Archive | March 2010

Dạy cách đánh má hồng


Theo kinh nghiệm của tôi, video dưới đây dạy cách đánh má hồng khá chuẩn. Mọi người ai mà không học trang điểm nhưng nhìn vào video clip này tôi nghĩ đều có thể làm được cả.

Ruby và ông anh họ!


Ruby có ông anh họ (con anh 2 tui) nhỏ hơn cô nàng 2 tháng, hổng phải có giống như người ta nói “một giọt máu đào hơn ao nước lã ko” mà 2 anh em thương nhau lạ lùng. Lâu mà mẹ không dắt đi thăm anh Bảo là cô na2nng nức nở điệp khúc “Mẹ ơi, con nhớ anh Bảo quá…hic hic”

Bí quyết pha cà phê ngon!


30 tuổi, tôi hiểu thế nào là hương vị của cuộc sống qua tách cà phê ban đầu chỉ dùng để tỉnh táo khi làm việc, và bây giờ là văn hóa uống cà phê. Tôi uống cà phê hơn 4 năm, giờ tôi có thể tự hào nhấp vào một miếng cà phê, tôi có thể nhận biết đó là vị cà phê gì.

Tôi đã uống rất nhiều ly cafe ở nhiều vùng khi tôi đến, trong nước có, ngoài nước có, và tôi cũng tự hào cho rằng không có ly cà phê ở vùng nào có thể pha ngon hơn ly cà phê ở nhà tôi.

Khi pha cà phê tôi hiểu thế  nào là “dục tốc bất đạt”, để có được ly cà phê thơm ngon, không phải vội vã là được. Bạn phải có bí quyết của mình…

Có 2 loại cà phê phổ thông trên thị trường, đó là Robusta và Arabica.

Robusta được trồng ở vùng đất thấp so với mặt biển, nơi có nhiệt độ ấm áp, là những hạt cà phê có mùi đậm, hàm lượng caffeine cao nhưng không nhiều hương thơm, gọi là cà phê vị. Arabica thì mọc tốt ở nơi có địa thế cao, đất ẩm nhưng không đọng nước. Arabica vị nhạt hơn nhưng thơm hơn, được gọi là cà phê mùi.

Nếu muốn pha cà phê ngon, trước hết bạn phải chọn được phin cà phê. Theo kinh nghiệm của tôi, thì phin pha cà phê bằng nhôm luôn ngon hơn bằng inox. Phin cà phê có miếng ép cà phê rời luôn ngon hơn miếng ép cà phê bằng lỗ xoay.
Nấu nước thật sôi và bạn tráng phin pha cà phê, ly cà phê từ 1-2 lần. Sau đó cho 2 muỗng cà phê vào ép chặt, cho 2 muỗng cà phê tiếp theo lên trên, bạn có thể cho ít hạt muối cho vị cà phê đậm đà hơn.

Tiếp đến. bạn rưới ít nước sôi vừa đủ để cà phê thấm và nở. Chờ trong 5 phút cho cà phê nở hết, bạn mới đổ nước sôi cho vừa phin. Sau công đoạn này thì cà phê của bạn đã đạt độ chín và mùi vị tuyệt vời. Thêm đường và đá đập nhuyễn là có ly cà phê thơm ngon nức mũi…






Bông hoa trên vách núi!


Xã tui nhờ tui post câu chuyện này vào ngày 8-3-2010 nhân dịp 100 năm Ngàu quốc tế Phụ nữ, thay cho Hoa và Quà 8-3 dành cho tui….

TTCN – Tôi vốn là một người đa sầu đa cảm, luôn mong ước có những phút giây lãng mạn như một đứa trẻ mong được cho kẹo. Chồng tôi thì hoàn toàn ngược lại, anh ấy thiếu nhạy cảm và không tạo được những phút lãng mạn trong cuộc sống hôn nhân của chúng tôi, và điều này ngày càng làm tôi chán nản. Một ngày nọ, tôi quyết định nói với chồng tôi ý định của mình: ly dị.

