá những tác phẩm
nghệ thuật mà người cha đã sưu tầm được qua thời gian. Cuối cùng thì buổi
bán đấu giá cũng được công bố vào ngày Noel năm đó. Các nhà sưu tầm và
những nhà đại diện cho các viện bảo tàng đều háo hức muốn mua các tác
phẩm nổi tiếng. Toà nhà bán đấu giá đầy người. Người điều khiển đứng lên
và nói “Tôi xin cám ơn mọi người đã đến đông đủ như vậy. Bức tranh đầu
tiên sẽ là bức chân dung này…”
Có người la lên “Đó chỉ là chân dung đứa con trai ông cụ thôi! Sao chúng ta
không bỏ qua nó, và bắt đầu bằng những bức có giá trị thật sự?”
Người điều khiển nói “Chúng ta sẽ bắt đầu bằng bức này trước!”
Người điều khiển bắt đầu “Ai sẽ mua với giá $100?”
Không ai trả lời nên ông ta lại tiếp “Ai sẽ mua với giá $50?”
Cũng không có ai trả lời nên ông ta lại hỏi “Có ai mua với giá $40?”
Cũng không ai muốn mua. Người điều khiển lại hỏi “Không ai muốn trả giá
cho bức tranh này sao?” Một người đàn ông già đứng lên “Anh có thể bán
với giá $10 được không? Anh thấy đấy, $10 là tất cả những gì tôi có. Tôi là
hàng xóm của ông cụ và tôi biết thằng bé đó. Tôi đã thấy thằng bé lớn lên và
tôi thật sự yêu quý nó. Tôi rất muốn có bức tranh đó. Vậy anh có đồng ý
không?”
Người điều khiển nói “$10 lần thứ nhất, lần thứ nhì, bán!”
Tiếng ồn ào vui mừng nổi lên và mọi người nói với nhau “Chúng ta có thể bắt
đầu thật sự được rồi!” Người điều khiển nói “Xin cảm ơn mọi người đã đến.
Thật là vinh hạnh khi có mặt những vị khách quý ở đây. Bữa nay chúng ta
sẽ dừng tại đây!”
Đám đông nổi giận “Anh nói là hết đấu giá? Anh vẫn chưa đấu giá toàn bộ
các tác phẩm nổi tiếng kia mà?” Người điều khiển nói “Tôi xin lỗi nhưng buổi
bán đấu giá đã chấm dứt. Mọi người hãy xem chúc thư của ông cụ đây,
NGƯỜI NÀO LẤY BỨC CHÂN DUNG CON TÔI SẼ ĐƯỢC TẤT CẢ CÁC
BỨC TRANH CÒN LẠI! Và đó là lời cuối cùng!”

Cây thì là…


cay thi la

Hôm nay vô tình tìm được câu chuyện vui về cái tên thì là…

“Ngày xửa ngày xưa, đã lâu lắm rồi, khi ấy tất cả muôn lòai chim thú, cây cỏ đều chưa còn có tên gọi. Một hôm nọ, ông Trời cho tập hợp tất cả các loài cây cỏ lại để ban cho mỗi loài một cái tên. Thôi thì phải biết, các loại cây đều giành nhau đến trước để được đặt tên theo ý mình mong muốn. Cây dịu dàng toả hương, thích được gọi tên mình là lan. Cây õng ẹo múa nhịp nhàng, xin được đặt tên là tóc tiên. Cây hiên ngang đi đứng, được gọi là thông. Các loại rau, cỏ cũng vậy chen chúc nhau nài nỉ để ông trời đặt cho mình những cái tên thật đẹp như quế, dấp cá, tía tô, húng… Cho đến cuối ngày, khi các cây cỏ đều đã được đặt tên, hoan hỉ về hết, ông Trời cũng đã mệt thiu thiu vào giấc ngủ chợt có một cây nho nhỏ lúc đó mới hớt ha hớt hải chạy đến, xin tên gì cũng được vì nó phải chăm sóc bà bị bệnh nên không thể đến sớm được. Ông Trời thấy lòng hiếu thảo của nó thật đáng cảm động nên không trách phạt nhưng nghĩ mãi, nghĩ mãi vẫn không ra được cái tên gì nữa, cho nên ông cứ ngập ngừng mãi:

– Tên của con là… thì là…thì là…

Nhành cây mới chỉ nghe đến vậy, mừng quá hét toáng lên:

– Ôi tôi có tên rồi! Tôi là Thì Là!

