Rượu nghệ – gừng cho phụ nữ sau sinh!


Sắp đến giai đoạn vỡ chum rồi, lần này tôi làm một bình rượu nghệ – gừng hạ thổ từ tháng thứ 6 của thai kỳ để lau mình sau khi sinh và cũng để giảm cân nhanh để có thể trở lại với công việc sớm. Baby dự kiến sẽ sinh vào cuối năm, thời điểm khá bận rộn cho những ai làm công việc dịch vụ như tôi…

Image

 

Chuẩn bị

– 1 kg củ gừng tươi (nên dùng loại gừng của Việt Nam chú không nên dùng gừng Trung Quốc)

– 1kg củ nghệ vàng

– 3 – 4 lít rượu gạo trắng (rượu này là do dì từ ngoài Bắc nấu gửi vào nên rất yên tâm về chất lượng)

– 1 hũ thủy tinh 5 lít hoặc có thể dùng hũ nhựa.

Thực hiện

– Gừng và nghệ đem rửa sạch rồi cạo bỏ lớp vỏ bên ngoài, giã nát hoặc xay nhỏ.

– Rửa sạch và lau khô hũ đựng, cho gừng và nghệ đã giã nát hoặc xay nhỏ vào hũ rồi rót rượu trắng sao cho rượu ngập lên trên lớp gừng nghệ khoảng 2 đốt ngón tay. Sau đó, bạn đậy kín nắp bình và hạ thổ. Lưu ý,  nên đặt hũ rượu ở nơi thoáng mát để rượu không bị lên men, lên bọt, hư hỏng.

– 2 tháng sau, khi hũ rượu gừng nghệ chuyển sang màu vàng rất sáng của nghệ là có thể đem ra sử dụng được.

Sử dụng

– Khi sử dụng, bạn nên dùng khăn mềm để thấm rượu, sau đó thoa lên bụng và mát xa nhẹ nhàng trong vòng 30 phút. Lúc này, bạn sẽ cảm thấy sức nóng từ rượu lan toả ra khắp vùng bụng. Đây cũng là lúc rượu phát huy tác dụng, sinh ra nhiệt lượng để đốt cháy mỡ bụng. Bạn hãy kiên trì sử dụng trong vòng 1 – 2 tháng để lấy lại vóc dáng như xưa.

– Do có nghệ nên bạn hãy dùng bao tay nilon, mặc áo cũ để không bị vàng da tay và áo đẹp.

– Tuyệt đối không xoa rượu vào bầu ngực vì em bé sẽ bị cay khi bú

Cà tím nướng mỡ hành


Image

Cà tím có nhiều tác dụng làm giảm cholesterol trong máu, tốt cho sức khỏe, do vậy tôi hay làm cà tím nướng mỡ hành cho cả nhà. Chấm với tương ớt thì thật tuyệt vời!

Nguyên liệu:
 
– 3 quả cà tím dài

– Hành lá, dầu ăn, đường, nước mắm.

Cách làm:

Cà tím bổ dọc, rửa sạch rồi ngâm trong nước muối pha loãng để cà không bị thâm.

Dùng nĩa châm trên vỏ cà.

Nướng cà trên bếp than hoặc lò nướng đều được. Cà chín, dùng tay tước bỏ vỏ cà.

Hành lá thái nhỏ, rưới vào hành lá chút dầu ăn, bỏ vào lò vi sóng quay 15 giây cho hành chín, hoặc có thể nấu trên nồi nhỏ cho hành chín. Cà xếp ra đĩa, rưới mỡ hành lên bề mặt là hoàn tất.

 

Phương pháp dân gian trị mề đay!


Không biết con gái từ lúc ở trong bụng đã khéo chọn, giống ba từ mặt mũi, tay chân đến tính cách, nhưng lại chọn cái bệnh oái ăm của mẹ là bệnh nổi mề đay. Khổ thân con, từ lúc 1,2 tuổi đã hay nổi, lúc đầu là từng mụt sưng lên chứ không phải thành từng về như mẹ, làm mẹ cứ tưởng con bị muỗi cắn, thế là mẹ lấy dầu xoa lên cho con, ai ngờ nó càng nổi nhiều hơn.

Bây giờ con 8 tuổi, mề đay lại nổi lên thành từng về, nhiều lúc làm con rất khó chịu, ngứa ngáy toàn thân, không ngủ được. Mẹ đã có kinh nghiệm trải qua căn bệnh này, nên mẹ thương con vô cùng. Tuy nhiên quan điểm của mẹ dành cho con và gia đình thân yêu của mình là mẹ không ưu tiên cho thuốc tây mà là các phương pháp dân gian truyền thống trước, có thể hiệu quả mà không gây hại nhiều về sau.

Một trong những phương pháp mẹ chọn để trị bệnh cho con là xông hơ bằng da rắn hổ hành. Mẹ đặt mua 1 con rắn rừng, thịt thì mẹ nấu cháo đậu xanh cho con, da rắn thì mang phơi khô. Thật xui cho con gái là thời gian đó SG lại bị ảnh hưởng của bão nên mưa triền miên, da rắn của con phải 2 tuần thì mới khô được.

Image

 

Nguyên liệu: 

    – RắnHổ Hành….1 con khoảng 500gram (Lạng lấy da rửa sạch, đem phơi ngoài nắng cho thật khô khô (xem hình).                

      – 1 bếp đất nung ( loại nhỏ)

      –  200gr than củi (dùng cho 3 ngày xông)

Cách làm:

Chuẩn bị trước khi xông

– Cắt rắn đã phơi khô ra từng đoạn khoảng 8cm

– Nhóm bếp than không để cháy đỏ, chỉ hơi hồng hồng một góc than thôi. Nếu than cháy bùng lên thì khơi cho than rời ra .

– Cho rắn đã khô nằm trên than, làm sao cho da rắn chạm một tí vào than hồng để nó ngún khói chứ không cháy  ( cần xông khói rắn nên có nhiều khói càng tốt !! nếu rắn bốc cháy phải dụi tắt liền )  Bỏ vào 2 đoạn rắn , khi nào ung hết mới bỏ thêm nữa, thường thì 1 con rắn nêu ở trên xông cho ba ngày, chỉ khi nào bệnh nặng mới phải dùng đến 2 con rắn

Cách xông

– Để lò ung rắn đã chuẩn bị ở trước mặt người bệnh, trùm mền phủ kín cả người bệnh và lò than. 

Làm sao trong mền khói rắn phải xông tỏa ra bao phủ cả người bệnh( nhớ mặc quần áo mỏng, hoặc không mặc càng tốt). Cố gắng kéo dài thời gian khói của rắn phủ người trên 15 phút.

Sau khi xông có thể có người ngứa nhiều hơn bình thường nhưng an tâm… hôm sau cứ xông tiếp lần hai…..vì sau khi xông một vài ngày bệnh mề đay cấp tính hay mãn tính sẽ giảm dần và sau đó biến mất hẳn. ( chú ý : Sau khi xông rắn xong …2 giờ sau mới được tắm )

Phải nói là mùi rắn hổ hành khi xông cho con thì rất khó ngửi, nhưng mẹ thấy là nó có hiệu quả trên người của con, bằng chứng là con vẫn còn nổi vài mụt, tuy nhiên nó không nhiều và dồn dập như lúc con chưa xông. Hy vọng là mẹ sẽ kiên trì cho con để con có thể hết hẳn bệnh mề đay, con nhé.

Image

Món chay lạ miệng – Củ cải muối kho thơm!


Hồi nhỏ, má tôi quen với một người Hoa gốc Tiều, mấy lần theo má đến nhà đó chơi được họ đãi món cháo trắng ăn kèm với các món kho, có chay có mặn. Ngon tuyệt vời mà tôi giờ nhớ đến vẫn thấy thèm. Đó cũng hình thành nên sở thích ăn cháo trắng của tôi bây giờ, nhẹ bụng, dễ tiêu, no nhưng không ngán. Hôm nay làm một món chay củ cải kho thơm để ăn với cơm hay cháo đều được cả:

Image

 

1. Nguyên liệu: 

■ 1/2 bịch củ cải muối loại mặn ngọt, rửa sạch, ngâm sơ với nước sôi + nước lạnh rồi xắt nhỏ lại chút nếu thích 
■ 1/4 trái thơm xắt miếng nhỏ. 

Gia vị: muối, tiêu, đường, bột nêm, dầu hào chay, dầu mè (không có cholesterol mà còn khử được mỡ trong máu, nên người ăn chay trường mà cử ngũ vị tân nên dùng loại dầu này,  mình thích dùng dầu mè vì rất thơm, tăng hương vị của thức ăn nữa, các loại dầu khác đều có cholesterol, muốn khử chất cholesterol trong dầu, chỉ có khử tỏi, tỏi để nguyên vỏ khử mới thơm, rửa thật sạch lớp vỏ ngoài vì có những phấn trắng bám ở vỏ và là độc tố có hại, xong rồi đập dập tỏi, dầu nóng thả vào, tỏi sẽ khử chất cholesterol trong dầu làm cho dầu rất trong, nếu mình thường dùng thức ăn dầu mỡ thì sẽ giảm được nguy cơ máu nhiễm mỡ – theo thực dưỡng).

2. Cách nấu: 

Dầu mè hơi nóng (nếu để nóng quá như các loại dầu khác sẽ bị khét và làm chết các con vi sinh có ích), cho thơm vào xào 1 phút, rồi đến củ cải muối, xong nêm nước tương + gia vị trộn đều xào cho hơi thấm một chút rồi rưới nước vào sôi vặn lửa nhỏ lại cho thấm, thỉnh thoảng đảo từ trên xuống cho thấm, đừng để bị khét, khi chín rắc tiêu vào trộn đều, cho ra dĩa ăn thôi. 

MẸ ANH PHIỀN THẬT!


Image
– Anh về ngay đi, em hết chịu nổi rồi, mẹ anh phiền thật.

– Uhm, mẹ anh phiền thật, bây giờ anh đang có cuộc họp quan trọng, tối về anh sẽ giải quyết nha em.

Tiếng đầu dây bên kia dập máy nghe có vẻ rất tức tối, anh buông thõng người ra sau ghế, ở bên kia cô nhìn ra phía cửa như đang cố nuốt trôi một cái gì đó vào mình.

– Anh nhìn đi, đó, đây này, hôm nay em sắp, ngày mai em xếp, cứ một người dọn, một người lại bày ra như vậy, ai mà chịu nổi. Em sắp điên rồi đây. Cô vò đầu trong 1 trạng thái vô cùng tức giận, anh lại gần cô, lấy tay xoa xoa 2 bờ vai gầy gầy, cô hất chúng ra.

– Em vào đây – Anh nhẹ nhàng nắm lấy tay cô kéo vào phòng, khép hờ cửa, anh lấy xuống 1 chiếc hộp được đặt trên nóc tủ, lấy tay phủi nhẹ, anh nhìn cô mỉm cười.

– Mẹ phiền thật, ngày mai mình đưa mẹ đến viện dưỡng lão em nhé, còn bây giờ để anh cho em biết mẹ chúng ta phiền đến mức nào.

Anh mở chiếc hộp ra, bên trong là 1 xấp hình, anh lấy ra 1 tấm đã cũ, nhưng chẳng hề dính tí bụi nào, cô tò mò nhìn vào tấm ảnh.

– Em thấy không, đây là tấm hình mà Dì anh đã chụp lúc anh sinh ra, Dì kể vì mẹ yếu nên sinh lâu lắm, mà sinh lâu chắc là đau lâu em nhỉ, mà mẹ phiền thật, cứ la hét ầm ĩ cả lên, ai mà chẳng sinh. Dì còn nói, mẹ yếu lắm, nếu cứ cố sinh thì sẽ nguy hiểm cho người mẹ, bác sĩ đã nói như vậy rồi vậy mà mẹ vẫn cố cãi ” Không, con tôi phải ra đời, tôi phải sinh”, mẹ anh phiền thật đó.

Cô nhìn tấm hình, bàn tay cô nhẹ bỗng, rồi cô nhìn anh, trong mắt anh chứa 1 điều gì đó rất lạ. Anh cẩn thận bỏ tấm hình đó qua 1 bên, lấy 1 tấm khác cho cô xem.

– Em nhìn nè, đây là bức ảnh chụp lần đầu tiên anh bú mẹ, anh chẳng thấy ai phiền như mẹ cả. Bà nội, bà ngoại nói cả rồi, mẹ yếu, không đủ sữa để cho anh, uống sữa bình đi, ở đó mà dưỡng sức, nhưng 1, 2 cứ khư khư giữ anh vào lòng ” Không, con con nhẹ cân, phải bú sữa mẹ mới tốt”. Ai nói gì cũng cãi em nhỉ, nếu không anh được uống sữa bình rồi, sữa bình phải ngon hơn chứ, mẹ anh phiền thật.

Bàn tay cô run run, cô thấy ánh mắt của người mẹ trong bức ảnh ánh lên vẻ rất hạnh phúc, 2 bàn tay cô ta cứ giữ chặt đứa bé. Cô nhìn anh không nói gì cả.

– Còn nữa đây này – Anh lại lôi ra 1 tấm khác nhìn vào đó.

– Em thấy mẹ anh phiền ghê chưa, con nít hơn 1 năm ai chẳng chập chững biết đi, mẹ cứ làm như chỉ có con mẹ mới làm được điều đó không bằng. Ba kể mẹ cứ gặp ai là cũng hí hởn khoe ” Thằng cu Tin nhà tôi đi được rồi, nó biết đi rồi đó “. Bộ mẹ không thấy phiền hay sao em nhỉ? – Bờ môi cô như muốn nói một cái gì đó nhưng cổ họng thì ứ nghẹn lại, bức ảnh đứa trẻ con chập chững đi về phía mẹ trong tấm hình, cô nhìn mãi.Ba còn kể, từ ngày anh bắt đầu bi bô tập nói rồi gọi được tiếng mẹ là nguyên những ngày sau là một chuỗi điệp khúc ” Cu Tin gọi mẹ đi, gọi mẹ đi cu Tin”, mẹ phiền quá đi mẹ à, anh mỉm cười xoa nhẹ vào bức ảnh, mắt anh đang long lanh thì phải.

– Đây nữa, đây nữa này – Anh lôi ra nguyên 1 xấp, nhiều lắm, rất nhiều ảnh- Em thấy mẹ anh phiền ghê chưa, chụp làm gì mà lắm ảnh vậy không biết, lần đầu tiên anh vào mẫu giáo, có phiếu bé ngoan, rồi tiểu học, trung học, nhận bằng khen, em coi đi, đủ trò trên đời, coi hình của anh có mà đến tết mới xong, anh phì cười, ” mẹ anh phiền nhỉ “?

Cô nhìn anh, anh không cười nữa, anh cầm 1 tấm hình lên nhìn vào đó rất lâu, cô thấy nó, 1 tấm hình rất đạp, anh rất đẹp trong bộ áo tốt nghiệp cử nhân, anh lúc đó trông điển trai quá, cao ráo, nhưng…

– Em có thấy không? Tóc mẹ anh đó, rối em nhỉ ? Còn áo quần nữa này, cũ mèm…- Cô nghe thấy giọng anh trở nên khác đi, không đều đều như lúc ban đầu nữa, đứt quãng. Cô nắm lấy tay anh.