– Tại sao? – chồng tôi hỏi, anh ấy bị sốc.

– Em mệt mỏi rồi, và không phải bất cứ điều gì xảy ra trên Trái đất này cũng cần có nguyên nhân cả.

Anh im lặng suốt cả đêm, có vẻ suy nghĩ lung lắm. Cảm giác về sự thất vọng của tôi càng tăng thêm. Đây là một người đàn ông mà ngay cả cách thể hiện mình trong lúc khó khăn mà cũng không làm được, thì liệu tôi còn có thể hi vọng điều gì nữa ở anh ấy? Cuối cùng, anh ấy hỏi tôi: “Bây giờ anh có thể làm gì để em thay đổi quyết định?”. Người ta nói đúng, thật khó để mà thay đổi tính cách một con người, và tôi đã bắt đầu đánh mất sự kiên nhẫn. Tôi nhìn sâu vào mắt anh và trả lời chậm rãi:

– Đây là một câu hỏi mà nếu anh có thể trả lời và thuyết phục được trái tim em, em sẽ thay đổi ý định. Ví dụ em muốn có bông hoa mọc trên vách núi mà biết chắc rằng để hái được nó anh sẽ phải chết. Liệu anh có dám hái nó cho em không?

– Anh sẽ trả lời vào ngày mai.

Niềm hi vọng của tôi như chìm đi vì câu trả lời của anh. Sáng hôm sau khi tôi thức dậy thì anh ra đi. Tôi nhìn thấy một mảnh giấy với chữ viết nguệch ngoạc trên bàn ăn gần cửa ra vào.

“Em thân yêu, Anh sẽ không hái bông hoa đó, nhưng hãy cho phép anh giải thích…” (Tim tôi gần như vỡ tan khi đọc dòng đầu tiên).

“Khi em sử dụng máy vi tính, em thường xáo trộn lung tung tất cả các chương trình rồi ngồi khóc trước màn hình. Anh phải để dành những ngón tay của anh để sắp đặt lại các chương trình cho em.

Em luôn ra khỏi nhà mà quên không mang chìa khóa. Anh phải để dành đôi chân của anh để chạy nhanh về nhà mở cửa cho em.

Em thường chỉ thích ở trong nhà, anh sợ rằng em sẽ bị trầm uất, anh phải để dành miệng anh để kể cho em nghe những câu chuyện vui.

Em luôn nhìn chăm chăm vào máy vi tính, điều đó hoàn toàn không tốt cho mắt của em, anh phải để dành đôi mắt của anh để khi chúng ta già anh có thể cắt móng tay cho em, giúp em nhổ đi những sợi tóc trắng phiền muộn. Khi anh nắm tay em đi dạo trên bãi biển để thưởng thức ánh mặt trời và bãi cát đẹp, anh có thể nói cho em biết được màu của những bông hoa, giống như màu của sự rực rỡ trên khuôn mặt trẻ trung của em.

Vì vậy em yêu ạ, trừ khi anh chắc chắn được rằng có một ai đó yêu em nhiều hơn anh, anh sẽ hái bông hoa đó cho em rồi chết”.

(Nước mắt tôi rơi lã chã trên lá thư làm nhòe cả những nét chữ của anh).

“Bây giờ, khi đã đọc xong thư, nếu chấp nhận lời giải thích của anh, hãy ra mở cửa cho anh vì anh đang đứng chờ để mang cho em bữa ăn sáng mà em yêu thích”.

Tôi chạy ào ra cửa, và thấy anh đang đứng với khuôn mặt đầy lo lắng, tay nắm chặt một bình sữa với một khúc bánh mì. Bây giờ tôi đã chắc chắn rằng không ai yêu tôi nhiều hơn anh. Và tôi quyết định để mặc những bông hoa trên vách núi.