Nó vui quá vội vàng cám ơn ông Trời rồi chạy nhanh về nhà khoe với bà và bạn bè cái tên mới được Trời ban cho mình. Từ đó, muôn loài gọi nó là cây thì là hay là thìa là. Tuy rằng cái tên đó rất buồn cười, nhưng không một loài nào chế diễu, bởi vì lòng hiếu thảo của nó đã hơn tất cả các loại cây khác rồi”.

Danh sách khách sạn và quán ăn ở Vũng tàu!


Tui thích đi biển để được hít cái không khí mằn mặn của gió biển, được ngâm mình vào làn nước biển. Và một trong số những bãi biển ưa thích của tui là Vũng tàu, chỉ mất khoảng 1h15ph nếu đi bằng tàu cánh ngầm là ta có thể đến được Vũng tàu. Chính vì khoảng cách khá gần và phương tiện đi lại khá nhanh chóng đó nên năm nào gia đình tui cũng đi VT từ 2-4 lần. Sưu tập cho những chuyến đi của mình là một danh sách dài các ks và quán xá tại Vũng tàu, mọi người ai có nhu cầu có thể xem và tích lũy thông tin cho mình.

Khách Sạn DIC STAR

Địa chỉ: 169B Thùy Vân ,Phường 8

Điện thọai: 064.585537

Fax: 064.585542.

Khách Sạn Rex

Địa chỉ: 01 Lê Quý Đôn, Tp. Vũng Tàu

Điện thoại: 064.3852135- 3852612

Fax: 064.3852612.

Khách Sạn Vũng Tàu

Địa chỉ: 169 Thùy Vân, Phường 8

Điện thọai: 064.3807068-3859519

Fax: 064.580647-3818026.