– Năm 15 tuổi, ba bỏ mẹ con anh lại, rồi lúc đó, mọi thứ trong nhà trở nên không có điểm tựa, anh đi học, mẹ bắt anh phải học…Em không biết đâu, anh xin nghỉ nhưng mẹ không cho, phiền như vậy chứ. Mẹ cứ sáng sớm đi phụ quán cơm cho người ta, trưa ăn 1 chén cơm thừa trong quán để dư tiền cho anh học thêm ngoại ngữ, rồi chiều đến chạy đi giặt đồ cho những bà mẹ không phiền khác, để họ đi mua sắm, cà phê, giải trí…- Giọng anh lạc hẳn – Còn nữa em ạ, tối đến mẹ lại tiếp tục đi làm lao công đường phố, sáng sớm mới về chợp mắt được 1 tí thôi, vậy đó…Em thấy mẹ anh khỏe không?

” Tách”, 1 giọt nước rơi xuống trên tấm hình, mắt cô cũng nhòe đi, khác thật, 1 bà mẹ trẻ với gương mặt xinh đẹp lúc đứa con mới bi bô tập nói, và cũng với gương mặt phúc hậu đó nhưng giờ làn da đã nhăn đi, khuôn mặt gầy hẳn khi đứng cạnh cậu con trai lúc chuẩn bị ra trường.

– Anh à – Bàn tay cô nắm lấy bàn tay run run của anh.

– Em có thấy tay mẹ rất yếu không, anh chẳng bao giờ kể em nghe nhỉ. Khi 5 tuổi, anh đùa nghịch chạy nhảy lung tung, lúc đuổi bắt cùng cô nhóc hàng xóm anh đã trượt chân ngã từ cầu thang xuống. Lúc đó, anh chẳng thấy đau một chút nào cả, chỉ nghe một tiếng kêu rất thân quen, em có đoán được không, anh đang nằm trên 1 thân thể rất quen…mẹ anh đó. – Cô sững người lại, nước mắt cô trào ra, rơi xuống ướt đẫm tay anh.

– Em à, mẹ anh phiền vậy đó, phiền từ khi anh chuẩn bị lọt lòng cho đến khi anh gần đón đứa con đầu tiên của mình, chưa hết đâu, mẹ sẽ còn phiền cả đời em ạ, bây giờ lớn rồi mẹ vẫn cứ lẽo đẽo theo anh dặn đủ thứ em không thấy sao, cơm phải ăn 3 chén, đi xe phải chậm thôi, đừng có mà thức khuya quá. Mẹ anh phiền thật, ngày mai mình đưa mẹ đến viện dưỡng lão em nhé.

” Anh “, cô ôm chặt lấy anh, cô òa khóc nức nở, ” em xin lỗi “, anh ôm lấy cô vỗ về, vỗ về như ngày xưa anh vẫn thường được làm như vậy.

” Choang “- Anh và cô chạy nhanh xuống bếp.

– Mẹ xin lỗi, mẹ nghe con thèm chè hạt sen nên mẹ đi nấu, nhưng…Giọng mẹ run run không dám nhìn về phía trước, cúi người nhặt những mảnh vỡ vừa rơi.

– Mẹ à – Cô chạy đến nắm lấy bàn tay xương xương của mẹ – Từ nay mẹ đừng phiền nữa nhé, để con phiền mẹ cho – Cô ôm chặt mẹ, nước mắt thấm đẫm vai áo mẹ, mẹ nhìn anh, anh nhìn cô trong lòng của mẹ.

” Mẹ đã không sinh lầm con và con cũng đã không chọn nhầm dâu cho mẹ, phải không ạ?”

Con gái Ruby của tui!


Ruby được hơn 7t rồi, trong mắt mẹ con càng lớn càng dễ thương, xinh xắn, ngoan và hiểu chuyện. Tính cách của con giống ba rất nhiều, hay nghĩ, hay lo xa và hay ghen để giữ ba thay cho mẹ…:)

Image

Những tháng này là những tháng cuối cùng của mẹ trước khi để con và em gái gặp nhau, nên mẹ khá là nặng nề và mệt nhọc. Hôm qua vì thời tiết mẹ lại bị cảm cúm và ho suốt mấy ngày liền, mà mỗi lần ho thì cả mẹ và em đều căng cứng bụng, rất khó chịu.

Con chỉ mới là 1 bé gái 7t, ăn chưa no, lo chưa tới, nhưng con rất để ý. Cho dù con đang làm gì, chơi cờ vua với ba hay là xem hoạt hình, cứ thấy giọng mẹ khù khụ cất lên là con bỏ hết, chạy lại ôm mẹ, vuốt ngực cho mẹ và bảo “Mẹ ơi, cố lên, rồi sẽ qua thôi mà”

Image

Con 7t, con còn quá đỗi ngây thơ đâu biết là ba đôi khi hay chọc con, hay trêu đùa với con bằng cách nói ba thích các cô gái đẹp. Thế là trong đầu con gái bao giờ cũng có một tư thế đề phòng với tất cả các câu nói của ba mà có 3 chữ “cô gái đẹp”, ngay lập tức con sẽ suy luận ra rằng ba sẽ bỏ mẹ bỏ con mà đi với các cô gái đẹp. Sự đề phòng đó mẹ thấy nó được hình thành như một phản xạ có điều kiện trong con. 

Mỗi lần ba đưa/đón con đi học, chỉ cần ba nhìn ai đó ngoài đường là con ngồi sau lưng lập tức “tằng hắng”, không thì con đập vào lưng ba hay thậm chí là dùng bàn tay bé xíu của con để che mắt, không cho ba thấy “cô gái đẹp”.

Tối hôm qua con và ba nằm tâm sự, ba bảo con kể chuyện lớp con có 15 bạn gái mà chỉ có mình con đăng ký học võ ở trường.

– Ba: Lớp võ của con có bao nhiêu cô thầy dạy hả con?

– Ruby: Dạ, có 3 cô và 1 thầy.

– Ba: Cô dễ thương không con?

– Ruby: im lặng hồi lâu, không trả lời mà lại hỏi: Ba hỏi chi vậy?

– Ba: vẫn còn chưa hiểu “tâm ý của con”, vô tư đáp: thì ba hỏi xem cô dạy con tốt không?

– Ruby: chứ hổng phải là ba lại thích “cô gái đẹp” hả?

Xem chừng không “ép phê”, con còn bồi thêm:

– Ruby: cô xấu quắc à ba ơi…

– Ba:????

Image

Ôi, con gái của mẹ, thật là đáng iu vô cùng. Được làm mẹ của con, mẹ tự hào và sung sướng biết bao. Giờ đây, khi con chuẩn bị có một cô em gái, ba mẹ chưa bao giờ hối tiếc hay suy nghĩ có một cậu con trai như nhiều gia đình khác. Chỉ cần em cũng ngoan và biết nghĩ như con, thì ba mẹ hạnh phúc vô cùng. Và mẹ biết chắc 1 điều rằng, con sẽ là tấm gương tốt cho em con noi theo, đừng lo gì con nhé. Mẹ yêu con vô cùng, Ruby của mẹ!

 

CÀ RỐT VÀ CỦ HÀNH



Image

Bố và mẹ cùng dựng xe, bước nhanh đến chỗ hai đứa trẻ. Cà Rốt giật giật tay Củ Hành: “Nhìn kìa. Bố nắm tay mẹ”. Củ Hành toét miệng cười: “Em đã bảo mà. Chơi mãi trò ly dị, chán lắm”..

*

Cầu thang xoáy ốc nằm bên hông nhà. Nó chỉ mới được làm cách đây sáu tháng, lúc bố và mẹ ly dị nhau. Khi thấy bố đứng chỉ huy các ông thợ xây cầu thang. Cà Rốt và Củ Hành đều thắc mắc: “Bố xây cầu thang ở ngoài làm gì nhỉ? Đã có một cái trong nhà rồi”.

Mẹ đưa mắt nhìn hai đứa rồi cúi xuống, lặng thinh. Cà Rốt bảo Củ Hành: “Chắc là để phơi quần áo đấy mà”. Củ Hành ngẫm nghĩ một lát rồi bảo: “Ừ, chắc vậy. Bên nhà Mi Mi cũng phơi quần áo ở cầu thang”.

 

Không thắc mắc nữa, hai đứa ngồi xuống, chơi trò xếp hình, thỉnh thoảng lại cười lên khanh khách. Một tuần sau, khi cầu thang xây xong, đi học về, Cà Rốt và Củ Hành ngạc nhiên thấy trong nhà mọc thêm một cánh cửa. Cánh cửa này bịt kín lối đi lên lầu. Mẹ giải thích với Cà Rốt: “Kể từ hôm nay, con sẽ ở dưới này với mẹ”. Bố cũng giải thích với Củ Hành: “Con lên lầu sống với bố”.

Thế là Cà Rốt và Củ Hành hiểu rằng, ly dị nghĩa là không sống chung một nhà nữa, phải chia ra làm hai nơi. Con cái cũng chia làm đôi, mỗi người một đứa. Cà Rốt giãy lên khóc: “Bố mẹ ly dị thì ly dị. Con với Củ Hành không ly dị đâu”. Củ Hành cũng khóc ti tỉ: “Con muốn ở chung với Cà Rốt. Con không lên lầu”.

Bố, một tay xách va ly, một tay xốc Củ Hành: “Thôi, đừng có rối rít nữa. Lên nhà ngay”. Mẹ, hai mắt ầng ậng nước, đứng sững nhìn Cà Rốt lôi chân bố. Cà Rốt hét: “Để Củ Hành lại. Con ghét bố. Con ghét bố”. Trên tay bố, Củ Hành giãy giụa: “Thả con xuống. Thả con xuống. Con không đi với bố đâu”.

Nhưng bố đã ra đến cửa rồi. Cà Rốt khóc òa. Trong nhà, mẹ ngồi thụp xuống đất, úp mặt vào hai đầu gối. Sao lại bắt trẻ con phải chịu cảnh này, trời ơi!

Buổi sáng, mẹ luôn chở Cà Rốt đến trường sớm. Mãi một lúc sau mới thấy Củ Hành lếch thếch chạy vào. Cà Rốt hỏi: “Hôm nào cũng đi muộn thế?”. Củ Hành chu chu cái miệng, hít mũi đánh sột: “Bố ngủ quên. Em phải đánh thức đấy”. Cà Rốt lại hỏi: “Thế bố có pha sữa cho Củ Hành uống trước khi đi học không?”. Củ Hành lắc đầu: “Em tự pha. Dễ lắm. Đổ sữa vào cốc, thêm nước vào, khuấy lên. Nhưng mà nó nhạt phèo, chả ngọt như mẹ pha lúc trước”.

Cà Rốt xịu mặt: “Chứ bố làm gì mà không pha cho Củ Hành?”. Củ Hành nghiêng nghiêng đầu, ra vẻ suy nghĩ: “À, bố cứ nằm mãi ở giường, gác tay lên trán. Có khi bố bận đánh răng”. Cà Rốt bảo: “Bố thế là hư rồi”.

Hai chị em nắm tay nhau đi vào lớp học. Lớp Chồi của Củ Hành ở ngay cạnh lớp Lá của Cà Rốt. Thỉnh thoảng, hai đứa lại vờ vĩnh chạy ra cửa để ngó nghiêng vào lớp đứa kia. Gặp nhau ở trường sướng thật. Cà Rốt và Củ Hành chán nhất khi phải về nhà. Lúc đó, mỗi đứa lại phải ở một nơi.

Giờ ra chơi, Cà Rốt và Củ Hành không thích nô đùa cùng các bạn. Hai đứa cùng ngồi trên ghế xích đu, vừa ăn bánh sữa, vừa trò chuyện. Củ Hành kể: “Hôm qua bố ngồi vá quần cho em, bị kim chọc vào tay, kêu ui da, buồn cười lắm”.
Cà Rốt cũng khúc khích: “Còn mẹ sửa cái bếp điện mãi mà không xong, hễ cắm dây vào là nổ cầu chì. Sau phải nhờ chú Ngân sửa mới xong đấy”.

Củ Hành xịu mặt: “Sao mẹ không gọi bố mà lại nhờ chú Ngân?”, Cà Rốt dí ngón tay xinh xinh vào trán Củ Hành: “Ngốc thế. Ly dị rồi là không có nhờ vả chuyện gì cả”. Củ Hành hỏi: “Mẹ bảo thế à?”. Cà Rốt gật đầu: “Ừ”. Củ Hành cáu: “Chán mẹ lắm. Tự nhiên lại ly dị”. Cà Rốt gật đầu ra vẻ đồng tình, mặt buồn thiu …

Một hôm … Khi mẹ đến đón Cà Rốt, chiều đã muộn lắm rồi. Thế mà bố vẫn chưa đến đón Củ Hành. Cô giáo đưa mắt nhìn hai đứa trẻ vui vẻ chơi lò cò trên sân rồi băn khoăn nói với mẹ: “Hôm nay ở nhà em có việc. Không biết chừng nào anh mới đến đón cháu?”.

Mẹ bảo: “Thôi, để tôi đưa cháu về luôn”. Củ Hành tròn mắt: “Mẹ cho con về chung với Cà Rốt hả?”. Mẹ gật đầu. Hai đứa nhảy tưng tưng vì mừng. Trên xe, Cà Rốt và Củ Hành nói cười luôn miệng. Vào nhà, Củ Hành lăng xăng chạy tới, chạy lui. Tất cả đều quen thuộc. Thích quá.

Cà Rốt đột nhiên người lớn hẳn. Con bé nhìn em một cách bao dung: “Chạy vừa thôi. Đi tắm rồi còn ăn cơm chứ”.
Củ Hành vẫn chạy lui, chạy tới” “Em thích chạy”. Hai tay cu cậu dang rộng như lái máy bay, quẹt cả vào người Cà Rốt: “Ôi, ôi, thích quá. Xê ra cho máy bay bay nào”.

Khi bố về, trời đã khuya lắm. Bố đứng lựng khựng trước cửa, khẽ hắng giọng rồi lại đứng im. Mẹ đẩy cánh cửa mở hé cho rộng thêm, bảo: “Anh vào đi”. Bố rón rén bước vào. Nhà im phăng phắc. Hai đứa trẻ đang ngủ ngon trong giường. Mẹ bảo: “Anh để Củ Hành ngủ ở đây một đêm cũng được. Đừng đánh thức nó nửa chừng”. Bố nói nhỏ: “Anh xin lỗi. Có việc đột xuất nên không thể đến đón nó đúng giờ”. Mẹ lạnh lùng: “Người anh cần xin lỗi là nó chứ không phải em”.

Bố đứng như chôn chân trước giường ngủ của hai đứa trẻ. Dưới ánh đèn mờ nhạt, hai gương mặt bầu bĩnh kề sát nhau thật ngây thơ, đáng yêu. Củ Hành ngủ say, miệng chóp chép nhai trong giấc mơ, bàn tay vẫn nắm chặt tay Cà Rốt. Con chị nằm gác chân lên người em, hai mắt nhắm tịt, nhưng miệng lại tủm tỉm cười.

Hai vai bố như xệ hẳn xuống. Bố nói mà không nhìn mẹ: “Sao mình lại để mọi sự trở nên tồi tệ thế này hả em?”. Hai người ngồi đối diện trong một quán cà phê. Trước mặt anh, chiếc gạt tàn đã đầy ắp tàn thuốc lá. Ly nước của chị cũng cạn đến đáy rồi. Cuộc trò chuyện lâu hơn họ nghĩ.