Câu chuyện từ những con rệp!


Ông là tấm gương của tôi với nỗ lực tuyệt đối vượt qua mọi khó khăn. Tôi tâm đắc câu nói của ông “Không có đường thì tìm đường, tìm không thấy thì làm đường mà đi” và ấn tượng về câu chuyện từ những con rệp

“Con người thỉnh thoảng vẫn cho người nào đó là may mắn khi làm việc gì thành công, còn khi mình làm việc gì không suôn sẻ thì lại cho rằng mình không may. Nhưng tôi nghĩ rằng một người không tin là có vận xấu thì người đó sẽ không có vận xấu.

Chính nỗ lực của chúng ta trong cuộc sống mới quyết định đến việc thành công hay thất bại mà thôi. Nỗ lực đó thể hiện ở chỗ gặp dịp tốt không bỏ lỡ và gặp lúc khó khăn không xem đó là rủi mà cố gắng vượt qua để tiến bước.

Người lười nhác hay đổ lỗi cho số phận, đến khi gặp cơ hội cũng do lười nhác mà để cơ hội trôi qua, để rồi sống mà suốt đời chẳng có một chút may mắn nào. Với tôi, mỗi khi gặp việc gì khó khăn tôi lại  nhớ đến bài học về sự nỗ lực của con rệp. Nhìn thấy những người gặp khó khăn chẳng đáng là bao mà đã thất vọng và thu hẹp mình lại, chẳng hiểu sao tôi cứ nghĩ “người mà cũng không bằng con rệp”.

—————————————————————————Chu tich tap doan Hyundai————

Câu chuyện từ những con rệp

Chung Ju Yung (giữa) tại VN năm 1966

TT – Hồi còn làm lao động ở bến cảng Inchon, tôi đã ở trọ một nơi đúng là thiên đường cho rệp trú ngụ. Rệp nhiều đến mức không thể ngủ được dù rằng cơ thể rã rời sau một ngày làm việc nặng nhọc.

Ngày xưa… rệp nhiều vô kể

Một hôm, chúng tôi nghĩ ra cách leo lên bàn ăn ngủ để tránh rệp, nhưng chưa được bao lâu thì rệp kéo nhau leo theo chân bàn lên cắn người. Chúng tôi lại tìm cách khác, lấy mấy cái bát đổ nước vào rồi kê vào bốn chân bàn, rệp trèo lên sẽ rơi vào bát nước mà chết đuối. Thế nhưng cũng chỉ ngủ yên được một, hai ngày, rệp ở đâu lại bắt đầu xuất hiện và cắn chúng tôi.

Vừa bực mình vừa ngạc nhiên, chúng tôi bật đèn tìm hiểu xem lũ rệp làm cách nào mà có thể tránh được bát nước. Hay là chúng leo lên tường, rồi lên trần nhà và tìm chỗ có người để rơi xuống?

Đúng vậy, lũ rệp đã vượt qua trở ngại là bát nước, toàn tâm toàn lực cố gắng và đạt được mục tiêu mình muốn. Còn tôi? Tôi quyết định sáng nào cũng đến nhà trưởng phòng bảo an Condo của đồn cảnh sát Dongdeamun và trình bày hoàn cảnh cho đến khi nào giải quyết được vấn đề mới thôi.

Sáng hôm thứ nhất, tôi mua một hộp bánh mang đến nhưng ông ta không hề lay chuyển và từ chối không nhận cả hộp bánh. Ngày thứ hai, tôi đến tay không và cũng bị từ chối. Suốt một tháng trời, sáng nào tôi cũng đến nhà ông ta, đúng giờ ấy, đúng một hoàn cảnh ấy lặp đi lặp lại. Và cuối cùng thì ông ta đầu hàng.

