Archive | August 2010

Chương I, Hồi I: Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên!


Ngài

Chúa Sãi (2)

Huy Tôn Hiếu Văn Hoàng Đế

Chúa Nguyễn Phúc Nguyên là con thứ sáu Chúa Nguyễn Hoàng, được nối ngôi Chúa vì từ Công Tử trưởng đến Công Tử thứ tư đều mất sớm, Công Tử thứ năm lại làm con tin ở Bắc Hà.

Chúa Nguyễn Phúc Nguyên là người đầu tiên trong họ Nguyễn mang họ Nguyễn Phúc (hay Nguyễn Phước) (10) . Dưới thời Chúa Nguyễn Hoàng, Công Tử Nguyễn Phúc Nguyên đã lập công lớn đánh thắng thuyền ngoại quốc ở cửa Việt năm 1597. Khi lên kế nghiệp, Chúa Nguyễn Phúc Nguyên đã biết dùng người tài như Ngài Đào Duy Từ để chăm lo phòng thủ ở phía Bắc, xây thành đắp luỹ (luỹ Trường Dục năm 1630, thành Đồng Hới còn gọi là luỹ Thầy năm 1631) đặt quan ải, quân dân, nên dân chúng mến phục, gọi Ngài là Sãi Vương hay Chuá Sãi.

Từ khi Trịnh Tùng ở Đàng Ngoài đã nắm trọn quyền hành với tước vị Bình An Vương, Vua Lê chỉ còn là hư vị, thì Chúa Nguyễn Phúc Nguyên biểu thị ngay thái độ độc lập với vương quyền Bắc Hà và cương quyết đối kháng với họ Trịnh. Chúa tổ chức lại bộ máy chính quyền tự chủ, đặt dinh, trần, phủ, huyện, xã và dời phủ Chúa sang làng Phước Yên, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên (1625 – 1636) (11) .

Về cuộc Nam Tiến, Ngài đã dùng chính sách hoà bình, thân thiện với Chiêm Thành và Cao Miên. Năm 1620, Chúa gả Công Nữ Ngọc Vạn cho Vua Cao Miên là Chư Chetta II (1618 – 1686) nên dân chúng vào làm ăn sinh sống ở vùng đất Thuỷ Chân Lạp của Cao Miên được thuận lợi. Năm 1631, Chúa lại gả Công Nữ Ngọc Khoa cho Vua Chiêm Pô Romê, nhờ đó mà có sự hoà hiếu Chiêm – Việt. (12)

Chúa Nguyễn Phúc Nguyên lập ra Hệ Ba Tiền Biên, có 11 Công Tử và 4 Công Nữ.

11 Hoàng Tử:

1- Khánh Quận Công

2- Nguyễn Phúc Lan, Thần Tôn Hiếu Chiêu Hoàng Đế, Chúa Thượng (3)

3- Hoàng Tử Anh

4- Hoàng Tử Trung

5- Hoàng Tử An

6- Hoàng Tử Vĩnh

7- Hoàng Tử Lộc

8- Hoàng Tử Từ

9- Hoàng Tử Thiệu

10- Vinh Quận Công

11- Hoàng Tử Đôn

4 Công Chúa:

1- Ngọc Liên

2- Ngọc Vạn

3- Ngọc Khoa

4- Ngọc Đĩnh

CUỘC NHÂN DUYÊN GIỮA CÔNG NỮ NGỌC VẠN VỚI QUỐC VƯƠNG CHÂN LẠP – ĐÔI ĐIỀU SUY NGẪM

* TS. Trần Thuận

Trường ĐHKHXH&NV Tp. Hồ Chí Minh

Trên thế giới, việc mở mang bờ cõi của các quốc gia đã diễn ra với nhiều phương thức khác nhau. Trong đó, việc phát động chiến tranh xâm lược, thôn tính đất đai của nước khác, mở rộng cương vực lãnh thổ nước mình, xem ra là con đường phổ biến nhất. Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, nhiều vị vua chúa bên cạnh việc tăng cường bảo vệ biên cương lãnh thổ, còn có ý thức mở mang bở cõi, cương vực quốc gia. Tuy nhiên, khác với nhiều quốc gia trên thế giới, các triều đại phong kiến nước ta không bằng con đường chiến tranh xâm lược mà bằng nhiều biện pháp hòa bình để tiến hành mở cõi.