Khi anh nói tên quán cà phê, chị đã rùng mình. Đó là nơi hai người từng hẹn hò nhau từ lúc mới yêu. Chiếc bàn trong góc cũng là bàn quen thuộc. Anh muốn nhắc nhở chị điều gì chứ, khi chính anh là kẻ có lỗi trăm bề?

Chị không thể tha thứ, mặc dù anh đã quỳ xuống chân chị xin lỗi rất nhiều lần. Niềm tin và tình yêu chị dành cho anh quá lớn, đến nỗi khi biết sự phản bội của anh, chị bất ngờ đến sửng sốt, tê dại cả người. Quyết định ly hôn của chị làm mọi người ái ngại. Mẹ chị khuyên: “Nó đã biết lỗi thì tha thứ đi con ạ. Như mẹ từng tha thứ bố mày ấy”.

Có lẽ trong tình yêu, khó có lời khuyên nào áp dụng thật chính xác cho từng trường hợp. Chị biết rõ mình không thể lướt quá mọi chuyện được như mẹ, xem như không có gì. Sống tiếp tục với anh, Chị chịu không nổi.

Khi chị nói thẳng điều đó, anh lặng người. Trông chị như một người khác hẳn, quyết liệt và lạnh lùng. Anh cố vớt vát bằng cách đem Cà Rốt và Củ Hành ra thuyết phục: “Em ơi, đừng để các con phải liên lụy. Em muốn trừng phạt anh thế nào cũng được, nhưng đừng ly dị , được không?”. Chị tàn nhẫn nhìn anh: “Không ly dị, để sống giả dối như nhiều người khác sao? Em không muốn vậy. Khi các con lớn, chúng nó sẽ hiểu”.

Nước mắt ứa ra, anh khóc không kiềm chế trước mặt chị, nhưng chị vẫn dửng dưng. Lòng chị đã nguội lạnh hẳn kể từ khi biết anh phản bội. Kể từ giờ phút này, chị sẽ chỉ cư xử như một người không có trái tim. Ra tòa, anh bảo: “Tôi có lỗi. Tòa cứ xử theo ý vợ tôi. Sao cũng được”. Chị lạnh lùng đề nghị: “Chia đôi mọi thứ. Anh ấy và con trai ở trên lầu. Tôi và con gái ở dưới nhà. Xây lối đi riêng, không ai làm phiền ai”.

Họ đã ly dị được hơn nửa năm. Cà Rốt và Củ Hành dần dà cũng quen cuộc sống chia đôi của bố mẹ. Bố thì dễ rồi. Nhà bố thường mở cửa rộng, Cà Rốt muốn lên lúc nào cũng được. Nhưng con bé không dám. Mẹ khe khắt lắm. Một lần thấy Cà Rốt lên nhà với bố, mẹ giận dữ quát ầm lên. Cà Rốt phải lủi thủi đi về trước ánh mắt buồn rầu của bố. Từ đó, nhà mẹ luôn đóng cửa. Cà Rốt và Củ Hành chỉ còn gặp nhau lúc đi nhà trẻ.

Image

Cũng may là mẹ không đổi trường. Chứ nếu mẹ đổi, hai chị em sẽ lâm vào hoàn cảnh “gần nhà xa ngõ” cho xem. Thường lệ, bố đưa Củ Hành đi học muộn, nhưng luôn đó sớm nửa giờ. Bố xin cô giáo được gặp Cà Rốt. Ban đầu, cô giáo cũng lúng túng, khó xử vì như thế là sai quy định của trường. Nhưng nhìn ánh mắt van nài của bố, cô thấy tội.

Cô bảo: “Anh đừng gặp cháu lâu quá. Mười lăm phút được rồi”. Bố mừng rỡ, vâng dạ rối rít. Thế là hai bố con được gặp nhau trò chuyện mỗi ngày. Bố hay hỏi Cà Rốt: “Mẹ có khoẻ không? Tối mẹ có thức khuya không? Mẹ có hay khóc không?”. Rồi bố xoa nắn chân tay, ôm Cà Rốt vào lòng, hôn lên đôi má bầu bĩnh của con mà nước mắt ứa ra.

Bố dặn: “Đừng cho mẹ biết bố hay gặp con nhé”. Bố không dặn, Cà Rốt cũng giấu kín. Dại gì nói ra cho mẹ cấm nhỉ? Nó còn dặn ngược lại bố: “Bố nhớ đón Củ Hành trước khi mẹ đón con nhé. Để mẹ đừng thấy bố con mình gặp nhau”. Bố lại chảy nước mắt. Chỉ mới nửa năm mà Cà Rốt đã “bà cụ non” như thế rồi sao? Bố hối hận quá.

Trưa hôm ấy, đột nhiên bố nhìn thấy mẹ ở ngã tư đường. Mẹ đang đứng mặc cả để mua trái cây, không nhìn thấy bố. Gương mặt mẹ trắng trẻo, ửng hồng dưới nắng. Chiếc áo màu tím và bờ vai quen thuộc làm lòng bố nhói đau. Lập tức, bố chạy xe lên vỉa hè, tấp vào sau một gốc cây, âm thầm nhìn mẹ. Khi mẹ đi rồi, bố vẫn đứng lặng nhìn theo đốm màu tím nhỏ dần rồi khuất hẳn.

Tự nhiên, bố mệt mỏi đến cực độ. Móc trong túi chiếc điện thoại di động, bố gọi về cơ quan, cáo ốm để xin nghỉ buổi chiều. Từ ngã tư gặp mẹ, bố đi lòng vòng, lòng vòng mãi dưới nắng rồi tấp vào một quán bia quen. Từng chai, từng chai, bố uống cạn.

Người chủ quán đến kéo ghế ngồi chung: “Sầu đời hả bạn? Để tôi uống cùng”. Không hiểu sao bố lại uống nhiều như vậy? Và nói nhiều nữa. Bố nói hết những ẩn ức trong lòng. Rằng bố yêu mẹ lắm. Từ khi mẹ ly dị bố, bố càng yêu mẹ hơn.

Nhưng bố cũng oán mẹ nhiều bằng bố yêu mẹ. Rằng sao mẹ sắt thép, cứng lòng như thế? Rằng tội nhân phạm tội trọng, khi hối lỗi còn được ân xá, mà mẹ thì kiên quyết chặt đứt đường về của bố. Rằng bố nhớ Cà Rốt biết bao. Bố thèm ăn cơm của mẹ nấu biết bao. Tại sao mẹ có thể quên đi những ngày hạnh phúc của mẹ và bố?

Tại sao mẹ chỉ nhớ tội lỗi xấu xa của bố mà quên những kỷ niệm đẹp bố từng làm?…
Càng nói, bố càng uống. Người chủ quán bỏ đi lúc nào, bố cũng không biết. Đèn đường lên lúc nào, bố cũng không hay. Bố quên luôn giờ đó Củ Hành. Mà bố đón làm sao được khi đã gục trên bàn ngủ thiếp thế kia?

Hai người ngồi đối diện trong quán cà phê quen thuộc. Chỗ ngồi và chiếc bàn cũng quen thuộc.

Anh hút thuốc liên tục. Chiếc gạt tàn dần đầy lên. Mấy lần chị suýt bảo anh ngưng hút, nhưng lại bặm môi im lặng. Bây giờ, anh muốn làm gì cứ làm, chị chẳng quan tâm. Nhưng khi anh cất tiếng, sự căng thẳng của chị chùng dần. Rồi nước mắt chị rớt xuống.
Anh bảo: “Anh vẫn lén gặp Cà Rốt mỗi chiều ở trường. Anh nhớ con lắm. Nhớ mùi mồ hôi của nó. Nhớ những câu hỏi vặn vẹo khiến anh điên đầu trước kia. Anh cũng nhớ em. Mỗi đêm, anh đều nằm áp tai xuống gạch, lắng nghe tiếng động ở dưới nhà để tưởng tượng em đang làm gì? Cà Rốt đang làm gì?”.

“Có hôm, anh ra cầu thang xoáy, áp tai vào vạch như một thằng ăn trộm, thèm nghe một tiếng em cười mà không được. Một lần, anh đang ngồi như thế thì Củ Hành thức dậy. Nó mò ra cầu thang xoáy và thấy anh ở đấy. Hai bố con anh đã ôm nhau ngồi rất lâu để chỉ nói về em và Cà Rốt. Củ Hành bảo: “Con ghét ly dị. Con nhớ mẹ và Cà Rốt. Con muốn uống sữa mẹ pha. Bố ơi, đừng chơi trò ly dị nữa nhé”.

“Đây là trò chơi hả em? Anh cũng ước nó chỉ là trò chơi để mình chấm dứt, không chơi nữa. Trò chơi gì mà tàn nhẫn quá, làm khổ cả bốn người? Em muốn anh phải làm gì bây giờ để được em tha thứ? Sao em lại giao Củ Hành cho anh mà không giữ cả hai đứa với nhau? Phải chăng em muốn anh nhìn rõ tội lỗi của mình? Rằng vì anh mà con cái phải mỗi đứa mỗi nơi?”.

“Anh nhìn rõ lắm rồi, em ơi. Nhất là đêm hôm qua, khi anh đứng nhìn hai đứa con mình ngủ trong giường. Em cho anh gửi Củ Hành lại.

Ngày mai, anh thuê người tới đập cầu thang xoáy bên ngoài, mở lại lối cầu thang bên trong. Em không muốn thấy mặt anh nữa thì để anh đi, miễn em được thoải mái. Miễn Cà Rốt và Củ Hành được sống bên nhau”. “Anh không đem theo một thứ gì cả, cũng không cần tiền. Khi hạnh phúc đã mất, tiền bạc, tài sản cũng thành vô nghĩa. Hôm nay, anh mời em ra đây chỉ để nói với em như thế mà thôi …”.

Nước mắt chị chảy tràn. Trên tất cả mọi điều, chị vẫn còn yêu anh lắm. Anh là người đàn ông duy nhất mà chị yêu. Xa anh, chị không chỉ hành hạ anh mà còn hành hạ chính mình. Chị biết chuyện anh gặp Cà Rốt mỗi ngày. Biết tất cả.

Trẻ con ngủ mớ thường nói ra hết những gì chúng cất trong lòng. Nửa đêm, Cà Rốt ôm cổ mẹ mà tưởng là bố, thủ thỉ: “Mẹ sửa bếp điện mãi mà không được, cứ bị giật hoài, bố ạ. Tội nghiệp mẹ nhỉ? Còn bố vá quần cho Củ Hành bị kim đâm vào tay phải không? Cũng tội nghiệp bố luôn. À, ngày mai khi bố đến, bố mua cho con que kem nhé. Con thèm ăn kem lắm, nhưng mẹ chẳng mua gì cả …”.

Rồi Cà Rốt lại nói, như nói với Củ Hành: “Ngày mai chị bảo mẹ pha sữa rồi đổ vào chai, đem đi cho Củ Hành nghe. Hay chị giấu mẹ, đổ sữa của chị vào chai cũng được. Chị uống mãi, chán lắm. Còn Củ hành lại thèm …”.

Càng nghe, chị càng xót. Chui đầu vào gối, chị cắn răng khóc rưng rức. Chị cũng nhớ Củ Hành, nhớ anh đến điên dại. Đêm nằm, chị cũng lắng nghe bước chân anh đi đi, lại lại trên lầu. Thỉnh thoảng, chị lại lục tủ lấy chiếc áo của anh ấp mặt vào và khóc thầm. Nghe tiếng anh ho, lòng chị nhói buốt

Nhìn đôi mắt thâm quầng của chị, mẹ lắc đầu: “Ghen có năm bảy đường ghen, nhưng ghen mà đày ải mình như mày, mẹ mới thấy có một. Nghe lời mẹ, tha lỗi cho chồng đi con. Tao nghe người ta bảo dạo này nó cũng sa sút tinh thần, sức khoẻ tồi tệ lắm …”.

Chị gắt: “Mẹ nói cứ như đùa. Đã ly dị rồi mà còn tha thứ nỗi gì. Mẹ đừng làm con rối tung lên nữa”.

Mẹ dỗi: “Vâng, tôi xin lỗi. Chuyện của chị tôi không có quyền xía vào. Nhưng tôi xót cho cháu tôi lắm. Chúng nó có lỗi gì mà phải xa bố, xa mẹ, sống mỗi đứa mỗi nơi chứ? Cứ ích kỷ, chỉ nghĩ đến mình thì đừng sinh chúng nó ra. Ngày trước ấy à? Tôi mà không tha thứ cho bố chị, giờ này không chừng chị sống với mẹ ghẻ, chứ không phải tôi đâu”.

Nghe mẹ nói mà chị lạnh cả người. Sao chị không nghĩ ra điều ấy nhỉ? Nếu …, nếu người đàn bà kia trở thành mẹ ghẻ của Củ Hành, chị biết làm thế nào? Chị không muốn điều ấy xảy ra. Không phải vì chị sợ bà mẹ ghẻ ấy không thương yêu Củ Hành. Cái chính là trong sâu thẳm tâm hồn, chị không muốn mất anh.

Mắt chị càng thâm quầng hơn vì những đêm mất ngủ. Chị hối hận vì đã quyết liệt ly dị chồng.

Anh lặng lẽ nhìn chị. Câu hỏi bật ra khiến anh cũng run rẩy cả người: “Em còn yêu anh không? Em thù ghét anh, ly dị anh, nhưng trong lòng em còn yêu thương anh chút nào không? Nếu còn, dù chỉ là sợi chỉ mong manh, anh cũng xin em cho anh một cơ hội để làm lại từ đầu. Anh ngàn lần cầu xin em …”.

Nước mắt nhòa nhạt, nghẹn cứng trong lồng ngực, chị cứ nức nở, nức nở mãi. Thế rồi, chị đặt bàn tay run rẩy của mình lên tay anh. Anh lặng người.

Ở nhà trẻ, chỉ còn Cà Rốt và Củ Hành chơi lò cò trên sân. Củ Hành bảo: “Hôm nay bố lại quên đón em rồi”. Cà Rốt cười: “Thì về với mẹ và chị . Càng sướng”. Củ Hành lại bảo: “Nhưng sao hôm nay mẹ cũng đó chị muộn thế?”. Cà Rốt tròn xoe mắt: “Ừ nhỉ”.

Hai đứa không chơi lò cò nữa, đứng gí mũi vào ô mắt cáo. Vừa lúc đó, những ánh đèn loang loáng rọi vào. Củ Hành reo: “Bố đến rồi”. Cà Rốt cũng reo: “Mẹ đến rồi”.

Bố và mẹ cùng dựng xe, bước nhanh đến chỗ hai đứa trẻ. Cà Rốt giật giật tay Củ Hành: “Nhìn kìa. Bố nắm tay mẹ”. Củ Hành toét miệng cười: “Em đã bảo mà. Chơi mãi trò ly dị, chán lắm”..

Tác giả : Phạm Thị Ngọc Liên

Thơ và tôi!