“Tôi thua rồi, lẽ ra tôi phải bắt anh ngay, nhưng làm sao có thể bắt được người mà sáng nào cũng đến trước cửa nhà mình? Anh không làm việc gì xấu nhưng làm không đúng luật, có làm trái luật thì anh cũng phải nghĩ cho thể diện của cảnh sát với chứ”. Ông ta nói tôi phải làm cái bờ rào chắn phía ngoài đường không cho người ta nhìn thấy, rồi nấp sau cái bờ tường ấy mà làm.

Thế là thành công rồi.

Thuở ấy, ở Seoul những công xưởng sửa chữa ôtô đều là những xưởng có qui mô tương đối lớn. Những xưởng này luôn biến những hỏng hóc nhỏ thành lớn rồi kéo dài thời gian và lấy thêm tiền của khách hàng. Còn tôi thì làm ngược lại. Máy hỏng cần sửa tới 10 ngày thì tôi chỉ sửa trong bốn ngày, thay vào đó tôi yêu cầu tiền sửa chữa nhiều hơn. Những người có ôtô thường xem nó như đôi chân của mình nên điều mà họ quan tâm là xe có được sửa nhanh hay không chứ không phải chuyện tiền nong. Thế nên xe hư của cả thành phố Seoul đều dồn về phường Sinsol.

Từ khi ông trưởng phòng bảo an của đồn cảnh sát quận chấp nhận thua tôi, tôi không bị ai quấy rầy nữa. Tôi học thêm được một bài học quí giá từ những con rệp. Con người khi rơi vào cảnh khốn cùng thường hay nói những lời tuyệt vọng như “không còn con đường nào khác” hoặc “không còn cách nào khác”. Nhưng thật ra không phải vậy. Vì không tìm kiếm nên mới không thấy có đường khác mà thôi. Vì không nỗ lực tối đa như những con rệp nên không thể tìm thấy phương pháp nào khác.

Con người thỉnh thoảng vẫn cho người nào đó là may mắn khi làm việc gì thành công, còn khi mình làm việc gì không suôn sẻ thì lại cho rằng mình không may. Nhưng tôi nghĩ rằng một người không tin là có vận xấu thì người đó sẽ không có vận xấu.

Chính nỗ lực của chúng ta trong cuộc sống mới quyết định đến việc thành công hay thất bại mà thôi. Nỗ lực đó thể hiện ở chỗ gặp dịp tốt không bỏ lỡ và gặp lúc khó khăn không xem đó là rủi mà cố gắng vượt qua để tiến bước.

Người lười nhác hay đổ lỗi cho số phận, đến khi gặp cơ hội cũng do lười nhác mà để cơ hội trôi qua, để rồi sống mà suốt đời chẳng có một chút may mắn nào. Với tôi, mỗi khi gặp việc gì khó khăn tôi lại  nhớ đến bài học về sự nỗ lực của con rệp. Nhìn thấy những người gặp khó khăn chẳng đáng là bao mà đã thất vọng và thu hẹp mình lại, chẳng hiểu sao tôi cứ nghĩ “người mà cũng không bằng con rệp”.

Sau ba năm làm việc ngày đêm, tôi đã kiếm được món tiền lớn. Tôi trả hết cả vốn lẫn lãi cho ông Oh, giữ được uy tín của mình và ông ta cũng duy trì được cái kỷ lục cả đời cho người vay tiền mà chưa bao giờ bị quịt.

Thương hiệu Hyundai

Nhật Bản bại trận. Hàn Quốc được giải phóng vào ngày 15-8-1945. Một tháng sau tôi quay trở lại Seoul, xin vào làm việc tại xưởng chế luyện Choksan và chờ đợi thời cơ thành lập một doanh nghiệp của mình. Seoul sau ngày giải phóng thật lộn xộn. Thừa lúc chính phủ lâm thời còn chưa định hình, Mỹ cho quân vào đóng trong nước. Đất đai bị tịch thu từ thời Nhật thống trị được phân chia lại, việc cho vay nặng lãi và cho vay có thế chấp đều bị cấm. Giá cả hàng sinh hoạt được khống chế, thực hiện chế độ phân phối.