Quá trình mở đất về phương Nam của dân tộc ta như một dòng chảy, trải qua các chặng đường và hoàn tất vào thời các chúa Nguyễn ở thế kỷ XVII – XVIII. Các chúa Nguyễn đã “phóng ngòi bút” của mình, kẽ thêm mấy đường nét vào tấm bản đồ để Việt Nam có một hình cong chữ S cân đối và duyên dáng như hôm nay. Công cuộc Nam tiến của các chúa Nguyễn bắt đầu từ thời Nguyễn Phước Nguyên đến những năm 70 của thế kỷ XVIII bằng nhiều phương cách. Trong đó có sự góp phần của cuộc nhân duyên giữa công nữ Ngọc Vạn (con gái chúa Sãi Nguyễn Phước Nguyên) với quốc vương Chân Lạp Chey Chetta II.

Nguyễn Phước Nguyên, vị chúa thứ hai trong chín đời chúa Nguyễn, thường được gọi là Chúa Sãi hay Sãi vương. Ông có mười một công tử và năm công nữ. Trưởng nữ Ngọc Liên gả cho Phó tướng Nguyễn Phúc Vinh vào năm 1629, công nữ Ngọc Khoa gả cho vua Chiêm Thành Pô Romê vào năm 1631, công nữ Ngọc Đãnh gả cho Phó tướng Nguyễn Cữu Kiều vào năm 1623, công nữ Ngọc Vạn gả cho quốc vương Chân Lạp Chey Chetta II năm 1620 và công nữ Ngọc Hoa gả cho người Nhật[1].

Chuyện công nữ Ngọc Vạn làm dâu Chân Lạp cũng như vai trò của bà trong việc khai khẩn vùng đất Gia Định – Đồng Nai, tạo điều kiện để chúa Nguyễn thu nhận vùng đất này về với Đại Việt đã không được sử nhà Nguyễn đề cập đến. Phan Khoang có lời bàn chí lý rằng, “Việc này, sử ta không chép, có lẽ các sử thần nhà Nguyễn cho là việc không đẹp, nên giấu đi chăng? Nhưng nếu họ quan niệm như vậy thì không đúng. Hôn nhân chính trị, nhiều nước đã dùng, còn ở nước ta thì chính sách ấy đã đem lại nhiều lợi ích quan trọng. Đời nhà Lý, thường đem công chúa gả cho các tù trưởng các bộ lạc thượng du Bắc Việt, các bộ lạc ấy là những giống dân rất khó kiềm chế. Nhờ đó mà các vùng ấy được yên ổn, dân Thượng không xuống cướp phá dân ta, triều đình thu được thuế má, cống phẩm; đất đai ấy, nhân dân ấy lại là một rào giậu kiên cố ở biên giới Hoa Việt để bảo vệ cho miền Trung châu và kinh đô Thăng long. Đến đời Trần, chính đôi má hồng của ả Huyền Trân đã cho chúng ta hai châu Ô, Lý để làm bàn đạp mà tiến vào đến Bình Thuận.

Sử ta không chép, nhưng theo các sách sử Cao Miên do các nhà học giả Pháp biên soạn, mà họ lấy sử liệu Cao Miên để biên soạn, thì quả Chey Chetta II năm 1620 có cưới một công nữ con chúa Nguyễn. Giáo sĩ Borri, ở Đàng Trong trong thời gian ấy cũng có nói đến cuộc hôn nhân này[2].

Cũng như các vị quốc vương tiền nhiệm, trước khi được phong vương kế vị vua cha, Chey Chetta II phải sang Xiêm làm con tin một thời gian. Chey Chetta II vốn là người thông minh, có tính quyết đoán, nên sau khi lên ngôi (1619), ông đã cho thay đổi những gì do người Xiêm quy định để ràng buộc Chân Lạp. Ông cho dời đô về Oudong (Long Úc) thuộc tỉnh Kompong Luông. Người Xiêm đã hai lần mang quân sang chinh phạt nhưng đều bị đẩy lùi.