Đã 10 năm rồi tôi không làm thơ hay sưu tầm thơ, một thói quen từ thời con gái. Có lẽ nổi lo về việc gầy dựng sự nghiệp, về mái ấm gia đình, về việc bồi dưỡng và định hình nhân cách của Ruby đã chiếm hết khoảng thời gian ít ỏi của tôi. Mỗi một giai đoạn hình như có một nhiệm vụ riêng, nên phải gác lại tất cả những đam mê, sở thích thời tuổi trẻ để chu toàn cho nhiệm vụ cao cả đó. Hiện giờ cũng vậy, cũng có một nhiệm vụ thiêng liêng phải thực hiện nhưng không hiểu sao hôm nay tâm hồn thơ ca lại trỗi dậy một cách mãnh liệt vậy, thôi thì post một bài thơ yêu thích đã lâu…

anh-dep-ve-tinh-yeu-10

Hình như 
Người ta thường hay nói “Hình như..”
Bởi chỉ nắm trong tay những điều chưa chắc chắn
Nhưng đôi khi biết nó là chắc chắn
Họ vẫn hoài nghi thích nói: ” Hình như…”
Và hình như em bất lực trước ngôn từ
Nên không thể nói với anh những điều sâu kín nhất
Nhưng lẽ nào trên đời lại có: “hình như sự thật”
Để không bao giờ chắc chắn được thứ tha?
Người ta vẫn thường nói “Hình như là..”
Để tự an ủi mình, hay làm yên lòng người đối diện?
Anh và em – Ai là thuyền? Ai là biển?
Hay suốt đời cũng chỉ biết hình như….?
Người ta cứ thích lẫn lộn giữa thực và hư
Bởi sự thật phũ phàng hơn ta nghĩ
Nên cứ để bản năng và lý trí
Đi chung đường – không biết sẽ về đâu…???
Người ta cứ nghĩ rằng khi yêu nhau
Sẽ thôi không còn “hình như…” nữa
Rằng thế giới này chỉ có mình hai đứa
Rồi ngang nhiên dám chắc chắn đủ điều.
Người ta cứ thích lẫn lộn giữa thực và hư
Bởi sự thật phũ phàng hơn ta nghĩ
Nên cứ để bản năng và lý trí
Đi chung đường – không biết sẽ về đâu…???
Bởi chữ “yêu” luôn gắn với chữ “liều”
Nên “hình như” mới trở thành “chắc chắn”
Chuyện chúng mình … nên nói hay im lặng
Để không nhầm ” chắc chắn” với “hình như…”?
Và Chắc chắn…
Em vẫn thường nói tiếng:”hình như”
Và chắc chắn những điều không có thật
Chuyện tình yêu có khi nào được-mất
Những so bì, những tính toán thiệt hơn.
Em vẫn nói trong những phút cô đơn
Hình như em không yêu và em đang chờ đợi
Những ước muốn trong mênh mông dịu vợi
Một ánh nhìn, một cử chỉ, một lời yêu.
Người ta nói “yêu” luôn gắn với “liều”
Nên “hình như” có khi là “chắc chắn”
Nhưng nhiều khi biết yêu là chắc chắn
Vẫn phải dối lòng dùng hai chữ “hình như”
Em không thích lẫn lộn giữa thực và hư
Mà ngược lại, em muốn thực hư rõ rệt
Em với anh, một là thuyền, một là biển
Biển xa thuyền, biển có thấy cô đơn?
Nếu tình yêu không thành ai sẽ mất nhiều hơn
Là em? Là anh? Hay mỗi người một nửa
Chẳng bao giờ có tình yêu dạng đó
Một nửa chắc chắn rồi, nửa còn lại “hình như”?
Đã là tình yêu phải là thực, không hư
Cả hai người cùng nhìn về một hướng
Cùng yêu thương và đặt niềm tin tưởng
Sẽ không nhầm “chắc chắn” với “hình như”
Và tình em vẫn đậu bến đợi chờ
Sự ôm ấp, vuốt ve vỗ về của biển
Để được nghe về những lời tha thiết
Một  tình yêu chắc chắn ở nơi anh./

Tiểu công chúa nhà Ruby!


Đây là hình tiểu công chúa của nhà Ruby lúc được 22w5d tuổi :), lúc này cô nàng năng 560gr và chiều dài xương đùi là 41mm, xương mũi là 9mm, hi vọng tương lai sẽ là “hot girl” con nhé!

Image

Thành viên mới – Sự phát triển của em bé trong suốt 40 tuần mang thai!


Gia đình Ruby lại sắp đón thêm 1 thành viên mới, là một tiểu công chúa nữa. Tuy mọi người thường nói, nếu có đủ nếp đủ tẻ thì sẽ là gia đình hoàn hảo, nhưng với tôi, hành trình mang thai vượt cạn là một điều kỳ diệu của tạo hóa mà mình chính là người trải nghiệm, và em bé nào dù là trai hay gái đến với Gia đình Ruby chắc chắn cũng sẽ có được tình yêu vô bờ bến của ba mẹ và của chị 2 Ruby. Phàm là con người thì hay ao ước những gì mà mình không có được, nhưng nếu biết hài lòng với những gì có được, thì mới cảm nhận được đâu là hạnh phúc, tôi nghĩ vậy….

Tôi đọc được một bài nghiên cứu rất hay về sự phát triển của thai nhi trong suốt 40 tuần, chia sẻ với mọi người nhé:

– Quá trình thụ tinh:

Image

– Tuần thứ 3: Bé đang dần hình thành trong tử cung của mẹ:

Image

 

– Tuần thứ 4: Bé chỉ là một phôi thai rất nhỏ

Image

– Tuần thứ 5: Não bộ là cơ quan phát triển đầu tiên của bé:

Image

 

– Tuần thứ 6: Có một trái tim bé xíu đang bắt đầu đập cùng với mẹ rồi

Image

– Tuần thứ 7: Bé bắt đầu có các màng ở ngón tay và ngón chân như con vịt ấy

Image

– Tuần thứ 8: Bé đã cử động được khủy tay và đầu gối rồi đó

Image

– Tuần thứ 9: Mí mắt của bé xuất hiện

Image

– Tuần thứ 10: Bé sẽ liên tục chơi trò nắm chặt tay rồi mở lòng bàn tay

Image

– Tuần thứ 11: Bé rất bận rộn với việc đá chân

Image

 

– Tuần thứ 12: Các khớp thần kinh được hình thành trong não bộ của bé

Image

– Tuần thứ 13: Bé đã xuất hiện các dấu vân tay rồi nha

Image

– Tuần 14: Bé có thể nhăn mặt hoặc nheo mắt

Image

– Tuần thứ 16: Trái tim của bé hoàn chỉnh hơn, đập nhanh hơn

Image

 

– Tuần 17: Xương của bé cứng cáp hơn, bé cần nhiều canxi hơn

Image

– Tuần 18: Tai của bé càng ngày càng rõ ràng hơn

Image

– Tuần 19: Bạn nói gì, âm thanh bên ngoài như thế nào, bé có thể nghe rõ mồn một

Image

– Tuần 20: Bé biết nuốt

Image

– Tuần thứ 21: Lông mày của bé dần được hình thàn

Image

– Tuần 22: Thời điểm này bé cần nhiều vitamin và khoáng chất để phát triển mạnh mẽ

Image

– Tuần thứ 23: Bé của bạn cảm nhận sự di chuyển của mẹ

Image

– Tuần thứ 24: Vị giác của bé đã bắt đầu hoạt động

Image

– Tuần 25: Tóc của bé bắt đầu mọc, có màu sắc

Image

 

– Tuần 26: Các chất béo được hình thành dưới da của bé

Image

– Tuần thứ 27: Bé có thể cảm nhận được cảm xúc của mẹImage 

– Tuần thứ 28: Bé có thể mở mắt, chớp mắt

Image

– Tuần thứ 29: Hàng tỷ tế bào thần kinh đang được phát triển trong não bộ của bé

Image

– Tuần thứ 30: Bé có thể nhận biết được sự thay đổi ánh sáng qua bụng mẹ

Image

– Tuần 31: Bé có thể quay đầu từ bên này sang bên kia

Image

– Tuần thứ 32: Móng tay của bé bắt đầu xuất hiện

Image

– Tuần thứ 33: Bé ngày càng lớn lên trong bụng mẹ, da dẻ bé căng ra, không còn nhăn nheo như ban đầu

Image

– Tuần thứ 34: Phổi của bé đang phát triển

Image

– Tuần 35: Các phát triển thể chất của bé dần được hoàn thiện để chờ ngày ra đời

Image

– Tuần 36: Bé tăng cân nhanh chóng mỗi ngày

Image

– Tuần thứ 37: Thời điểm này, bé có thể chào đời 

Image– 

– Tuần 38: Bé đã sẵn sàng để nắm ngón tay của mẹ

Image

– Tuần 39: Cân nặng của bé khi ra đời trung bình khoảng 2,9 – 3,4kg

Image

– Tuần 40: Đầu của bé chúi xuống sẵn sàng cùng mẹ trải qua cơn vượt cạn

Image

 

Thắt bím kiểu thác đổ!


Tôi thích thắt bím, vì vậy mái tóc của con gái Ruby trở thành ma nơ canh di động cho mẹ làm tóc kính thưa đủ các loại bím tóc, nhưng điều khổ nhất là con gái không bao giờ để yên cái đầu 1 chỗ cho mẹ thắt cả…vì thế bao giờ khi thắt bím cho con là trên tay con phải có ipad hoặc cell phone… khi đó thì tha hồ mẹ muốn làm gì con cũng được cả. 

Image

Hôm nay con gái mẹ đã vào lớp 2 của Trường Tiểu học Võ Trường Toàn Q10 rồi đấy, mẹ biến tấu 1 chút kiểu thắt bím thác đổ cho nó gọn gàng, con nhé

ImageVie

Sự trở lại trong năm 2013…


Sau 1,5 năm lặn ngụp với trang mạng xã hội FB, cuối cùng tôi chọn website của gia đình ruby. Có lẽ tôi không hợp với FB, nơi mà mọi người trên khắp thế giới hiện đang điên cuồng vì nó, thậm chí có bạn còn làm những chuyện rồ dại vì những ảnh hưởng của trang mạng xã hội này. Cái tôi cần là vừa đủ sự riêng tư và vừa đủ công nghệ…chứ không phải lây lan như một loại virus mà chúng ta không thể kiểm soát được. Website này như một cuốn nhật ký của tôi, hay là nơi tôi có thể chia sẻ những niềm đam mê của mình cho những ai có cùng sở thích, cùng suy nghĩ với mình. Với tôi vậy là đủ, không cần phải kết bạn với quá nhiều người khi mà họ thật sự không biết bạn là ai, thậm chí còn không đủ thời gian để đọc những gì bạn viết, để hiểu con người bạn như thế nào, nhưng vẫn cứ comment như điên như dại, thật sự đó là điều tôi không thể nào quen được. Thôi thì ta về ta tắm ao ta vậy, cổ điển cũng không hẳn là không hay, phải không?

Image

CHUYỆN KỂ TRONG NƯỚC MẮT – Truyện ngắn của Nghị Minh (Trung Quốc)


Cưới nhau được hai năm, chồng tôi bàn với tôi về quê đón mẹ anh lên ở với chúng tôi để bà được sống an nhàn những ngày cuối đời. Bố anh ấy mất sớm từ khi anh còn nhỏ, nên bà mẹ gửi gắm tất cả mọi hy vọng vào anh, một mình bà chắt chiu thắt lưng buộc bụng nuôi anh khôn lớn cho tới ngày học xong đại học.

Tôi đồng ý ngay và lập tức dọn dẹp dành riêng cho bà căn phòng có ban công hướng Nam, vừa có thể sưởi nắng vừa có thể bày vài chậu cây cảnh.

Bước vào căn phòng chan hòa ánh sáng vừa dọn xong, anh ấy chẳng nói chẳng rằng bất chợt bế xốc lấy tôi và quay một vòng quanh phòng. Khi tôi sợ quá cào cấu anh xin anh bỏ xuống thì anh bảo: “ Nào, chúng mình về quê đón mẹ nhé!”.

Chồng tôi cao lớn, còn tôi thì bé nhỏ và thích được nép đầu vào ngực anh. Những lúc ấy, tôi có cảm giác như anh có thể nhét gọn tôi vào túi áo. Những bận hai người tranh cãi nhau mà tôi không chịu thua, anh bèn nhấc bổng tôi lên ngang đầu và quay tít cho đến khi tôi sợ hết hồn xin anh buông tha mới thôi. Tôi thích cái cảm giác vừa sợ vừa sung sướng ấy.

Mẹ anh sống ở thôn quê lâu năm nên rất khó có thể sửa ngay được những tập quán của người nhà quê. Chẳng hạn, thấy tôi hay mua hoa tươi bày ở phòng khách, bà có vẻ khó chịu. Cực chẳng đã, một hôm bà bảo: “Các con thật chẳng biết chi tiêu gì cả. Hoa có ăn được đâu mà mua làm gì kia chứ? ”. Tôi cười: “Mẹ ơi, trong nhà có hoa tươi nở rộ thì ai nấy đều vui vẻ cả”. Bà cúi đầu lầu bầu gì gì đấy. Chồng tôi bảo: “Đây là tập quán của người thành phố, mẹ ạ. Lâu ngày mẹ sẽ quen thôi.”

Bà không nói gì nữa, nhưng sau đấy mỗi bận thấy tôi mua hoa về, bao giờ bà cũng không thể im lặng mà cứ hỏi mua hết bao nhiêu tiền. Khi tôi nói giá cả thì bà chép miệng tiếc rẻ. Có lần thấy tôi xách về túi to túi nhỏ các thứ mua sắm được, bà gặng hỏi giá tiền từng thứ một. Tôi kể lại giá mỗi thứ. Nghe xong bà chép miệng thở dài thườn thượt. Chồng tôi véo mũi tôi và thì thầm: “Ngốc ơi, nếu em đừng nói giá thật với mẹ thì sẽ chẳng sao cả, phải không nào?”.

Cuộc sống đang vui tươi thế là dần dần có những hòa âm trái tai.

Điều làm bà khó chịu nhất là thấy con trai mình ngày ngày dậy sớm chuẩn bị bữa sáng. Đàn ông mà chui vào bếp nấu ăn cho vợ thì coi sao được, bà nghĩ vậy. Vì thế mà bữa sáng nào bà cũng nặng mặt không vui. Tôi giả tảng không thấy gì thì bà khua đũa đụng bát tỏ ý không bằng lòng. Làm giáo viên dạy múa ở Cung Thiếu niên, ngày nào tôi cũng phải nhảy nhót mệt bã người nên khi ngủ dậy thường nằm rốn tận hưởng chăn đệm ấm áp, coi đó là một thú hưởng thụ. Vì thế tôi đành giả câm giả điếc trước sự chống đối của bà mẹ chồng.

Đôi khi bà cũng làm giúp tôi một ít việc nhà, nhưng thật ra chỉ làm tôi thêm bận bịu mà thôi. Chẳng hạn, những túi ni lông đựng đồ, mọi khi tôi đều quẳng vào thùng rác thì bà tích cóp lại, bảo là để hôm nào bán cho đồng nát. Thế là khắp nhà đầy những túi ni lông. Mỗi lần rửa bát hộ tôi, bà đều hà tiện không dùng nước rửa chén thế là tôi phải rửa lại, dĩ nhiên phải kín đáo để bà khỏi tự ái.