Khách Sạn Petrol House

63 Trần Hưng Đạo, Phường 1

Điện thọai: 064.3852014

Fax: 064.3852015

Khách Sạn Bưu Điện

Địa chỉ: 158 Hạ Long, F.1, Tp. Vũng Tàu

Điện thoại: 064.511511-511004

Fax: 064.511001

Khách Sạn Cao Su

Địa chỉ: 108 Võ Thị Sáu, TP Vũng Tàu

Điện thoại: 064.3852746

Fax: 064.3858677

Khách Sạn Công Đòan

Địa chỉ: 04 Trần Hưng Đạo, F.3, Tp. Vũng Tàu

Điện thoại: 064.3856500

Fax: 064.3850270

Khách Sạn Grand

Địa chỉ: 02 Nguyễn Du, TP Vũng Tàu

Điện thoại: 064.3856888-3857587

Fax: 064.3856088

Khách Sạn Hải Âu

Địa chỉ: 124 Hạ Long, Tp Vũng Tàu

Điện thoại: 064.3856718-3856278

Khách Sạn Hoa Hồng

Địa chỉ: Đồi Ngọc Tước, F.2, Tp. Vũng Tàu

Điện thoại: 064.3852633

Fax: 064.3859262

Khách Sạn Lan Rừng

Địa chỉ: 02 Lê Lợi, Tp Vũng Tàu

Điện thoại: 064.3852279

Fax: 064.3810707

Khách Sạn Mỹ Lệ

Địa chỉ: 57 – 59 Thùy Vân, Tp. Vũng Tàu

Điện thoại: 064.3852177

Fax: 064.3853177

Khách Sạn Nghinh Phong

Địa chỉ: 19A Hoàng Hoa Thám, Tp. Vũng Tàu

Điện thoại: 064.3852478

Fax: 064.3853886

Khách Sạn Oma
Địa chỉ: 29 Trần Hưng Đạo, TP Vũng Tàu

Điện thoại: 064.3857527-511043

Fax: 064.3852284

Khách Sạn Pacific

Địa chỉ: 04 Lê Lợi, TP Vũng Tàu

Điện thoại: 064.3859264

Fax: 064.3852391

Khách Sạn Palace

Địa chỉ: 01 Nguyễn Trãi, Tp. Vũng Tàu

Điện thoại: 064.3856411-3856265

Fax: 064.3856877

Khách Sạn Sammy

Địa chỉ: 157 Thùy Vân, Tp. Vũng Tàu

Điện thoại: 064.854755

Fax: 064.854762
Khách Sạn Sài Gòn 85

Địa chỉ: 85 Thuỳ Vân, Tp.Vũng Tàu

Điện thoại: 064.859472

Fax: 064.854224

Khách Sạn Sông Hồng

Địa chỉ: 03 Hoàng Diệu, TP Vũng Tàu

Điện thoại: 064.3852137-3852590

Fax: 064.3852452

Khách Sạn Sơn Thịnh

Địa chỉ: 153 Phan Chu Trinh, Tp.Vũng Tàu

Điện thoại: 064.523492

Fax: 064.523493

Khách Sạn Tháng 10

Địa chỉ: 151 Thùy Vân, TP Vũng Tàu

Điện thoại: 064.3852645 – 3852665

Fax: 064.3859876

Khách Sạn Victory (Thắng Lợi)

Địa chỉ: 149 Thuỳ Vân, F2, Tp.Vũng Tàu

Điện thoại: 064.523061

Fax: 064.523059

Khách Sạn Đông Nam Á

Địa chỉ: 08 Lê Hồng Phong, TP Vũng Tàu

Điện thoại: 064.3859412

Fax: 064.3853620

Khách Sạn Bảo Đảm Hàng Hải

Địa chỉ: 70 Hạ Long, TP Vũng Tàu

Điện thoại: 064.3856358

Fax: 064.3856360

Các quán ăn

  1. Quán 95

Địa chỉ: 36 Trần Hưng Đạo, TP Vũng Tàu

Điện thoại: 064.3856394

2. Quán Bảy Giai
Địa chỉ: 36 Hoàng Hoa Thám – F2 – Tp.Vũng Tàu

Điện thoại:

  1. Quán Biti

Địa chỉ: 138 Hạ Long, P1, TP Vũng Tàu

Điện thoại: 064.511696
4. Quán Cây Bàng
Địa chỉ: 69 Trần Phú, TP Vũng Tàu

Điện thoại: 064.3838522

5. Quán Gành Hào
Địa chỉ: Số 5 Trần Phú – Tp.Vũng Tàu

Điện thoại:
6. Quán Nghĩa
Địa chỉ: 1637 đường 30/4, P12, TP Vũng Tàu

Điện thoại: 064.3848506

7.Quán Phước cá đối

Địa chỉ: 15 Nguyễn Bỉnh Khiêm – Tp.Vũng Tàu

Điện thoại: 064.3853361

8. Quán Thủy

Địa chỉ: 123 B1 Hoàng Hoa Thám, TP Vũng Tàu

Điện thoại: 064.3859565
9. Quán Tre

Địa chỉ: 07 Trần Phú, TP Vũng Tàu

Điện thoại: 064.3836157

10. Quán Tuyết Vân

Địa chỉ: 01 Hoàng Hoa Thám, P2, TP Vũng Tàu

Điện thoại: 064.3856637

11. Quán Vườn Xòai
Địa chỉ: 34/8 Hoàng Hoa Thám, P2, Tp Vũng Tàu

Điện thoại: 064.3810081

12. Quán Thuyền Chài
Địa chỉ: 50 Trần Hưng Đạo – F1 – Tp.Vũng Tàu

Điện thoại: 064.511086

Dụng cụ làm bếp!