Trước tình hình đó, để tìm một chỗ dựa chính trị – quân sự cho sự tồn tại của vương triều, tránh được sự quấy rối của Xiêm, năm 1620, Chey Chetta II xin cưới công nữ Ngọc Vạn, con gái chúa Sãi Nguyễn Phước Nguyên. Cuộc hôn nhân này đánh dấu một bước phát triển trong quan hệ giữa hai nước Việt – Chân Lạp. Dựa vào sử biên niên Chân Lạp và ký sự của các nhà truyền đạo phương Tây, Phan Khoang trong Việt sử xứ Đàng Trong đã kể lại sự việc này một cách ngắn gọn nhưng dễ hiểu: “Vua Chân Lạp Chey chetta II muốn tìm một đối lực để chống lại lân bang Xiêm La nguy hiểm kia, đã xin cưới một công nữ của chúa Nguyễn, làm hoàng hậu, trông mong được sự ủng hộ của triều đình Thuận Hóa, và chúa Hy Tông có mưu đồ xa xôi, năm 1620, đã gả con gái cho vua Chân Lạp. Cuộc hôn nhân này có ảnh hưởng lớn lao đến vận mệnh Chân Lạp sau này. Bà hoàng hậu đem nhiều người Việt đến, có người được giữ chức hệ trọng trong triều, bà lại lập một xưởng thợ và mở nhiều nhà buôn bán gần kinh đô. Năm 1623, một sứ bộ của chúa Nguyễn đến Oudong, yêu cầu được lập sở thuế ở Prey Nokor, tức Sài Gòn ngày nay, và đặt ở đây một sở thu thuế hàng hóa. Vua Chey Chetta II chấp thuận, và triều đình Thuận Hóa khuyến khích người Việt di cư đến đây làm ăn, rồi lấy cớ giúp chánh quyền Chân Lạp giữ gìn trật tự, còn phái một tướng lãnh đến đóng ở Prey Nokor nữa. Khi Chey Chetta mất, vùng đất từ Prey Nokor trở ra Bắc đến biên giới Chiêm Thành, tức là Sài Gòn, Bà Rịa, Biên Hòa ngày nay đã có nhiều người Việt đến ở, và khai thác đất đai”[3].

Năm 1628, Chey Chetta II băng hà, chính trường Chân Lạp biến động dữ dội vì việc tranh đoạt ngôi vua. Con của Chey Chetta II và Ngọc Vạn là Chau Ponhea To lên kế vị vua cha, chú là Préah Outey làm Phụ chính. Chau Ponhea To làm vua chỉ mới hai năm thì bị chú là Préah Outey giết chết (1630). Sau đó con thứ hai của Chey Chetta II lên ngôi với vương hiệu là Ponhea Nu (1630 – 1640). Năm 1640, Ponhea Nu đột ngột băng hà, Phụ chính Préah Outey liền đưa con mình lên ngôi tức quốc vương Ang Non I (1640 – 1642). Ang Non I cũng chỉ làm vua được hai năm thì bị người con thứ ba của Chey Chetta II là Chau Ponhea Chan (mẹ người Lào) dựa vào một số người Chăm và người Mã Lai, giết chết cả Préah Outey và Ang Non I để giành lại ngôi vua. Đó là ông vua mà sử ta thường gọi là Nặc Ông Chân (1642 – 1659). Nặc Ông Chân cưới một cô gái người Mã Lai làm hoàng hậu và theo đạo Hồi làm cho tình hình càng trở nên phức tạp.


Năm 1658, con của Préah Outey là So và Ang Tan dấy binh chống lại Ông Chân nhưng thất bại, hai người này tìm đến nương náu với bà Ngọc Vạn[4]. Ngọc Vạn vốn là người hiền lành và có Phật tính nhưng cũng lấy làm bất bình với việc con ghẻ mình lấy vợ người Mã Lai và theo Hồi giáo nên khuyên So và Ang Tan cầu cứu chúa Nguyễn, nhờ chúa Nguyễn can thiệp. Chúa Nguyễn nhận lời giúp và sai Phó tướng dinh Trấn Biên (dinh Phú Yên) là Nguyễn Phước Yến dẫn 3000 quân đến thành Hưng Phước (bấy giờ là Mỗi Xuy, tức Bà Rịa), phá được thành rồi tiến vào bắt Nặc Ông Chân bỏ vào cũi đem về Quảng Bình nạp cho chúa Nguyễn.