Một tối nọ, khi tôi đang rửa chén trộm như thế thì bà nhìn thấy. Thế là bà sập cửa đánh sầm một cái, nằm lì trong buồng khóc gào lên. Chồng tôi cuống quýt chẳng biết làm gì. Cả tối hôm ấy anh không nói với tôi câu nào. Tôi làm nũng với anh, anh cũng chẳng thèm để ý. Tôi điên tiết lên vặn lại: “Thế thì rốt cuộc em sai chỗ nào ạ?”. Anh trợn mắt: “Tại sao em không thể phiên phiến một chút nhỉ, bát không sạch thì ăn cũng có chết đâu, hả?”.

Một thời gian dài sau đấy, bà chẳng nói chuyện với tôi. Không khí trong nhà bắt đầu dần dần căng thẳng. Chồng tôi rất mệt mỏi, chẳng biết nên làm ai vui lòng trước.

Không muốn để con trai làm bữa sáng, bà cả quyết nhận lấy “nhiệm vụ nặng nề” này. Rồi khi thấy anh ăn uống ngon lành, bà lại nhìn ngó tôi với ý trách móc tôi không làm tròn bổn phận người vợ, khiến tôi rất khó xử. Để thoát khỏi cảnh ấy, tôi đành không ăn bữa sáng ở nhà mà mua túi sữa trên đường đi làm, mang đến cơ quan ăn.

Tối hôm ấy lúc đi ngủ, anh bực bội bảo: “Có phải là em chê mẹ anh nấu ăn bẩn nên mới không ăn sáng ở nhà, đúng không?” rồi anh lạnh nhạt nằm quay lưng lại, mặc cho tôi nước mắt đầm đìa vì ấm ức. Sau cùng anh thở dài: “Cứ coi như là em vì anh mà ăn sáng ở nhà, được không nào?”.

Thế là sáng sáng tôi đành ngồi vào bàn ăn với tâm trạng ê chề.

Một hôm, khi đang ăn món cháo bà nấu, tôi chợt thấy buồn nôn, mọi thứ trong bụng muốn oẹ ra, gắng kìm lại mà không tài nào kìm được, tôi đành quăng bát đũa chạy ù vào phòng vệ sinh, nôn thốc nôn tháo. Sau một hồi hổn ha hổn hển thở, khi tôi bình tâm lại thì nghe thấy bà bù lu bù loa vừa khóc vừa đay nghiến oán trách tôi bằng những từ ngữ nhà quê, còn anh thì đứng ngay trước cửa phòng vệ sinh căm tức nhìn tôi. Tôi há hốc miệng chẳng nói được gì, thật ra nào mình có cố ý nôn đâu.

Lần đầu tiên chúng tôi cãi nhau to. Mới đầu mẹ anh còn giương mắt đứng nhìn, sau đấy bà thất thểu bỏ ra ngoài. Anh tức tối nhìn tôi rồi đi ra theo bà.

Ba ngày liền không thấy bà và anh về nhà, cả đến điện thoại cũng không thấy gọi. Tôi tức điên người mỗi khi nghĩ lại từ hôm bà lên đây ở mình đã phải chịu bao nhiêu nỗi oan ức, thế mà anh ấy còn muốn tôi thế nào nữa đây?

Không hiểu sao dạo này tôi hay buồn nôn thế, ăn gì cũng không thấy ngon, lại thêm trong nhà bao nhiêu chuyện rắc rối, tâm trạng vô cùng tồi tệ. Cuối cùng, vẫn là các bạn ở cơ quan bảo: “Sắc mặt cậu xấu lắm, nên đi khám bệnh thôi!”.

Kết quả kiểm tra ở bệnh viện cho thấy tôi đã có bầu. Bây giờ mới rõ tại sao sáng hôm ấy tôi bỗng dưng buồn nôn. Niềm hạnh phúc sắp có con pha trộn với một chút buồn giận oán trách: Tại sao chồng mình và cả bà mẹ chồng nữa lại không nghĩ tới chuyện ấy nhỉ?

Tôi gặp anh tại cổng bệnh viện. Xa nhau mới có ba ngày mà trông anh tiều tụy quá chừng. Tôi định quay đi, nhưng bộ dạng ấy khiến lòng tôi xót xa, không nén được, tôi gọi anh. Anh nhìn tôi như người xa lạ, ánh mắt không giấu nổi nỗi chán ghét như một mũi kim lạnh buốt đâm vào lòng tôi.

Tôi tự nhủ “đừng nhìn anh ấy, đừng nhìn anh ấy”, và chặn một chiếc taxi lại. Thật ra lúc ấy tôi chỉ muốn hét to: “Anh yêu của em, em sắp sinh cho anh một cục cưng đây!” rồi được anh bế xốc lên sung sướng quay một vòng.

Ước muốn ấy đã không xảy ra. Khi ngồi trên taxi, nước mắt tôi ứa ra lã chã.

Vì sao chỉ một lần cãi nhau đã làm cho tình yêu của chúng tôi trở nên tồi tệ tới mức này cơ chứ? Về nhà, tôi nằm trên giường nghĩ tới chồng, tới nỗi chán ghét đầy trong mắt anh. Tôi nắm lấy góc chăn khóc nấc lên.

Nửa đêm, có tiếng lạch cạch mở ngăn kéo. Khi bật đèn lên tôi trông thấy khuôn mặt đầy nước mắt của anh. Thì ra anh về nhà lấy tiền. Tôi lạnh nhạt nhìn anh không nói gì. Anh cũng làm như không thấy tôi, lấy xong các thứ liền vội vã bỏ đi.

Có lẽ anh định thật sự chia tay với tôi đây. Thật là một người đàn ông có lý trí, biết tách bạch tình và tiền rạch ròi như thế đấy. Tôi cười nhạt, nước mắt lã chã tuôn rơi.

Hôm sau tôi không đi làm mà ở nhà, muốn xem xét lại mọi ý định của mình rồi tìm anh trao đổi cho xong mọi chuyện.

Khi đến công ty của anh, cậu thư ký ngạc nhiên nhìn tôi: “Ơ kìa, mẹ tổng giám đốc bị tai nạn, hiện đang nằm bệnh viện kia mà”. Tôi trố mắt cứng họng, lập tức đến ngay bệnh viện. Nhưng khi tìm được anh thì bà đã tắt thở rồi.

Anh không hề nhìn tôi, mặt cứ lầm lầm. Tôi nhìn khuôn mặt vàng vọt không hồn của bà, nước mắt ứa ra: Trời ơi! Tại sao lại đến nông nỗi này cơ chứ?

Cho tới hôm an táng mẹ, anh vẫn không thèm nói với tôi một câu nào, thậm chí mỗi khi nhìn tôi, ánh mắt anh đều hiện lên nỗi chán ghét tột độ.

Nghe người khác kể lại, tôi mới biết sơ qua về vụ tai nạn. Hôm ấy bà bỏ nhà rồi thẫn thờ đi về phía ga xe lửa, bà muốn về quê mà. Chồng tôi đuổi theo, thấy thế bà rảo bước đi nhanh hơn. Khi qua đường, một chiếc xe buýt đâm vào bà…

Cuối cùng thì tôi đã hiểu tại sao anh ấy chán ghét mình. Nếu hôm ấy mình không nôn oẹ, nếu hôm ấy mình không to tiếng cãi nhau với anh ấy, nếu… Trong lòng anh, tôi là kẻ tội phạm gián tiếp giết chết bà.

Anh lẳng lặng dọn vào ở phòng mẹ, tối tối khi về nhà, người sặc mùi rượu. Lòng tự trọng bị tổn thương bởi nỗi xấu hổ và tự thương hại đè nặng khiến tôi thở không ra hơi nữa. Muốn giải thích mọi chuyện, muốn báo anh biết chúng tôi sắp có con rồi, nhưng cứ thấy ánh mắt ghẻ lạnh của anh là tôi lại thôi không nói gì. Thà anh đánh tôi mắng tôi một trận còn hơn. Tôi có cố ý để xảy ra mọi tai họa ấy đâu!

Ngày tháng cứ ngột ngạt lặp đi lặp lại. Càng ngày anh ấy càng về nhà muộn hơn. Chúng tôi cứ thế căng với nhau, xa lạ hơn cả người qua đường. Tôi như cái thòng lọng thắt vào tim anh.

Một hôm, khi đi qua một hiệu ăn Âu, tôi nhìn qua cửa kính thấy chồng mình đang ngồi đối diện với một cô gái trẻ và nhè nhẹ vuốt tóc cô. Thế là tôi đã hiểu rõ tất cả. Sau giây lát ngớ người ra, tôi vào hiệu ăn, đến đứng trước mặt chồng mình, trân trân nhìn anh, mắt ráo hoảnh. Tôi không muốn nói gì hết, và cũng chẳng biết nói gì.

Cô gái nhìn tôi, nhìn chồng tôi rồi đứng lên định bỏ đi. Anh ấn cô ngồi xuống rồi cũng trân trân nhìn lại tôi, không chịu thua. Tôi chỉ còn nghe thấy tim mình đập chầm chậm từng nhịp như đang sắp kề cái chết.

Kẻ thua cuộc là tôi, nếu cứ đứng nữa thì tôi và đứa bé trong bụng sẽ ngã xuống.

Đêm ấy anh không về nhà. Bằng cách đó anh báo cho tôi biết: Cùng với sự qua đời của mẹ anh, tình yêu giữa hai chúng tôi cũng đã chết.

Những ngày sau, anh vẫn không về nhà. Có hôm đi làm về, tôi thấy tủ áo như bị sắp xếp lại, chắc anh ấy về lấy các thứ của anh.

Tôi chẳng muốn gọi điện thoại cho anh, ý định giải thích mọi chuyện cho anh cũng biến mất hẳn.

Tôi sống một mình. Đi bệnh viện khám thai một mình. Trái tim tôi như vỡ vụn mỗi khi trông thấy cảnh các bà vợ được chồng dìu đến bệnh viện. Các bạn ở cơ quan bóng gió khuyên tôi bỏ cái thai đi cho yên chuyện nhưng tôi kiên quyết không chịu. Tôi như điên lên muốn được sinh đứa bé này, coi đó như sự bù đắp việc bà mẹ chồng qua đời.

Một hôm đi làm về nhà, tôi thấy anh ngồi trong phòng khách mù mịt khói thuốc lá, trên bàn đặt một tờ giấy. Không cần xem, tôi đã biết tờ giấy đó viết gì rồi. Trong hơn hai tháng chồng vắng nhà, tôi đã dần dà học được cách giữ bình tĩnh. Tôi nhìn anh, cất mũ rồi bảo: “Đợi một tí, tôi sẽ ký ngay đây”. Anh nhìn tôi, ánh mắt lộ vẻ bối rối chẳng khác gì tôi. Vừa cởi cúc áo khoác, tôi vừa tự nhủ: “Chớ có khóc đấy, chớ có khóc đấy… ”. Hai mắt nhức lắm rồi, nhưng tôi quyết không cho chúng nhỏ lệ nữa.

Mắc xong áo lên móc, thấy anh cứ chằm chằm nhìn cái bụng to của tôi, tôi mỉm cười đi đến bàn, cầm lấy tờ giấy, rồi chẳng xem gì hết, liền ký tên mình và đẩy tờ giấy cho anh.

“Em có bầu rồi đấy à?”.

Đây là lần đầu tiên anh ấy nói chuyện với tôi kể từ hôm bà bị nạn. Nước mắt tôi trào ra không thể nào ngăn nổi. “Vâng, nhưng không sao cả, anh có thể đi được rồi”.

Anh không đi mà ngồi lại, hai chúng tôi nhìn nhau trong bóng tối. Anh từ từ ôm lấy tôi, nước mắt nhỏ ướt đầm vai áo tôi. Thế nhưng lòng tôi đã không còn gì nữa, rất nhiều thứ đã biến đi xa lắm rồi, xa tới mức có đuổi theo cũng chẳng lấy lại được nữa.

Không nhớ là anh ấy đã nói với tôi bao nhiêu lần câu “xin lỗi” nữa. Trước đây tôi cứ tưởng mình sẽ tha thứ cho anh, nhưng bây giờ thì không. Suốt đời tôi sao quên được ánh mắt băng giá anh nhìn tôi khi đứng trước cô gái nọ ở hiệu ăn Âu hôm ấy.

Chúng tôi đã rạch vào tim nhau một vết thương sâu hoắm. Tôi không cố tình, còn anh thì cố tình. Quá khứ không thể nào trở lại được nữa.

Trái tim tôi chỉ ấm lên mỗi khi nghĩ đến đứa bé trong bụng, còn với anh thì tim tôi đã lạnh như băng. Tôi không đụng đến tất cả những thức ăn anh mua về, không nhận bất cứ món quà nào anh tặng, không nói với anh nửa lời. Kể từ hôm ký vào tờ giấy kia, hôn nhân và tình yêu, tất cả đều đã biến mất khỏi trái tim tôi.

Có hôm anh định trở lại phòng ngủ của chúng tôi. Anh vào thì tôi ra phòng khách nằm. Thế là anh đành phải về ngủ ở phòng của bà.

Đêm đêm, đôi lúc từ phòng anh vẳng ra tiếng rên rỉ khe khẽ. Tôi nghe thấy nhưng lặng thinh. Lại dở trò cũ chứ gì. Ngày trước, mỗi bận bị tôi làm mặt giận phớt lờ, anh ấy đều giả vờ ốm như vậy, khiến tôi ngoan ngoãn đầu hàng và chạy đến hỏi xem anh có sao không. Thế là anh ôm lấy tôi cười ha hả. Anh quên rồi, ngày ấy tôi thương anh vì hai người yêu nhau. Bây giờ thì chúng tôi còn có gì nữa đâu?

Tiếng rên rỉ ấy kéo dài đứt quãng cho tới ngày đứa bé ra đời. Suốt thời gian chờ đợi ấy, hầu như ngày nào anh cũng mua sắm thứ gì cho con, nào là đồ dùng của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nào là sách nhi đồng v.v… Những thứ ấy chất gần đầy căn phòng của anh. Tôi biết anh làm thế là để tôi cảm động, nhưng tôi giờ đã trơ như đá. Anh đành giam mình trong phòng, ngồi gõ phím máy tính lạch cạch. Chắc là tìm vợ trên mạng. Nhưng chuyện ấy đâu còn có ý nghĩa gì với tôi nữa.

Năm sau, vào một đêm khuya cuối xuân, cơn đau bụng dữ dội khiến tôi thét lên. Anh nhảy xổ vào buồng, hình như khi đi nằm anh vẫn không thay quần áo chỉ là để chờ giây phút này. Anh cõng tôi chạy xuống cầu thang, chặn taxi lại. Dọc đường, anh cứ nắm chặt tay tôi, luôn lau mồ hôi trên trán tôi. Đến bệnh viện, anh lại cõng tôi chạy đến khoa sản. Khi nằm trên đôi vai gầy guộc mà ấm áp của anh, một ý nghĩ chợt lóe lên trong óc tôi: Trên đời này, liệu có ai yêu thương mình như anh ấy không nhỉ?

Rồi anh vịn cánh cửa khoa sản, đưa ánh mắt ấm áp dõi theo tôi đi vào trong. Tôi cố nhịn đau mỉm cười với anh.

Khi tôi ra khỏi phòng đẻ, anh nhìn tôi và thằng bé, rưng rưng nước mắt mỉm cười. Tôi chạm vào tay anh, chợt thấy anh mềm nhũn người, mệt mỏi từ từ ngã xuống. Tôi gào tên chồng mình…, anh chỉ mỉm cười, nhắm nghiền mắt lại…

Tôi cứ tưởng mình sẽ không bao giờ còn nhỏ nước mắt vì anh, thế mà lúc ấy một nỗi đau xé ruột xé gan bỗng dội lên trong lòng.