Tui đọc trên web thấy có bài những dụng cụ nhà bếp nào nên mua và không nên mua, thấy cũng hay hay nên post ra đây cho các chị em phụ nữ cùng tham khảo và quyết định chứ cứ xem trên tivi quảng cáo 24/24 nào chảo 2 mặt, chảo đá hoa cương, máy mài dao, dụng cụ làm bếp…loạng cào cào lên hết cả. Thế thì nên mua gì và không nên mua gì đây ta?

MỤC LỤC

Ngoài các thứ căn bản (chẳng hạn như bếp, tủ lạnh, nồi, soong, chảo, bát, chén, muỗng, đũa,…. ), bên dưới là danh sách một số vật dụng nhà bếp được phân loại theo ý kiến chung của đa số mọi người.

Những Vật Dụng Nên Mua
  • Rice Cooker (dùng để nấu cơm, ai chắc cũng phải mua món nầy rồi)
  • Microwave (dùng để hâm, nấu, xả đá,…)
  • Automatic Electric Kettle (giúp đun nước sôi mau lẹ an toàn tiết kiệm năng lượng)
  • Blender (dùng để xay nhuyễn hay nghiền nát các loại thực phẩm rau trái)
  • Food processor (dùng để xay các loại thực phẩm, thích hợp làm giò chả)
  • Countertop Oven (dùng để nướng những món số lượng ít hay trong thời gian ngắn, sẽ đỡ tốn năng lượng hơn khi dùng Oven lớn, có nhiều loại nhiều kiểu, tùy ý chọn, nên mua loại có timer sẽ an toàn hơn)
  • Can Opener (dùng để mở đồ hộp, có thể mua máy hay loại bằng tay tùy ý)
  • Đá mài dao (dùng để mài dao rất tiện lợi. Ai sang thì mua máy mài dao)
  • Griller (dùng để nướng cá, thịt rất ngon. Khi không dùng có thể dựng lên, cũng không tốn chỗ nhiều lắm)
  • Benriner Japanese Mandolin Slicer (dùng để bào rau củ thành lát mỏng hay thành sợi rất đều, rất dễ dùng, dễ rửa, lại gọn nhẹ)
  • Toaster (nếu ai thường ăn sandwich nướng nên mua, còn không thì có thể nướng bằng countertop oven)
  • Pressure Cooker (nếu muốn nấu cho mau chín)
  • Thermal cooker (thích hợp với các món có nước, có thể hầm, nấu, kho, tiềm,.. tiết kiệm được ga, điện và không mất công canh chừng)
  • Presto Kitchen Kettle Multi-Cooker (có thể dùng như deep fryer hay slow cooker)
—:rose:—

Những Vật Dụng Không Cần Mua

  • Máy làm sữa đậu nành (có thể dùng máy blender để xay đậu)
  • Deep Fryer (có thể chiên bằng chảo hay có thể dùng Presto Kitchen Kettle Multi-Cooker)
  • Juice Extractor (trừ khi siêng dùng thường xuyên, đa số dùng 1 thời gian ngắn là bỏ góc nhà)
  • Sandwich maker / grill (trừ khi thích ăn món nầy thường xuyên)
  • Food Chopper (mua loại mini food processor dùng tiện hơn nhiều)
—:rose:—

Những Vật Dụng Mua Cũng Được, Không Mua Cũng.. Không Sao

  • Slow Cooker (có thể thay bằng Thermal cooker hay Multi-Cooker tùy món)
  • Electric water boiler (nếu ai thường xuyên cần nước nóng mới cần mua)
  • Coffee Makers (nếu ai thường uống cà phê tự pha thì mới cần)
  • Steamer (nếu ai thường hay ăn món hấp thì có thể mua dùng sẽ tiện lợi vì nước mau sôi, có timer khỏi phải canh chừng. Tuy nhiên nếu ít dùng đến thì sẽ bị chật nhà vì tốn chỗ để máy)
  • Mixer (nên mua nếu thích làm bánh, có thể mua loại hand mixer hay stand mixer tùy ý)
  • Máy làm bánh mì (bread maker) (nếu nhà ít ăn các loại bánh thì không mua, nếu thường ăn thì có máy sẽ giúp nhồi bột. Tuy nhiên nếu có sẵn máy stand mixer hay food processors đã có chức năng nhồi bột rồi thì không cần mua thêm bread maker nữa)
  • Mini Food processor (có thể mua thêm dùng để xay với lượng nhỏ chẳng hạn xay tỏi, ớt,… nhưng không mua cũng không sao )