Năm sau (1659), Nặc Ông Chân chết, chúa Nguyễn phong cho So làm vua Chân Lạp, hiệu là Batom Reachea (1660-1672). Từ đó, lưu dân Việt đến Gia Định, Mỗi Xuy (Bà Rịa), Biên Hòa ngày càng đông. Ban đầu người Việt sống xen lẫn với người Khmer, khai khẩn đất đai lập ruộng vườn sinh sống, nhưng do không cùng văn hóa, nên dần dần người Khmer lánh đi nơi khác, không tranh giành, ngăn trở.

Năm 1672, quốc vương Batom Reachea bị một người vừa là rể vừa là cháu là Chey Chetta III giết, em là Ang Tan chạy sang cầu cứu chúa Nguyễn. Nhưng ngay sau đó Chey Chetta III cũng bị người của Chan giết. Ang Chei (1673-1674) con trai đầu của vua Batom Reachea, sử ta gọi là Nặc Ông Đài lên ngôi. Ông Đài cho đắp thành lũy ở địa đầu Mỗi Xuy, nhờ Xiêm cứu viện để chống lại chúa Nguyễn. Quân chúa Nguyễn phản công đánh bại, Nặc Ông Đài chạy trốn vào rừng và bị đồng đảng giết chết. Ang Tan cũng bệnh chết, giao binh quyền cho Ang Non, tức Nặc Nộn, đóng ở Oudong. Em Ông Đài là Ang Saur, sử ta gọi là Nặc Thu đánh đuổi quân đội Đại Việt và Nặc Nộn chạy sang Sài Côn. Nặc Thu lên ngôi vua hiệu là Chey Chetta IV, được chúa Nguyễn phong vương, còn Nặc Nộn được chúa Nguyễn phong là Obareach mà sử ta gọi là Nhị vương.

Nặc Nộn đóng ở Sài Côn, tìm cách giành lại ngôi vua. Trong thời gian này cả Chính vương Nặc Thu và Đệ nhị vương Nặc Nộn đều tỏ ra cung thuận với chúa Nguyễn. Khi chúa băng hà, cả hai đều đến viếng tang.

Hầu như trong việc giải quyết các sự biến cung đình ở Chân Lạp (từ khi Ngọc Vạn về làm dâu trong hoàng tộc cho đến lúc bà qua đời), bà Ngọc Vạn luôn đóng vai trò quan trọng. Và, kết quả mang lại thường có lợi cho cả hai phía: hoàng gia Chân Lạp và Đại Việt – Đàng Trong.

Như đã nói trên, cuộc hôn nhân này mặc dầu không được sử nhà Nguyễn ghi chép vì một lý do nào đó. Song, xét đến cùng thì đây là một cuộc hôn nhân mang màu sắc chính trị có tầm quan trọng đặc biệt đối với lịch sử dân tộc Việt Nam, nó đáp ứng nhu cầu cho cả hai phía. Chân Lạp cần có sự “bảo hộ” của chúa Nguyễn để tránh khỏi sự tấn công tiêu diệt của vương quốc Xiêm. Chúa Nguyễn cần có chỗ đứng ở phía Nam, đẩy mạnh sự khai phá của lưu dân Việt trên mảnh đất khô cằn và thấp trũng mà từ lâu người Chân Lạp vẫn bỏ hoang, đồng thời tạo nên sự ổn định mặt phía Nam để rảnh tay lo đương đầu với thế lực Trịnh ở phía Bắc.

Ngọc Vạn, rõ ràng là một chiếc cầu nối trong quan hệ Việt – Miên ở thế kỷ XVII. Với trí thông minh và đức nhân từ làm nên vị thế của bà trong triều đình Chân Lạp, bà đã trở thành điểm khởi đầu tạo cơ sở pháp lý cho vùng đất Gia Định – Đồng Nai về với Đại Việt một cách đàng hoàng chứ không bằng một hình thức tranh đoạt nào cả.