Bác sĩ cho biết chồng tôi bị ung thư gan, cách đây 5 tháng mới phát hiện, khi đó bệnh đã ở thời kỳ cuối, anh chịu đựng được lâu thế quả là một chuyện lạ hiếm có. Ông bảo: “Chị nên chuẩn bị hậu sự đi thì vừa”. Mặc y tá ngăn cấm, tôi trốn ngay về nhà, xộc vào phòng anh, mở máy tính ra xem. Một nỗi đau nhói lên làm trái tim tôi nghẹn lại. Thế đấy, 5 tháng trước đây anh đã phát hiện mình bị ung thư gan, những tiếng rên rỉ của anh là thật cả, nhưng tôi lại cứ cho là…

Những điều ghi trong máy tính rất dài, đó là lời trăn trối anh để lại cho con mình: Con của bố. Vì con mà bố ráng chịu đựng cho tới nay, chờ bao giờ trông thấy con thì bố mới chịu ngã xuống. Đấy là nguyện vọng lớn nhất của bố hiện giờ… Bố biết rằng, đời con sẽ có nhiều niềm vui hoặc có thể gặp trắc trở. Nếu bố có thể cùng con đi suốt quãng đời con lớn lên thì vui biết bao. Nhưng bố không có dịp may ấy nữa rồi. Bây giờ bố ghi lại vào máy tính từng vấn đề con sẽ có thể gặp phải trên đường đời, khi nào gặp những vấn đề ấy thì con có thể tham khảo ý kiến của bố, con nhé.

Con ơi, viết xong mấy chục trang này, bố cảm thấy như mình đã cùng đi với con suốt chặng đường trưởng thành của con. Bây giờ bố thật sự vô cùng sung sướng. Hãy yêu mẹ con nhé! Mẹ rất vất vả vì con đấy. Mẹ con là người yêu con nhất và cũng là người bố yêu quý nhất…

Chồng tôi viết về tất cả mọi chuyện, kể từ khi đứa bé còn ở vườn trẻ cho tới lúc nó học tiểu học, trung học, đại học, rồi ra công tác, cả đến chuyện yêu đương của con nữa. Chồng tôi cũng để lại một bức cho tôi:

Em yêu quý. Được lấy em làm vợ là niềm hạnh phúc lớn nhất trong đời anh. Em hãy tha thứ việc anh đã làm tổn thương em. Hãy tha lỗi việc anh giấu tình hình bệnh tật của mình, chẳng qua chỉ vì anh không muốn để em phải lo nghĩ trong thời gian chờ bé chào đời… Em yêu quý. Nếu khi đọc những dòng này mà em khóc thì nghĩa là em đã tha thứ cho anh rồi. Như thế anh sẽ có thể mỉm cười cảm ơn em luôn luôn yêu anh… Anh sợ rằng mình sẽ không có dịp tự tay tặng cho con những món quà anh đã mua sắm. Phiền em hằng năm thay anh tặng quà cho con, trên bao gói nhớ đề rõ ngày tặng, em nhé…

Khi tôi trở lại bệnh viện thì anh vẫn đang hôn mê. Tôi bế con đến, đặt nó nằm bên cạnh anh và nói: “Anh ơi, anh hãy mở mắt ra cười lên nào. Em muốn để con mãi mãi ghi nhớ hơi ấm của bố nó khi nó nằm trong lòng anh đấy, anh ạ… ”.

Chồng tôi khó nhọc mở mắt ra, khẽ mỉm cười. Thằng bé rúc vào lòng bố, ngọ ngoạy nắm tay nhỏ xíu hồng hồng. Tôi ấn nút máy ảnh, nước mắt chảy ràn rụa trên mặt…

Viết cho anh, người bạn 12 năm của tôi!


Hôm nay là ngày đầu tiên của năm mới, tôi dành tặng bài viết đầu tiên của năm 2012 cho người bạn 12 năm và cũng là người bạn…đời….7 năm của tôi.

– Phụ nữ ai mà không thích những lời có cánh, những hành động lãng mạn như phim Hàn nhỉ? Ở anh, đừng hòng mà mơ có được những lời nói hay những hành động lãng mạn đó nhé, nhìn thấy những cảnh đấy, anh cười bảo “chỉ có trên phim…”

– Phụ nữ người ta hay bảo “thường yêu bằng tai”, ai mà sẽ không bị “ru ngủ” bởi những lời nói ngọt ngào như “vợ iu, mình iu”…chẳng hạn? Ở anh, tôi hay bị gọi bằng 1 từ mà trước kia tôi vô cùng sốc. đó là “mụ vợ của anh”….

– Vợ chồng nào cũng có lúc cãi nhau, đôi khi là những chuyện vu vơ, đôi khi là những trận cãi nhau tóe lửa…, là phụ nữ, ai không muốn chồng nhường vợ nhỉ? Ở anh, thôi thì tốt nhất là im lặng… tại anh cũng nóng không thua gì tôi, hic hic…

Tình yêu của chúng tôi cũng giống như một bài thơ mà tôi vô cùng yêu thích có đoạn…

“..Đôi dép vô tri khăng khít song hành
Chẳng thề nguyền mà không hề giả dối
Chẳng hứa hẹn mà không hề phản bội
Lối đi nào cũng có mặt cả đôi..”

– Với anh, tôi là người vợ mà cũng là người bạn, chúng tôi có thể nói chuyện với nhau mỗi ngày, mỗi giờ, mỗi phút mà không hề biết chán với tất cả chủ đề. 12 năm hình như vẫn chưa hết chuyện nói thì phải…

– Anh luôn đi cùng tôi trong mọi hoàn cảnh, anh luôn nghĩ cho tôi trước khi nghĩ cho mình. 12 năm qua, người bạn của tôi luôn là người làm lành trước nhất khi chúng tôi cãi nhau bằng những câu chẳng ăn nhập gì với những câu tôi tưởng tưởng ra. “Uống cafe không em?” và sau đó là ” Cafe nè, không cám ơn anh hả?”…Hì Hì, Thế là huề!

– Với anh, là những khi tôi ốm, anh luôn lo lắng, chăm sóc cho tôi từng ly từng tý. Tôi nhớ có lần tôi ốm, tôi khó chịu đòi ăn khoai lang luộc, anh chạy vòng vòng vẫn không tìm ra được chỗ bán khoai…cuối cùng anh về nhà với 1 kg khoai sống… rồi đi luộc…hic hic

– Biết tôi thích đi du lịch nhưng anh lại sợ máy bay, tình yêu của anh dành cho tôi, tôi cảm nhận khi anh “gồng mình” bay cùng tôi, khi anh đi ngược lại những quan điểm của bản thân mình…

…Và tôi biết, có lẽ không ai yêu tôi nhiều hơn anh…cuộc sống vẫn còn rất nhiều thử thách phía trước với chúng tôi…nhưng như 1 bài hát  ‘Nếu chỉ còn 1 ngày để sống”… tôi vẫn luôn hạnh phúc và  không hối hận về những gì đã chọn…

 

Phở tái bò viên – món ngon xứ Việt!


Tui thích ăn bò viên, và bò viên ở chợ Cũ theo tui là ngon nhất vì ko cho nhiều bột. Hôm nay nấu phở tái bò viên cho cả nhà.

Vật liệu: (cho gia đình 3 người)
– 300 gr xương bò (xương ống)
– 200 gr thịt bò mềm xắt mỏng để làm thịt tái
– 3 củ hành ta nướng
– 1 miếng gừng nướng
– Muối, nước mắm,đường, bột ngọt (tùy ý)
– 500 gr Bánh phở tươi
– 5 bông hồi, 1 miếng quế bằng ngón tay
– 1 củ hành tây xắt thiệt mỏng
– Hành lá + ngò xắt nhỏ
– Rau quế, ngò gai, giá, chanh, ớt trái xắt lát mỏng
– Tương ớt, tương đen (Hoisin Sauce)
– bò viên (tùy ý)

Cách làm: 
Xương bò rửa với nước ấm cho sạch, thả vô nước sôi luột chừng 10 phút. Đổ ra rửa lại với nước lạnh thêm 1 lần nữa cho phở không bị hôi mùi bò, để lửa lớn. Khi bọt nổi lên hớt thật sạch cho nước lèo được trong, sau đó bớt lửa chỉ để sôi lăn tăn. Cho muối, đường phèn, bột ngọt, nước mắm + mấy củ hành nướng đập dập + gừng nướng đập dập + (hồi + quế cho vào túi vải) thả vào nồi nước lèo. Hầm khoảng 1,5-2 giờ là được.  Nêm lại nước lèo cho vừa ăn.

Trụng sơ bánh phở tươi. Bỏ bánh phở vô tô, bày thịt bò tái + bò viên. Trên mặt cho 1 ít hành tây xắt mỏng, chan nước lèo đang nóng sôi vô tô. Rắt chút hành lá + ngò + tiêu.

Khi ăn cho giá , rau quế , ngò gai , tương ớt , chanh , ớt tươi xắt lát.

Những tín đồ hành hương về vùng đất “thánh”! (Tiếp theo và hết)


Nơi mà chúng tôi mong chờ nhất trong suốt cuộc hành trình này cuối cùng cũng đến… đó là Làng Cafe Trung Nguyên

Quả thật phải công nhận là Trung Nguyên đầu tư quá kỹ lưỡng và chu đáo cho nơi này…

Từ nhà gỗ được di dời nguyên căn từ miền Trung về Ban Mê…

Đến khu non bộ rộng lớn và kỳ công…

Từ khu trưng bày bản sắc văn hóa của Ban Mê…

Đến cả những chiếc ghế ngồi cũng được lựa chọn cho phù hợp với quang cảnh…

Những gian nhà cổ khi lên đèn trông giống như “đèn lồng đỏ treo cao cao…” vậy

Tạm biệt Ban Mê và hẹn một ngày trở lại…

 

 

This entry was posted on December 13, 2011, in Du lịch.

Công nghệ make up tuyệt đỉnh!


Nhân dịp mấy hôm nay đọc được nhiều trang báo mạng nói về các danh ca nam nhà mình giờ lại chuộng mốt”giả gái” và với tài biến hóa của các nghệ nhân make up thì các chàng hóa thành các cô gái xinh đẹp, từ Hoài Linh, Đàm Vĩnh Hưng rùi đến mới đây nhất là ca sĩ Minh Quân… Nhưng nói thật cho cùng là tôi vẫn thấy các “cô” này sau khi make up vẫn có nét gì đó của nam giới chưa xóa hết được, ở đây tôi giới thiệu với mọi người nghệ thuật make up của TQ mà theo tôi là cao hơn chúng ta 1 bậc…

Từ con trai nheo nhẽo….

Bắt đầu công nghệ bằng việc đầu tiên là tỉa chân mày…

Sau khi tỉa chân mày xong thì cặp chân mày của chàng trai đã ra đường nét rõ ràng chứ không nam tính như lúc đầu nữa

rùi vẽ lông mày….

Tiếp theo là dán mí giả, hiện nay có bán các loại mí giả sẵn hoặc loại tự cắt như trong hình….

Đánh nền cho khuôn mặt…

Nhớ là phải đánh kem nền cho cả mí mắt…

Đánh highlight sáng tối..

Tiếp đến là trang điểm cho đôi mắt…

Đánh má hồng…

Đánh phấn phủ…

Đánh son bóng hồng là hoàn tất…

Giờ chỉ còn việc thay mái tóc dài nữ tính….

Mời mọi người cùng chiêm ngưỡng nhé…

Tin nổi không nhỉ???

Những tín đồ hành hương về vùng đất “thánh”! (P2)


Điểm đến đầu tiên của gia đình Ruby là Buôn Đôn

Phải đi qua những cây cầu treo bằng gỗ rất dài…và rất ghê… (vì sợ)

Nhìn từ phía bên kia

Qua những cây cầu lắt léo là đến cửa hàng bán nhẫn “lông voi” được cho là có tác dụng mang lại may mắn cho người đeo… mà ko biết có phải là lông  voi thật ko…

Tuy nhiên chiến lợi phẩm của Ruby thì lại là 1 con búp bê miền núi..

Đích đến của Buôn Đôn là coi người ta cưỡi voi …rồi về vì anh Minh sợ “độ cao”…

Đến trưa khi ra được cổng Buôn Đôn thì cả nhà đều thấm mệt nên nghỉ ăn trưa với gà rừng và cơm lam… và sau đó quay về ks nghỉ ngơi..

 

(to be continued…)

This entry was posted on November 20, 2011, in Du lịch.

Ăn cơm Tàu, ở nhà Tây, cưới vợ Nhật!


Câu này bà ngoại tôi hay nói lúc tôi còn rất nhỏ, phải nói người Trung Hoa ăn rất cầu kỳ và rất ngon.

Và trong suốt cuộc đời tôi từ nhỏ cho đến giờ, ngưỡng mộ nhất vẫn là tiệc Xuân năm Canh Tý (1874) do Từ Hi Thái Hậu (Tây Thái Hậu), đời nhà Thanh Trung Hoa, tổ chức để khoản đãi phái đoàn Sứ Thần, tướng lãnh các quốc gia Tây phương. Tiệc được chuẩn bị 11 tháng 6 ngày trước, sử dụng 1750 người phục vụ, tốn kém 98 triệu hoa viên thời đó tương đương 374 ngàn lượng vàng ròng, gồm 400 thực khách và đại tiệc kéo dài suốt 7 ngày đêm bắt đầu từ giao thừa (12 giờ đêm) Tết nguyên đán Canh Tý.

Trước khi nói về bữa tiệc mà tôi ngưỡng mộ nhất thì hãy cùng điểm qua một số vị vua đời Mãn Thanh nhé.

                                                        Hoàng đế Khang Hy

                                                              Hoàng đế Càn Long

                                                                  Hoàng đế Quang Tự

                                     Hoàng đế Phổ Nghi – Vị vua cuối cùng của Trung Hoa

                                                           Và Từ Hi Thái Hậu (Lúc trẻ…)

(Và khi đã về già nhưng tóc vẫn đen nhánh…)

Chúng ta lại quay về bữa tiệc có một không hai này nhé…

Thực Ðơn

Gồm tất cả 140 món. Theo chiếu chỉ của Tây Thái Hậu, mỗi tỉnh tuyển lựa mười đầu bếp tài giỏi. Các đầu bếp này họp nhau ở thủ đô từ ngày rằm tháng hai năm Kỷ Hợi (1873) nghĩa là 11 tháng 6 ngày trước đại tiệc để cùng nhau soạn thảo các món ăn ngon, lạ.

Sau gần hai tháng thảo luận, một thực đơn gồm 140 món được hình thành, trong số này có 7 món thật bổ dưỡng, thật đặc biệt, thật lạ lùng, mỗi ngày chỉ thiết đãi một món, thực khách ăn vào chẳng những không thấy đầy bụng mà sự mệt mỏi, bực bội như tan biến đi, tinh thần sảng khoái gấp bội.

Bảy món ấy là:

1.Sâm Thử

Sâm thử là chuột sâm, chuột nuôi bằng sâm.