Tôi mua mảnh đất số 106 ở phường Chochung và treo tấm bảng “Công ty công nghiệp xe hơi Hyundai” vào tháng 4-1946. Cùng với Kim Yong Ju, khi đó đã là em rể tôi, một người bạn cùng làm mỏ ở Holdong và người bạn cùng quê Oh In Bo, chúng tôi khai trương công xưởng sửa chữa ôtô.

Đó là lần đầu tiên tôi sử dụng thương hiệu Hyundai (có nghĩa là hiện đại). Mặc dù là người ít học nhưng chí hướng của tôi là tiến lên và sống một cuộc sống phát triển trong tương lai. Lúc đầu chúng tôi đến cục khí tài của quân đội Mỹ, nhận làm cơ sở thầu phụ những công việc như tháo dỡ, lắp ráp các máy móc họ muốn đổi, được khoảng một năm thì chúng tôi cải tạo tất cả những đống đồ cũ ấy thành xe.

Doanh nghiệp sửa xe là doanh nghiệp thầu phụ, phải xuất trình dự toán kinh phí mới được ký hợp đồng và kinh phí chỉ được nhận một lần tại cơ quan hành chính. Một hôm, tôi lên cơ quan hành chính để nhận tiền thì gặp các nhà thầu xây dựng cũng đến nhận tiền. Tôi nhận được 100 won thì họ lãnh cả mấy ngàn won. Nhìn họ nhận tiền mà tôi hoa cả mắt. Cùng một khoảng thời gian và số nhân công như nhau, vậy mà tiền công ngành xây dựng nhận được so với ngành sửa chữa xe hơi quả là chênh lệch một trời một vực.

Thế là ngay lập tức  tôi treo thêm tấm bảng “Công ty xây dựng cơ bản Hyundai” tại tòa nhà Công ty công nghiệp xe hơi Hyundai của mình. Đó là ngày 25-5-1947.

Mạo hiểm đem lại sức mạnh

Là một doanh nghiệp chân chính, ai cũng muốn được đánh giá là phát triển bằng chính sức mình. Bản thân tôi cũng vậy. Tôi rất ghét sự hiểu lầm của xã hội và dư luận, nói rằng “cấu kết với chính quyền”. Lúc đó, một số công trình lớn như xây dựng trạm phát điện, nhà máy phân bón, nhà máy công nghiệp… đều do các công ty nước ngoài đảm trách vì những doanh nghiệp trong nước không đủ năng lực thi công.

Tôi suy nghĩ nếu không bước ra thị trường thế giới thì ngành xây dựng Hàn Quốc sớm muộn sẽ gặp nhiều khó khăn. Thế là đầu những năm 1960, Hyundai đặt chân ra thị trường nước ngoài. Tôi luôn nghĩ mình phải làm việc với cường độ cao và chấp nhận mạo hiểm. Mạo hiểm đem lại sức mạnh cho một tổ chức lớn. Điều ấy đã trở thành kim chỉ nam cho sự biến chuyển của Hyundai.

Tháng 9-1965, chúng tôi nhận thầu con đường cao tốc Pattani Narathiwat tại Thái Lan, sự kiện này đã đánh dấu  một bước ngoặt trong lịch sử ngành xây dựng Hàn Quốc. Sau đó chúng tôi tiếp tục tất bật với các công trình như xây dựng cầu trong vùng núi ở môi trường âm 40 độ của Alsaka tại Nhật, công trình quân sự và nhà ở tại đảo Guam, công trình trạm phát điện thủy lực dưới đất ở Papua New Guinea…

Những khó khăn thử thách của chúng tôi khi thi công những công trình này là sự khác biệt về khí hậu, phong tục tập quán, pháp luật và ngôn ngữ khi sử dụng công nhân bản địa trên những mảnh đất lạ lẫm. Không chỉ thế, thị trường xây dựng của Thái Lan đã  có mặt các công ty xây dựng của Tây Đức, Ý, Đan Mạch…, và hầu hết thiết bị mà chúng tôi đưa vào sử dụng ở đây đều là những thiết bị cổ lỗ tại Hàn Quốc. Có mua thiết bị mới nhất thì công nhân kỹ thuật của chúng tôi cũng không biết cách vận hành, vì vậy chỉ khoảng hai tháng sau là hư.