Có ý kiến cho rằng, chúa Sãi Nguyễn Phước Nguyên gả con gái cho vua Chân Lạp là để thực hiện ý đồ bành trướng thế lực về phía Nam? Lập luận này không có sức thuyết phục. Bởi lẽ, cuộc hôn nhân giữa Chey Chetta II với công nữ Ngọc Vạn là do vua Chân Lạp chủ động đề xướng nhằm tạo cho mình sự an toàn về chính trị. Và khi được chúa Nguyễn nhận lời, quốc vương Chân Lạp đã thực sự vui mừng và toại nguyện, bằng chứng là Ngọc Vạn được quốc vương Chân Lạp sủng ái lập làm “Đệ nhất Hoàng hậu” Ang Cuv và ban cho tước hiệu Somdach Prea Peaccac Vodey Prea Voreac Khsattrey[5], đồng thời xây dựng riêng cho bà một cung điện mới nguy nga tráng lệ (mặc dù trước đó, Chey Chetta II đã có ít nhất là hai bà vợ, một người Chân Lạp, một người Lào). Song, cũng không thể phủ nhận tư duy mở nước của Sãi vương đã có từ trước đó. Việc quốc vương Chân Lạp cầu hôn công nữ Ngọc Vạn đã điểm ngay vào “huyệt đạo” của Sãi vương. Và, khi hay tin này, Chúa Nguyễn Phúc Nguyên không cần phải cân nhắc gì thêm, vì đây là cơ hội!

Nếu như đầu thế kỷ XIV, khi sang thăm đất nước Chiêm Thành, Thượng hoàng Trần Nhân Tông chủ động đặt vấn đề gả công chúa Huyền Trân cho Chế Mân, lúc bấy giờ mục tiêu trước tiên là cốt tạo một quan hệ láng giềng thân thiện, ổn định biên giới phía Nam, tập trung công sức để xây dựng đất nước sau ba lần kháng chiến chống Mông – Nguyên và cũng để chuẩn bị đối phó với phương Bắc mà nguy cơ chưa phải là đã hết. Còn việc mở nước, có lẽ cũng chưa định hình được thành quả một cách cụ thể nếu Chế Mân không tự nguyện dâng hai châu Ô, Lý làm sính lễ. Chúa Sãi Nguyễn Phước Nguyên đã hình dung khá cụ thể cho công cuộc mở nước trong tư duy của mình. Có lẽ, ông đã nhìn thấy cả vùng đất Nam Bộ ngày nay – Thủy Chân Lạp lúc bấy giờ, một vùng đất đang tồn tại trong tình trạng “bị bỏ rơi”, với viễn cảnh là một vùng đất đai trù phú qua bàn tay của lưu dân Việt – những cư dân nông nghiệp lúa nước cần cù, sáng tạo.

Cuộc nhân duyên Ngọc Vạn – Chey Chetta II tuy đã khiến vương quốc Chân Lạp có chút thiệt thòi (mất đi vùng đất Thủy Chân Lạp lấy từ vương quốc Phù Nam – vùng đất chẳng mặn mà gì đối với các quốc vương cũng như nhân dân Chân Lạp lúc bấy giờ), nhưng ngược lại, chính cuộc hôn nhân này đã đem lại nhiều điều tốt đẹp. Trước hết, Ngọc Vạn – người con gái xinh đẹp nết na, với tài năng và đức độ của bà đã cảm hóa được nhiều người từ trong hoàng tộc đến ngoài muôn dân, góp phần tạo nên sự yên bình cho đất nước Chân Lạp, chí ít cũng được vài thập kỷ từ năm 1620 cho đến khi con trai bà là quốc vương Ponhea Nu qua đời. Bà đã giúp chồng giải quyết những khó khăn, góp phần thúc đẩy nền kinh tế đất nước Chân Lạp phát triển; góp phần giải quyết những xung đột trong hoàng tộc cho dù chồng đã mất từ lâu. Và điều quan trọng bậc nhất là sự có mặt của bà trong triều đình Chân Lạp đã tạo nên mối quan hệ Chân Lạp – Đàng Trong tốt đẹp và thân thiện, giúp cho đất nước này thoát khỏi họa xâm lăng của người Xiêm láng giềng phía Tây cứ đeo đẳng mãi, để rồi từng bước Chân Lạp vươn lên củng cố nền độc lập của mình.

Có thể nói rằng, với tầm nhìn chiến lược của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm “Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân”, đã giúp cho Nguyễn Hoàng có được sự khởi đầu thuận lợi và với “Di ngôn chính trị” của chúa Tiên Nguyễn Hoàng, chúa Sãi Nguyễn Phước Nguyên đã tiếp tục dấn thân để “xây dựng cơ nghiệp muôn đời”. Sự dấn thân trong sự nghiệp của mình, Sãi vương đã được ái nữ Ngọc Vạn chia sẻ và đồng hành với một đức hy sinh cao cả.

Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, từng có những người phụ nữ làm nên đại cuộc như Hai Bà Trưng, Bà Triệu,… góp phần giành giữ nền độc lập cho Tổ quốc, và cũng từng có những người phụ nữ lặng lẽ hy sinh để cha anh làm nên nghiệp lớn như Huyền Trân, Ngọc Vạn,…. Chính họ là những con người làm nên lịch sử. Đáng kính thay!

Do Ngoc Đỗ Ngọc Nguyen Phuoc Nguyễn Phước Coudoux Taillandier
famille du père de mon père
famille de la mère de mon père
famille du père de ma mère
famille de la mère de ma mère

Nguyen Phuoc Nguyễn Phước

Nguyen Phuoc Toc Nguyễn Phước tộc

Mandarins et guerriers, au service des dynasties successives : Đinh, Lê, Lý, Trần et Lê
Seigneurs de Huế (1510-1558)
Seigneurs (Chúa) du Sud (1558-1738)
Rois (Vương) du Sud (1738-1802)
Empereurs d’Annam (1802-1945)
généalogie simplifiée


(968-992)

(sous la période Đinh 968-980
et Lê antérieure 980-1009)
Nguyen De Nguyễn Đè

(sous la période Lê antérieure 980-1009  et Lý 1010-1225)
Nguyen Vien Nguyễn Viền

(sous la période Lý 1010-1225)
Nguyen Phung Nguyễn Phụng

(sous la période Lý 1010-1225)
Nguyen Non Nguyễn Nôn

(sous la période Trần 1225-1413)
Nguyen The Tu Nguyễn Thế Tứ

(sous la période Trần 1225-1413)
Nguyen Minh Du Nguyễn Minh Du

(sous la période Trần 1225-1413)
Nguyen Bien Nguyễn Biện
Nguyen Su Nguyễn Sừ

(sous la période Lê 1428-1759)
Nguyen Duc Trung Nguyễn Đức Trung
(1420-)

beau père de l’empereur
Lê Hiến Tông 黎顯宗 (1497-1504)
Nguyen Van Lang Nguyễn Van Lang ou Nguyễn Dai Lang
(-1513)

(sous le règne de Lê-Túóng-Dúc, 1510-1516)
Nguyen Hoang Du ou Nguyen Van Luu Nguyễn Hoằng Dủ ou Nguyễn Văn Lưu
(décédé en 1518)

servi l’empereur Lê Chiêu Tống 黎昭統 (1516-1526)
Triệu Tổ Tịnh Hoàng đế
Nguyen Trieu To Nguyen Kim Nguyen Krai Nguyễn Triệu Tổ Nguyễn Kim Nguyễn Krai
(1468-23/05/1545)

mère : Trừng Quốc Công phu nhân
2 fils et 2 filles
restaura la dynastie des Lê
contre les Mạc
Nguyên-U-Di

éleva Nguyễn Hoàng 阮黃 à partir de l’âge de 2 ans

1558, début de la partition du Vietnam

et de la guerre des seigneurs Trịnh et Nguyễn durant plus de 200 ans

Nguyen Ngoc Bao Nguyễn Ngọc Bảo
épouse de Trinh Kiem Trịnh Kiểm
(1545-1570)
premier seigneur Trinh Trịnh
Nguyen Uong Nguyễn Uông
premier fils du précédent

tué par Trịnh-Kiếm
Thái tổ gia dụ hoàng đế
太祖嘉裕皇帝
Nguyen Hoang Nguyễn Hoàng
2nd fils du précédent
(26/09/1525-26/05/1613)
Chúa Tiên 僊主
ou Tiên Vương 仙王

mère : Nguyễn Thị Mai
(Tĩnh Hoàng Hâu)
10 fils et 2 filles
Trinh Tung Trịnh Tùng
(1570-1623)
fils du précédent
Hi Tổn Hiếu Văn Hoàng đế
Nguyen Phuc Nguyen Nguyễn Phúc Nguyên
6ème fils du précédent
(16/08/1563-19/11/1635)
Chúa Sãi
(1614-1635)