BÔNG HOA BÊN KIA VÁCH NÚI!


Tôi củng rất thích các dạng truyện như thế này, nó như những khoảng lặng trong dòng đời, giúp mọi người cảm thấy khác hơn, ý nghĩa hơn trong cuộc sống!!!

Chồng chị là 1 kỹ sư giỏi, chị yêu anh vì sự vững, chính chắn của anh, chị yêu cái cảm giác ấm áp mà chị có mỗi khi chị tựa đầu vào vai anh. Và sau 3 năm tìm hiểu, anh chị đã đi đến hôn nhân.

Nhưng đến hôm nay, sau 2 năm là vợ chồng, chị bỗng cảm thấy mệt mỏi với những cảm giác mà chị phải trải qua khi chung sống với anh. Những lý do khiến chị yêu anh trước đây, bỗng biến thành những lý do tạo nên sự đổi thay trong chị. Chị là một phụ nữ nhạy cảm, và rất dễ bị thương tổn trong tình yêu, chị luôn khao khát những khoảnh khắc lãng mạn, giống như là 1 bé gái nhỏ thèm khát kẹo ngọt. Nhưng anh thì lại trái nguợc với chị, anh không có sự nhạy cảm, và hoàn toàn không quan tâm đến những khoảnh khắc lãng mạn trong cuộc sống vợ chồng, điều này đã làm cho chị càng chán nản hơn.

Và chuyện gì đến phải đến, một hôm chị quyết định cho anh biết rằng chị muốn ly dị, rằng chị không thể chung sống với anh thêm một giờ phút nào nữa. Rất bất ngờ khi nghe chị yêu cầu như thế, anh chỉ biết hỏi “Tại sao?”. “Em cảm thấy mệt mỏi, kh ông có lý do nào cho mọi thứ trên thế gian này!” Chị trả lời. Anh không nói gì thêm nữa, nhưng suốt đêm đó, anh không ngủ, và chìm sâu vào những ưu tư, khắc khoải với ánh sáng lập lòe của điếu thuốc luôn gắn trên môi. Sự im lặng của anh càng làm cho cái cảm giác thất vọng trong chị tăng lên, đấy là một người đàn ông không thể biểu lộ gì ngay cả đến lúc gặp tình huống khó khăn như lúc này, còn gì nữa để mà chị hy vọng ở anh?

Cuối cùng rồi anh cũng lên tiếng, anh hỏi chị: “Anh có thể làm gì để thay đổi ý định của em?”. Ai đó đã nói đúng, “rất khó khăn để thay đổi tính cách của một con người”, vá chị nghĩ rằng, chị không thể nào thay đổi cách sống của anh. Nhìn sâu vào mắt anh, chị chậm rãi trả lời: “Đây chính là câu hỏi, nếu câu trả lời của anh có thể thuyết phục em, em sẽ thay đổi ý định ly dị. Nếu em nói, em muốn bông hoa ở phía bên kia vách núi, và cả hai chúng ta đều biết rằng khi anh cố hái bông hoa đó cho em thì anh sẽ chết, anh vẫn cố làm để cho em hài lòng chứ?”. Anh đáp: “Ngày mai, anh sẽ trả lời câu hỏi cho em…”. Những hy vọng của chị hoàn toàn bị chìm xuống khi nghe câu trả lời của anh.