Tuy nhiên, trải qua những sai lầm trong công việc, dần dần tự chúng tôi làm ra các công cụ như máy san nền kiểu rung, máy nén áp suất, máy trộn bêtông và làm cả xe vận chuyển ximăng. Dù vẫn còn thô sơ nhưng chúng đánh dấu điểm xuất phát cho chúng tôi vững tin chế tạo thiết bị xây dựng. Tại Thái Lan chúng tôi bị lỗ rất nhiều, tuy nhiên các công trình mà chúng tôi trúng thầu tiếp đó tại VN như nạo vét cảng Cam Ranh, xây dựng khu đô thị và công trình nạo vét cảng Vĩnh Long đã giúp chúng tôi bù được những thiệt hại ở Thái Lan.

Thái Lan và Việt Nam là hai thị trường nước ngoài đầu tiên chúng tôi vươn tới. Kinh nghiệm thi công ở thị trường nước ngoài này đã giúp chúng tôi giữ vai trò dẫn đầu trong việc nạo vét cảng và xây dựng đường cao tốc trong nước. Đặc biệt kinh nghiệm nạo vét tại Việt Nam là hòn đá đầu tiên để chúng tôi có thể phát triển và trưởng thành thành công ty nạo vét qui mô lớn khi bước vào thị trường Trung Đông những năm 1970.

Phải tìm việc lớn mà làm, con người mạo hiểm này đang mơ một giấc mơ khác, không phải chỉ để tự khẳng định mình mà chính vì tương lai của cả một đất nước đang cần  phát triển để vượt qua nghèo khó, nợ nần và thiếu thốn ngoại tệ…

“Không có đường thì tìm đường, tìm không thấy thì làm đường mà đi”. Chung Ju Yung nói vậy và quyết làm cho mình một con đường để nhiều người cùng đi…



Gee của SNSD!


Tui viết bài này là cho bé Út, em gái cách tui 20 tuổi.

Dear Út,

Ngày xưa, mẹ mang thai em khi mẹ 40 tuổi. Chị 3 nhớ khi đó cả nhà rất vui vì không ngờ lại có em vào tuổi đó của mẹ. Ba thường hay chọc mẹ bằng câu slogan “40 năm vẫn chạy tốt”. Mẹ sinh em năm mẹ 41t, em là vô địch của bv Từ Dũ thời điểm đó, nặng 4 ký 1.

Em còn nhỏ, chị 3 hay dẫn em đi chơi, ai cũng hỏi “Phải con gái chị ko?” làm chị vừa ngại vừa mắc cỡ.  Chị thương em rất nhiều, không hẳn vì em là cô em gái út ít của chị, không hẳn vì em học rất giỏi, mà còn vì em lớn lên chỉ với 1 tình thương của mẹ….

Em gái của chị, em mang đến cho chị nhiều niềm vui hơn nỗi buồn, em suy nghĩ lớn hơn tuổi em đang có, em là…”nước mắt chảy ngược”, em làm chị nhớ lại hình ảnh của mình thời thơ ấu, em cũng thật trẻ con khi luôn cập nhật cho chị những nhóm nhạc Hot nhất của em, Gee của SNSD, Sorry sorry của Super Sunior….. những bài hát em mang đến khiến chị dường như trẻ lại và những áp lực nặng nề trong công việc phút chốc cũng tan biến cùng với bài hát của em.

Cám ơn em, cô em gái út ít của tui!