mère : Nguyễn ?
(Thái Tổ Gia Dũ Hoàng Hậu)
11 fils et 4 filles
Trinh Trang Trịnh Tráng
(1623-1657)
fils ainé du précédent
épousa Nguyên-Ngoc-Tu,
fille de Nguyen Hoang Nguyễn Hoàng
Thần Tôn Hiếu Chiêu Hoàng đế
Nguyen Phuc Lan Nguyễn Phúc Lan
5ème fils du précédent
(13/08/1601-19/03/1648)
Chúa Thượng
(1635-1648)

mère : Nguyễn Thị Giai
(Hy Tông Hiếu Văn Hoàng Hậu)
3 fils et 1 fille
Thái tôn Hiếu Triết Hoàng đế
Nguyen Phuc Tan Nguyễn Phúc Tần
second fils du précédent
(18/07/1620-30/04/1687)
Chúa Hiền ou Hiền Vương 主賢
Dũng quận công 勇郡公
(1648-1687)

mère : Đoàn thị ?
(Thần Tông Hiếu Chiêu Hoàng Hậu)
6 fils et 3 filles
Anh Tôn Hiêu Nghiã Hoàng đế
Nguyen Phuc Tran Nguyễn Phúc Trăn
second fils du précédent
(29/01/1650-07/02/1691)
Chúa Nghĩa/Ngãi ou Nghĩa/Ngãi Vương 主議/義
Hoằng quốc công 弘國公
(1687-1691)

mère : Tống Thị Đôi
(Huệ Thánh Hoàng Hậu)
5 fils et 5 filles
Hiên tông Hiêu minh Hoàng đế
Nguyen Phuc Chu Nguyễn Phúc Ch
(11/06/1675-01/06/1725)
Chúa Minh/Quôc ou Quôc/Minh Vương 明主
Tộ quốc công 祚國公
(1691-1725)

mère : Tống Thị Lĩnh
(Anh Tông Hiếu Nghĩa Hoàng Hậu)
38 fils et 4 filles
Túc tông Hiêu ninh Hoàng đế
Nguyen Phuc Tuc/Tru Nguyễn Phúc Tức/Trú
ou Nguyễn Phúc Thụ
(14/01/1697-07/06/1738)
Chúa Ninh 寧主
Đỉnh quốc công 鼎國公
(1725-1738)

mère : Tống Thị Được
(Hiển Tông Hiếu Minh Hoàng Hậu)

3 fils et 6 filles

Thế tôn Hiếu võ hoàng đế
世宗孝武皇帝
Nguyen Phuc Khoat Nguyễn Phúc Khoát
(26/09/1714-07/07/1765)
Võ vương 武王 (1738 1765)
Hiếu quận công 曉郡公
(1738-1765)

mère : Trường Thị Thư
(Túc Tông Hiếu Ninh Hoàng Hậu)
18 fils et 12 filles
Nguyen Phuc Nghiem Nguyễn Phúc Nghiễm
Nguyen Phuc Luan Nguyễn Phúc Luân
ou Nguyễn Phúc Côn
second fils de Nguyen Phuc Khoat Nguyễn Phúc Khoát

avec Trương Thị Dung
(Thế Tông Hiếu Vũ Hoàng Hậu)

(11/06/1733-1765)

emprisonné, empoisonné en faveur de Nguyen Phuc Thuan Nguyễn Phúc Thuần
Nguyen Phuc Hieu Nguyễn Phúc Hiêu
9ème fils de Nguyen Phuc Khoat Nguyễn Phúc Khoát
Diêu tông Hiêu dinh Hoàng đế
Nguyen Phuc Thuan Nguyễn Phúc Thuần
16ème fils de Nguyen Phuc Nghiem Nguyễn Phúc Nghiễm
(1753-18/10/1777)
Định Vương 定王 ou Han Vương ou Huệ Vương 惠王 (1765 1776) Thái Thượng Vương (1776)  上王

chassé par les Tây Son laisse le trône à Nguyen Phuc Duong Nguyễn Phúc Dương capturé et exécuté
Nguyen Phuc Duong Nguyễn Phúc Dương
fils de Nguyen Phuc Hieu Nguyễn Phúc Hiêu
(-1777)
Tân Chính Vương
(1776-1777)

se rend et est exécuté
Đức Thế Tổ Cao Hoàng đế
Nguyễn Ánh 阮映

autres images
3ème fils de Nguyen Phuc Luan Nguyễn Phúc Luân

avec Nguyễn Thị Hoàn
(Hưng Tổ Hiếu Khang Hoàng Hậu)