Sáng hôm sau , chị tỉnh giấc và nhận ra anh đã ra đi rồi. Chị nhìn thấy một mảnh giấy với những dòng chữ nguệch ngoạc của anh, được dằn dưới ly sữa, trên chiếc bàn ăn, gần cửa… và chị bắt đầu đọc:

“Em yêu
Anh sẽ không thể nào hái bông hoa đó cho em, nhưng hãy cho phép anh giải thích những lý do mà anh không thể…”. Ngay từ dòng chữ đầu đã làm tan nát trái tim của chị. Chị tiếp tục đọc:
“…Khi em sử dụng máy vi tính, anh luôn luôn sắp xếp phần mềm cho em dễ sử dụng, và khi em kêu lên trước màn hình khi có sự cố, anh luôn chuẩn bị những ngón tay để c ó thể giúp em phục hồi lại những chương trình. Em thường bỏ quên chìa khóa cửa, nên anh phải luôn chuẩn bị đôi chân để sẵn sàng chạy về mở cửa cho em. Em rất thích đi du lịch, nhưng lại thường hay bị lạc đường trong những thành phố xa lạ, nên anh phải chuẩn bị đôi mắt của mình để chỉ đường về cho em. Em thường đau bụng trong mỗi lần đến tháng, nên anh luôn chuẩn bị lòng bàn tay mình để sẵn sàng chà xát bụng em để em dịu cơn đau. Khi thấy em luôn thích ở nhà, anh lo rằng em sẽ có thể bị mắc bệnh tự kỷ, vì thế anh phải luô n pha trò và chuẩn bị những câu chuyện vui để em quân đi nỗi buồn chán. Em luôn chăm chú vào màn hình vi tính, anh sợ như vậy sẽ có hại cho mắt của em, nên anh phải để dành mắt của anh, để khi chúng ta già, anh sẽ có thể giúp cắt móng tay, và nhổ những sợi tóc bạc cho em. Anh có thể nắm bàn tay em đi tản bộ trên bãi biển, để em thưởng thức cảnh mặt trời mọc và bãi cát xinh đẹp… và anh sẽ cho em biết rằng màu sắc của những bông hoa cũng rực rỡ như gương mặt tươi tắn của em… Vì vậy, em yêu, trừ phi em chắc chắn rằng sẽ có ai yêu em hơn anh đã yêu em… Nên bây giờ; anh không thể hái bông hoa đó cho em, và chết…”.
Nước mắt của chị không ngừng rơi trên trang giấy, làm nhạt nhòa những dòng chữ của anh… Chị đọc tiếp: “…Bây giờ, khi mà em đã đọc xong câu trả lời của anh, nếu em cảm thấy hài lòng thì hãy mở cửa ra, vì anh đang đứng đó với bánh mì và sữa tươi cho buổi sáng của em, những món ăn mà em ưa thích…”. Chị lao đến cửa và mở bung nó ra. Trông thấy anh với gương mặt lo lắng, chị nắm chặt tay anh, cùng với ổ bánh mì và chai sữa tươi… Bây giờ chị đã biết chắc rằng không ai yêu chị như là anh đã yêu chị ;, và chị quyết định quên đi chuyện bông hoa ở bên kia vách núi… Đó là cuộc sống, và tình yêu.


Khi đuợc sống trong sự đầy đủ, dư thừa của tình yêu, thì cái cảm giác sôi nổi trong tình yêu thường bị khô héo đi, và người ta không còn có thể nhận thức được đâu là tình yêu chân thật và đâu là tình yêu giả dối, giữa cảm giác bình yên và buồn chán đó. Tình yêu được biểu lộ dưới mọi hình thức, ngay cả trong sự tế nhị và táo tợn nhất, nó không bao giờ là một kiểu mẫu cho riêng ai, …những bông hoa, những khoảnh khắc lãng mạn chỉ là bề mặt của mối quan hệ này. Nhưng dù ẩn chứa dưới bất kỳ hình thức nào, điều quan trọng nhất vẫn là một tình yêu chân thật, đó là cuộc sống của chúng ta… Tình yêu luôn chiến thắng mọi lý lẽ.