Trong quyển Món Lạ Miền Nam, tác giả Vũ Bằng tường thuật món sâm thử như sau:

“Chuột mới đẻ đem nuôi trong lồng kính cho ăn toàn sâm thượng hảo hạng và uống nước suối, đến khi đẻ ra con thì lấy những con đó nuôi riêng cũng theo cách thức đó để cho sinh ra một lớp chuột mới, nhưng lớp chuột mới nầy vẫn chưa dùng được. Cứ nuôi như thế đến đời thứ ba, chuột mới thực là “Thập Toàn Ðại Bổ”, người ta mới lấy những con chuột bao tử của thế hệ mới nầy ra ăn và ăn như thế tức là ăn tất cả cái tinh hoa, bén nhậy, khôn ngoan của giống chuột cộng với tất cả tính chất cải lão hoàn đồng, cải tử hoàn sinh, tráng dương bổ thận của cây sâm vốn được y lý Ðông phương đặt lên hàng dầu thần dược từ cổ chí kim trong trời đất.

Nguyên Ðại sứ Tây Ban Nha thuật lại rằng đến món ăn đặc biệt ấy thì có một ông quan đứng lên giới thiệu trước rồi quân hầu bưng lên bàn tiệc cho mỗi quan khách một cái đĩa con bằng ngọc trong đó có một con chuột bao tử chưa mở mắt, đỏ hon hỏn hãy còn cựa quậy – nghĩa là một con chuột bao tử sống. Bao nhiêu quan khách thấy thế chết lặng đi bởi vì nếu phải theo giao tế mà an cái món này thì… nhất định phải… trả lại hết những món gì đã ăn trước đó.

Mọi người nhìn nhau. Tây Thái Hậu cầm nĩa xúc con chuột bao tử ăn để cho mọi người bắt chước ăn theo. Con chuột kêu chi chí, người tinh mắt thấy một tia máu vọt ra… Hoàng đế Trung Hoa thong thả vừa nhai vừa suy nghĩ như thể muốn kéo dài cái thú ăn tuyệt diệu ra để cho cái thú ấy thấm nhuần trí óc và cơ thể. Và Ngài nói:

– Mời chư vị.

Nhưng không một vị nào đụng đũa, cứ nguồi trơ ra mà nhìn. Tây Thái Hậu bèn cười mà nói đùa:

– Tôi tiếc không thấm nhuần được cái văn minh Âu Mỹ của các ngài, nhưng riêng về cái ăn thì tôi thấy quả các ngài chậm tiến, không biết cái gì là ngon, là bổ. Về món đó, các ngài có lẽ còn phải học nhiều của người Á Ðông.

Không một ông nào trả lời vì có lẽ các ông đại diện ấy đến lúc ấy đều bán tín bán nghi không biết ăn chuột bao tử như thế là văn minh hay man dã. Tuy nhiên người ta có thể chắc chắn là chưa có một nước nào trên thế giới lại có một món ăn tinh vi, quí báu, cầu kỳ đến thế bao giờ.

Chính cái ông Ðại sứ Tây Ban Nha nhắm mắt lại thử ăn nhưng ông thú thực rằng vừa cho vào miệng cắn một cái thấy chuột con kêu chi chí, ông ta vội vàng chạy ra ngoài, lè ra, và một tháng sau còn sợ.

Sau này, đem câu chuyện đó nói với mấy vị đông y sĩ, ông ta biết rằng người Âu Mỹ không biết ăn cái món ấy quả là “Chậm tiến” và mấy ông già con cho biết thêm rằng chuột thường nuôi bằng sâm đã bổ hết sức rồi, nhưng nếu tìm được giống chuột chù mà nuôi bằng sâm theo cách thức nói trên thì còn bổ gấp trăm lần nữa…” (Vũ Bằng)

2.Não Hầu

Não hầu là óc khỉ.

Vùng Thiên Hoa Sơn thuộc tỉnh Sơn Ðông có một rừng cây lê gọi là ngọc căn lê, trái lê trị được các bệnh nhiệt uất, can thận và ho khinh niên. Rừng lê có rất nhiều khỉ, chúng ăn hết cả trái. Nhờ ăn ngọc căn lê nên thịt khỉ nơi đây rất thơm ngon, lại chữa được bệnh loạn óc, tê liệt và bán thân bất toại. Về dược tính, óc khỉ quí hơn thịt gấp bội. Dân chúng trong vùng tìm đủ cách bảo vệ rừng lê nhưng không có kết quả, bởi giống khỉ nơi đây đầu có ba xoáy, tinh khôn, né tránh thợ săn và bẫy rập một cách tài tình.

Tây Thái Hậu xuống chiếu phải bắt cho được 200 con khỉ trẻ, chưa thay lông lần nào, mỗi con được trọng thưởng 110 lượng vàng ròng. Con số này quá nhiều, thợ săn không đáp ứng đủ nên về sau Từ Hi phải giảm xuống còn 80.

Năm thực khách dùng một con. Khỉ mang về được nuôi bằng thức ăn tinh khiết, bổ dưỡng, ngoài ra còn được tắm gội sạch sẽ. Lại cho đóng 80 cái hộp tròn giống như cái trống nhỏ mở ra khép vào được, một mặt trống có khoét lỗ tròn vừa đủ diện tích cho cái đầu con khỉ ló lên kèm theo một cái gông làm con khỉ không thể cục cựa được. Trước khi bắt dầu món ăn này, bầy khỉ được tám rửa lần chót, xịt nước hoa thơm ngát và cho uống một loại thuốc để tất cả năng lực, tinh túy của con vật tập trung lên não bộ, óc khỉ vì lẽ ấy sẽ gia tăng chất bổ dưỡng bội phần.

Muốn cho các quan khách Tây phương bớt thấy sự dã man, ăn uống được mạnh miệng đồng thời làm cho món ăn mang ít nhiều ý nghĩa lịch sử, Thanh triều cho các chú khỉ vận triều phục, đội mão, vẽ mặt, mang râu, giống như một đại quan của triều đình, trên cổ đeo một tấm bản nhỏ ghi rõ tên họ, tuổi tác cùng quan chức thuở sinh tiền. Những con khỉ đó tượng trưng cho những nịnh thần, gian tặc… khả ố nhất, gian ác nhất, bị dân chúng oán ghét tận xương tủy như Tần Cối, Bí Trọng, Vưu Hồn, Bàng Hồng, Trương Bang Xương, Mao Diên Thọ… phải chịu chết để đền tội với đất nước, với nhân dân.

Khi tiếng khánh ngọc từ tay Tây Thái Hậu trổi lên để báo hiệu đến món não hầu thì nội thị dọn ra mỗi bàn một cái lồng chứa khỉ cho năm thực khách. Kế tiếp tên nội thị một tay gỡ mão một tay dùng búa bằng ngà nhỏ giáng cuống đầu khỉ. Ðộng tác này đã được tập luyện thuần thục từ trước để chỉ cần một búa duy nhất là đủ đưa con khỉ sang bên kia thế giới. Cùng lúc ấy nhạc đệm trổi lên và tên nội thị sẽ ngâm nga một câu theo tiếng nhạc, đại ý như: “Mao Diên Thọ đã thụ hình” hay “Tần Cối đã đền xong tội phản thần…”

Ðoạn tên nội thị lập tức dùng một tấm lụa bạch đậy kín toàn bộ cái đầu con khỉ, chỉ chừa một lỗ thật nhỏ vừa đủ đưa cái muỗng bạc vào múc khối óc khỉ. Não hầu được xối lên bằng nước sâm nóng hổi cho tái đi, bớt đỏ. Lúc thực khách vừa múc óc khỉ ra ngoài, nội thị dùng nĩa bạc gạt bỏ phần da đầu và những mảnh sọ bể để khách dễ dàng hành động.

3. Tượng Tinh

Tượng tinh là tinh khí của voi.

Trước hết chọn những tổ yến thật to và tốt lấy được từ các hải đảo ngoài khơi biển Nam hải, tẩy rửa cẩn thận rồi nấu trong nước thang nhân sâm và đường Chủng Càu Chỉ của Ðại Hàn. Lại hòa chung với nước lê Vân Nam – Tuyết Hồng Lê – và bột Kiết Châu Phấn, nấu khô lại rồi nặn thành hình những con voi, đoạn bỏ vào lò nung cho thật chín và chắc.

Tượng tinh thì các người nài voi đã lấy sẵn. Khi con voi làm bằng tổ yến được mang từ lò ra, đầu bếp sẽ khoét lưng voi một lỗ trống vừa đủ nhét vô một cái bóng cá voi đã ngâm thuốc bắc phơi khô. Tượng tinh được cho vào cái bóng cá và con voi được đem đi chung cách thủy. Lúc thưởng thức món này, thực khách dùng một chiếc kim vàng thọc vô bụng voi để chất nước nhờn chẩy vào chén bạc rồi uống.

Sâm thử và tượng tinh bồi bổ cho lục phủ ngũ tạng, tỳ vị thêm mạnh mẽ lại trị dứt các chứng nhức mỏi và làm mắt sáng thêm ra.

4.Trư Vương

Trư vương là một giống heo quí báu.

Giống heo này thịt thơm ngon và rất bổ dưỡng, ở vùng Phúc Châu nhờ ăn một thứ củ giống như củ Hoàng Tinh mọc quanh khu vực đồi núi Châu Tịch Xương tiếp cận. Củ này tên gọi Tích Vân Lang, chỉ sống tại địa phương, nếu đem trồng nơi khác, cẩn thận chăm sóc cách nào chúng cũng chết.

Thanh triều mang về 60 con heo, 20 con đực và 40 con cái, cho ăn toàn thức ăn đại bổ, uống toàn nước sâm. Heo mặc tình giao hợp rồi sinh đẻ, lớp heo mới ngày càng tinh khiết, tinh túy của sâm nhung. Heo đem đãi tiệc tuổi chưa đầy hai tháng, gọi là heo sữa.

Năm ngày trước đại tiệc, đầu bếp chọn 100 chú heo sữa thật béo tốt, không chọc tiết cũng không nhúng nước sôi để cạo lông mà đập chết rồi thui cho cháy lông. Bỏ hết ruột gan tỳ phế thận, thịt heo được cắt thành từng lát mỏng ướp với các dược phẩm trân quí trong 3 ngày liền trước khi chưng cách thủy. Lúc đem ra thết đãi thịt heo thơm ngon vô cùng. Xương lại mềm rục. Nhiều thực khách ưa thích món heo này vô cùng, họ nhắc nhở mãi về sau này trong các hồi ký, ký sự.

5.Phương Chi Thảo

Phương Chi thảo là cỏ Phương Chi.

Tương truyền Hoàng Ðế Khang Hy nhà Thanh khi còn sinh tiền rất háo sắc nhưng có tài y thuật cao cường. Vì vậy nên dù có hàng trăm phi tần vua vẫn khỏe mạnh do tự bồi dưỡng cường lực bằng dược chất. Nhưng lúc tuổi già vua mắc phải chứng bệnh khan háo trong ngũ tạng mà tự mình không chữa được, bao nhiêu nhự y đại tài của triều đình cũng bó tay, vua phải bố cáo tìm danh y, thần dược trong dân gian.

Ngày nọ, có một dị nhân xin yết kiến rồi móc trong người ra một bó cỏ rất lạ, rễ xanh, lá dài như lá hẹ nhưng màu đỏ tía, ngọn lại trắng. Vua biết là cỏ quí nên hỏi, dị nhân trả lời đó là cỏ Phương Chi mọc trên đỉnh Thái Hàng Sơn hướng về mặt trời, đặc biệt là cỏ này chỉ mọc trên một tảng đá duy nhất, cao và chiênh vênh. Chỉ vào năm nhuận cỏ mới mọc và mọc một lần duy nhất nhân dịp Trung Thu, sống trong khoảng 30 đến 45 ngày, lúc gặp ngọn gió bấc đầu mùa thì lập tức bị khô héo.

Việc hái cỏ cũng rất công phu. Dắt theo một con ngựa toàn bạch lên đỉnh núi cao trước một ngày, đếi khi mặt trời mới mọc đem ngựa tới phiến đá cho an cỏ. Ngựa vừa ăn cỏ xong phải tức thì chém rụng đầu ngựa rồi mổ bụng lấy bao tử mang về chế thuốc phơi khô.

Cỏ Phương Chi khi ăn vào làm cơ thể mát mẻ đồng thời trị tuyệt các bệnh trầm kha hoặc hiểm nghèo. Trong đại tiệc do Từ Hi Thái Hậu khoản đãi, Phương Chi Thảo nấu chung với Long Tu (râu rồng). Thực khách ăn xong cảm thấy tinh thần vô cùng sảng khoái, cả tháng sau không khát nước cũng không mệt.

6. Sơn Dương Trùng

Sơn dương là dê núi, trùng là con dòi.

Tây Thái Hậu xuống chiếu đòi các thợ săn chuyên nghiệp tỉnh Hồ Bắc vào rừng mang về cho dược một cặp sơn dương thật lớn.

Sau gần một tháng băng núi trèo đèo ở Thiểm Tây, đoàn thợ săn bắt được ba cặp dê rừng, trong số ấy ba con cái đều đang mang thai, được Tây Thái Hậu thưởng cho 50 lạng vàng mỗi con.

Dê rừng sau đó được thả trong một khu vườn rộng đầy cỏ non xanh tốt. Cỏ lạ nuôi dê có dược chất bổ dưỡng gan thận được vận tải đến mỗi ngày từ Vân Nam và Quảng Tây. Cỏ nầy tên la “đông trùng hạ thảo”, bởi mùa hạ cỏ mịn như nhung còn sang mùa đông thì trong cỏ sinh ra một loại sâu ăn rất bổ. Bầy dê núi ăn cỏ quí có dược tính cùng với cỏ non, lá cây thuốc… nên sinh con khỏe mạnh và to lớn khác thường.

Ðầu bếp làm thịt 14 con dê núi tuổi chưa quá hai tháng, cạo lông, loại tim gan phèo phổi rồi cho mỗi con vào một thùng gỗ ngâm với rượu quí và nước gừng trong một ngày. Ngày thứ hai mang những chú bé sơn dương ra rồi ngâm chúng trong sữa tươi và nước sâm nhung. Ngày thứ ba dùng dùi vàng xuyên thủng qua gương sen và cuống hoa quỳ trắng (Phan bạch quỳ – hoa sen trắng của Ðại Hàn thường nở vào mùa đông) để cắm hoa vào mình sơn dương. Tiếp tục ngâm nhu vậy đến ngày thứ 10 thì tự nhiên trong các đóa hoa tự nhiên xuất hiện lúc nhúc những con dòi trắng nõn.

Ðầu bếp lấy dòi ấy chế biến thành món sơn dương trùng, trị các bệnh bán thân bất toại, tê liệt và lao phổi đại tài.

7.Trứng Công

Thế gian có câu “nem công, chả phụng” để chỉ hai món ăn thuộc hàng trân vị. Nem công dù hiếm quí những vẫn còn tương đối dễ kiếm, dễ làm so với trứng công, bởi thứ nhất loài công làm tổ ở những nơi xa xôi hẻo lánh, trên cành cao hay vách đá cheo leo, khó tìm ra được. Thứ hai là dù có tìm ra được chỗ công đang ấp trứng thì cũng không dễ gì đến gần ổ vì công rất hung dữ, chống cự kịch liệt và cuối cùng nếu thấy không bảo vệ được ổ trứng thì chúng đập bể nát hết chứ không để lọt vào tay ai.

Tây Thái Hậu sai người đi lấy trứng công nhưng chẳng ai làm được, bà rất phiền muộn. May thay có một vị tướng quân trẻ tuổi xin vào ra mắt và tâu rằng ông có người anh bà con ở Tứ Xuyên nuôi được bầy khỉ 100 con, thông minh lanh lợi, huấn luyện thuần thục, nghe được tiếng người, chuyên đi hái trà cùng với các dược thảo hiếm hoi, quí giá ở những vùng rừng núi xa xôi và hiểm trở. Ông tin rằng nếu tập luyện cho lũ khỉ chúng có thể lấy được trứng công.

Tây Thái Hậu nghe xong trong lòng hoan hỉ, truyền đem 1000 lạng vàng ròng cùng với 100 tấm gấm vóc Bạch cầu thượng hạng ban tặng cho viên tướng nọ làm lộ phí đi Tứ Xuyên lo việc kiếm trứng công, nếu xong việc sẽ thưởng thêm mỗi trứng 10 lạng vàng nữa.

Viên tướng nọ lãnh mệnh ra đi, cùng người anh bà con huấn luyện đoàn khỉ. Họ thành công, lấy được 500 trứng công, nhưng thiệt hại khá lớn, bầy khỉ bị công mổ chết hết một phần ba.

Ðại tiệc

Cho đến ngày 23 tháng chạp 1873 (kỷ hợi) tất cả quan khách đều nhận được thiệp mời. Trong số 400 thực khách, 212 người thuộc các phái đoàn ngoại giao và giới chức quân sự của liên minh các cường quốc Tây phương, các vị đó là Ðại sứ, Thủy sư Ðô Ðốc hải quân, Tướng lãnh bộ binh… 188 vị còn lại được chọn lựa torng hàng khai quốc công thần của Thanh triều.

Tối giao thừa cuối năm Kỷ Hợi và đầu năm Canh Tý, tất cả thực khách tề tựu tại Duy Anh Cung trong lúc Từ Hi Thái Hậu dự lễ Trừ Tịch ở Tôn Long Miếu. Duy An Cung đã được trang hoàng từ cả tháng trước, nền trải thảm long ban rực rỡ, tứ hướng cờ xí rợp trời. Bàn tiệc được trưng bày theo bát quái trận đồ, có ngự lâm quân mang binh khí, vận triều phục uy nghi lẫm liệt đứng hầu. Mặt bàn tiệc trải thảm ngũ sắc bằng gấm bày muỗng nĩa, đũa chén sang trọng bằng pha lê, vàng bạc, ngọc ngà.

Sau ba hồi chiêng trống long phụng vang rền, tiếp theo là tràng ngọc khánh lảnh lót báo hiệu Tây thái Hậu xuất cung, quan khách đồng loạt đứng dậy hướng về phía long kiệu đang tiến tới. Long kiệu do tám ngự lâm quân khiêng đến đặt ngay ngắn giữa hai hàng quan khách. Một tiếng hô to, quan quân cúi mọp đầu xuống, quan khách ngoại quốc nghiêng mình chào. Thái Thú Lý Hồng Chương bước tới vén nhẹ tấm sáo che long kiệu. Từ Hi Thái Hậu khoan thai bước ra khỏi kiệu và gật đầu chào quan khách… và mời khách vào tiệc.

Những tín đồ hành hương về vùng đất “thánh”! (P1)


Mỗi người nói cho cùng đều có một đạo để mà tín ngưỡng, có người theo đạo Phật, đạo Thiên chúa, Tin Lành… và hằng hà sa số những tôn giáo khác, riêng hai vợ chồng tôi cũng có riêng cho mình một “đạo” để mà theo, đó là “đạo” cafe. Đầu tiên chỉ là vì công việc và múi giờ khác nhau giữa đối tác nước bạn và Việt Nam, nên chúng tôi phải thức và làm việc vào ban đêm và để giữ cho mình tỉnh táo và đầu óc minh mẫn thì không gì bằng 1 ly cafe đá đậm đặc.  Chúng tôi đã thử qua rất nhiều các chủng loại cafe khác nhau và cuối cùng dừng lại ở vị cafe Trung Nguyên. Có lẽ vì mùi vị Trung Nguyên có gì đó rất riêng và không cảm giác nhiều hương liệu như các vị cafe khác. Riết rùi cafe lại trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của gia đình ruby. Tôi hay nói đùa với chồng rằng” mua cafe còn nhiều hơn mua gạo”, còn anh thì bảo rằng “nếu bác sĩ mà thử máu thì chắc là trong máu toàn là cafe thôi…”

Nói đến đây thì chắc mọi người đều hiểu 2 tín đồ này hành hương về đâu rùi nhỉ? Hihi xin giới thiệu đó là làng cafe Trung Nguyên tại Buôn Mê Thuột mà chúng tôi đã có dịp tham quan…

Chúng tôi đi từ Đà Lạt qua Buôn Mê Thuột, phải nói khung cảnh trên đường đi rất đẹp nhưng..không một bóng xe hoặc bóng người.

Hồ một bên…

Và núi một bên…

Và gia đình Ruby chính giữa…

Xe ta đi bon bon trên đường lòng vui như mở hội…

Mà đường thì quá vắng vẻ… hic hic

Đi mãi đi mãi cuối cùng cũng đến được Ban Mê Thuột… gia đình Ruby chọn lưu trú tại KS Đamsan mang đậm bản sắc Tây Nguyên

Ruby khi nhận phòng thì hớn hở tỉnh táo

Nhưng chưa đầy 10 phút sau đã ngủ say vì quá mệt cho chuyến hành trình dài nguyên ngày…

 

(to be continued…)

This entry was posted on November 17, 2011, in Du lịch.

Bữa cơm thời bão giá!


 

Thời bão giá, vật giá leo thang, tiền lương thì chẳng thấm tháp gì với độ gia tăng của lạm phát nên khổ nhất vẫn là chị em phụ nữ, phải tính toán đau đầu đủ thứ chuyện, tiền cơm nước chợ búa, tiền học con cái, tiền sinh hoạt gia đình…. bla bla bla….nên thôi đành phải tuân thủ  lời khuyên của người xưa “thiểu thịt đa rau’ vậy, cho nó lành, và cho hầu bao nó đỡ xẹp.

Một bữa cơm chiều của gia đình ruby được tính như sau:

– Canh bí thịt bằm: 12.000 đ

– Bao tử luộc chấm nước mắm nhỉ: 1 bao tử khoảng 65.000đ, ăn được 2 lần, vậy 1 lần ăn khoảng 32.000 đ

– Cá lóc phi lê chiên dòn cho con gái; 18.000 đ

– Đậu que xào: 10.000 đ

Tổng cộng: 72.000 đ cho một bữa cơm gia đình cho 3 người, mình vẫn nghĩ bữa cơm như vậy vừa đủ dưỡng chất mà cũng không quá mắc mỏ trong thời buổi hiện nay, mọi người nhỉ?

 

 

Chân dung con gái!


Nếu sau này về hưu chắc tôi sẽ nghiên cứu nghệ thuật chụp ảnh, góc ảnh, thần thái của người được chụp, ánh sáng, tiêu cự… là những gì học lớm được từ ba khi ngày xưa làm mẫu cho ba đi chụp. Ba tôi chụp hình rất đẹp, hy vọng tôi cũng mót được ít nhiều khả năng ấy… Hôm nay chụp được tấm chân dung con gái vừa ý nên share với mọi người nè…

 

HAI CHỊ EM (VƯƠNG TRỌNG)


– Nín đi em, Bố Mẹ bận ra tòa! 

Chị lên bảy dỗ em trai ba tuổi 

Thằng bé khóc bụng chưa quen chịu đói 

Hai bàn tay xé áo chị đòi cơm. 

Bố mẹ đi từ sáng, khác mọi hôm 

Không nấu nướng và không hề trò chuyện 

Hai bóng nhỏ hai đầu ngõ hẻm 

Cùng một đường sao chẳng thể chờ nhau? 

Biết lấy gì dỗ cho em nín đâu 

Ngoài hai tiếng ra tòa vừa nghe nói 

Chắc nó nghĩ như ra đồng, ra bãi 

Sớm muộn chi rồi bố mẹ cũng về. 

Mẹ bế em âu yếm, vuốt ve 

Bố xách nước khi mẹ vừa nhóm bếp 

Nó sung sướng vào ra tíu tít 

Rồi quây quần, nồi cơm mở vung ra! 

Nó biết đâu bố mẹ nó ra tòa 

Đối mặt nhau, đối mặt cùng pháp lý 

Chẳng phải chỗ năm xưa đi đăng ký 

Chẳng phải lời dịu ngọt tháng ngày xa. 

Nó biết đâu Bố Mẹ nó ra tòa 

Là cầm cưa xẻ ngang tình đoàn tụ 

Đứa còn Mẹ thì thôi, không còn Bố 

Hai chị em rồi sẽ mất nhau… 

– Nín đi em! Em khản giọng khóc gào 

Chị mếu máo, đầm đìa nước mắt 

Những bố mẹ bên bờ chia cắt 

Phút giây thôi, hãy nghe tiếng con mình!

Sa wa dee kaa Thái Lan – Đất nước chùa vàng! (P2)


Khách sạn Royal View Resort nằm trên đường Rangnam khá là yên tĩnh vì đó là đường một chiều, trước mặt làcông viên Suntiparbnên không khí buổi sáng rất tốt, nhưng nói thật tui cũng chưa có đủ thời gian để ra công viên đó dạo chơi lần nào.

Hai mẹ con đang ngồi trước mặt tiền của khách sạn

Ruby đang ở trong một buồng điện thoại công cộng tại Thái Lan, đối diện là Duty Free Mall tại Thái Lan, nhưng tui không mua được gì tại đây, lý do chỉ là do giá mắc hơn ở các chợ đêm rất nhiều…

Sáng ra cả nhà đi đến khu Siam Paragon tham quan, nhưng cũng không mua được gì, hic hic…

Chiều đó, cả nhà quyết định thuê xe tuk tuk đi thăm “đặc sản” của Thái Lan.  Người ta bảo Đến Bangkok mà không đi chợ đêm, coi như bạn chưa biết thế nào là shopping.

Điểm đến của cả nhà là Chợ đêm Suan Lum Night bazzar, bán đồ thủ công mỹ nghệ mở cửa từ 18h30 – 24h hàng ngày.

Cả nhà đến Suam Lum Night Bazzar rất sớm, ăn chiều, ngồi ngắm chợ dọn hàng cũng hay. Ruby rất thích uống coke Thái lan mà tui cũng phải công nhận là khi ra nước ngoài, Coca Thái/Sin đều ngon hơn hẳn Coca Việt, không hiểu vì sao???

Ở đây, tui mua được khá nhiều đồ cho gia đình, quần áo cho cả nhà, quà mang về cho người thân vì giá chấp nhận được, cái chính là tui thấy nó bình dân hơn những khu mall tại Thái Lan, nếu mua tại các Mall thì tui thấy ko khác gì mua ở Diamond Plaza hay Parkson của mình.

Ba Ruby ở chợ đêm này thu hoạch được màn massage cá làm cả nhà được một phen cười vỡ bụng

Cứ nhúng tay hay chân mình vào là bọn cá bu lại rỉa các tế bào chết trên người, rất nhột và vui

This entry was posted on February 27, 2011, in Du lịch.

Công nghệ make up, từ Lọ lem trở thành Công chúa!


Tui học make up từ rất lâu rùi, phải nói cách đây 10 năm thì việc make up chỉ dành cho những người có hoa tay và đòi hỏi tính mỹ thuật cao. Còn bây giờ với sự hỗ trợ của mỹ phẩm và một chút khéo léo, tui nghĩ mọi người ai cũng có thể trở thành một nàng “công chúa” xinh đẹp.

Hôm nay tui share với mọi người một kiểu đánh mắt mèo khá đẹp, tui rất thích kiểu đánh mắt này, nó làm cho mắt có vẻ dài và sâu hơn.

Khuôn mặt bình thường như ai…

Định hình chân mày, dùng chì nâu để định hình kiểu chân mày, sau đó tán bằng bột chân mày cũng màu nâu

Bước đầu tiên của trang điểm, xức tonner và kem dưỡng

Đánh foundation và kem che quầng mắt

 

Dùng highlight và shading tạo khối cho khuôn mặt

Dùng shading ở đuôi mắt và gò má để mặt bớt cao

Dùng thêm một ít shading ở sống mũi nếu bạn muốn mũi mình cao thêm

 

Với mắt một mí hoặc mí bị xệ, bạn nên dán eyes sticker để tạo mí rõ hơn cho mắt

Trước khi đánh kiểu mắt mèo, bạn cần tán sáp màu mắt khắp vùng mắt để phấn mắt khi đánh bền màu và không trôi

Kiểu đánh mắt mèo

Vẽ mắt nước mí trên và dưới

Gắn mi giả và kẻ đường viền trong mắt dưới để mắt được to hơn

Dặm lại màu mắt khói ở chân mi và phủ bột ngọc trai ở đầu mắt

Đánh highlight sống mũi, trán, cằm, quầng mắt

Đánh son và má hồng là xong

 

Đây, lọ lem bỗng nhiên thành nàng công chúa chỉ sau vài thao tác

Hướng dẫn một số cách trang điểm theo style Hàn quốc!


Với người Châu Á, nổi bật nhất trên khuôn mặt khi trang điểm là đôi mắt. Vì mắt người Châu Á nhỏ, không sâu, hốc mắt hẹp nên nhất thiết phải trang điểm cho đôi mắt thật nổi bật.

Tui share với mọi người một số kiểu trang điểm cho năm 2011 mà tui thật sự thấy đẹp và ấn tượng.

Sa wa dee kaa Thái Lan – Đất nước chùa vàng! (P1)


Đầu xuân du hý, mở hàng cho năm 2011 là một bữa “ăn chơi” hoành tráng của gia đình ruby tại xứ sở chùa vàng.

Thái Lan – Racha Anachakra Thai – “Vương quốc của những người tự do”

Hai cha con tại sân bay Suvarnnabhumi, Bangkok

Sân bay Bangkok buổi tối cũng đẹp lung linh

Cả nhà đến Bangkok đã gần 8h tối. Có nhiều phương tiện để về ks, tuy nhiên cuối cùng tui chọn xe bus để về KS Royal View Resort Rangnam.

Đi xuống tầng 1 thì có 1 trạm bán vé xe bus về Rangnam. Giá vé là 120 BTH/người (Ruby miễn phí, hì hì)

Vì xe bus có 4 tuyến về thành phố, mỗi tuyến cứ cách 15 phút 1 lần, nên cả nhà đành phải ngồi chờ tuyến về Rangnam Road.

Không biết vì quá trễ hay chúng tôi may mắn, mà chỉ có mỗi gia đình ruby trên chuyến xe bus đó, cứ như là thuê bao nguyên chiếc vậy, sướng thật.

Và một điều không thể tin được là ở Thái Lan, xe bus và taxi chạy với tốc độ trung bình 120-130km trên highway, điều mà các bác tài VN chúng ta mơ ước…

Trong suốt chuyến hành trình, chúng tôi rất hài lòng với ks Royal View Resort, tôi đặt thẳng qua website của ks, giá rẻ hơn trên Agoda.vn một chút, và trả bằng visa, nhanh chóng, tiện lợi, tỷ giá đổi cũng tốt hơn.

This entry was posted on January 3, 2011, in Du lịch.