(08/12/1762-03/02/1820)
Cảnh Hưng 景興
(1788-31/05/1802)
Gia Long
(01/06/1802-1820)

2 épouses
13 princes et 18 princesses

autres images
Nguyên-Phuoc-Canh
ainé de Gia Long
(1779-21/03/1801)

2 princes décédés vers la date d’accession au trone de Minh Mang Minh Mạng
Đức Thánh Tổ Nhân Hoàng đế
Nguyễn Phước Đảm

autres images
4ème fils de Gia Long

avec Trần thị Đang
(Thuận Thiên Cao Hoàng Hậu)

(25/05/1791-21/01/1841)
Minh Mang Minh Mạng
(1820-11/01/1841)

Reine Hô-Thi-Hoa
78 princes et 64 princesses
Đức Hiến Tổ Chương Hoàng đế
Miên Tông
ainé de Minh Mang Minh Mạng
(16/06/1807-04/10/1847)
Thieu Tri Thiệu Trị
(11/05/1841-04/10/1847)

Reine Pham-Hai-Hang
29 princes et 35 princesses
Thọ Xuân Vương
hoàng đế Miên Định
(06/7/1810-10/10/1877)

3ème fils de Minh Mang Minh Mạng

78 princes et 66 princesses
An Thành
Miên Lich
(-1920)

6ème fils de Minh Mang Minh Mạng
régent
(05/09/1907-10/05/1916)
Miên Miêu (Miên Cầu)
Trấn Định Quận công Trấn Ðịnh
56ème fils de Minh Mang Minh Mạng
(1831-1865)
Hường Y
4ème fils de Thieu Tri Thiệu Trị
(1883/1877)
Thái-Thạnh-Vương
Đức Dực Tôn Anh Hoàng đế
Nguyễn Phước Hường Nhậm

img/ham_nghi7.jpg

second fils de Thieu Tri Thiệu Trị

(22/09/1829-19/07/1883)
Tu Duc Tự Đức(10/11/1847-19/07/1883)

sans postérité
adoption de Ưng-Chân, Ưng-Kỳ etƯng Đăng
Hường Hôi ou Cai
26ème fils de Thieu Tri Thiệu Trị
(13/12/1849-15/05/1876)
Kiến Thái Vương
Văn Lãng quận Vương
Hường Dật

27ème fils de Thieu Tri Thiệu Trị
(01/11/1847-29/11/1883)
Hiep Hoa Hiệp Hòa
(30/07/1883-29/11/1883)

déposé puis suicidé
Đức Cưng Tôn Huệ Hoàng đế
Ưng-Chân
fils de Hường Y
(23/02/1852-24/10/1884)
Duc Duc Dục Đức

11 princes et 8 princesses
déposé le 23/07/1883 avant son intronisation
mort de faim
Đức Cảnh Tôn Thuần Hoàng đế
Ưng-Kỳ

autres images
ainé de Hường Hôi
(19/02/1864-28/01/1889)
Dong Khang Đồng Khánh
(14/09/1885-28/01/1889)

2 reines
6 princes et 3 princesses
Đức Giản Tôn Nghị Hoàng đế
Ưng Đăng
3ème fils de Hường Hôi
(12/02/1869-31/07/1884)Kien Phuoc Kiên Phước
(30/11/1883-31/07/1884)
Hiên Tô Chuong Hoàng đế
Ưng Lịch

4ème fils de Hường Hôi
(03/08/1871-04/01/1943)
Hàm Nghi
(02/08/1884-05/07/1885)

exilé en Algérie
Bửu-Lân
Thành Thái
autres images
ainé de Duc Duc Dục Đức
(14/03/1879-09/03/1955)
Thành Thái
(01/02/1889-03/09/1907)

16 princes et ? princesses
déposé, interné, abdiqué
Đức Hoằng Tôn Tuyên Hoàng đế
Bửu Đảo
autres images
fils de Dong Khang Đồng Khánh
(02/10/1885-06/11/1925)
Khai Dinh Khải Định
(17/05/1916-06/11/1925)

Reines Hoang-Thi-Cuc (mère de Vinh-Thuy) et Hô-Thi-Chi
Vĩnh San

autres images
2ème fils Thành Thái
(19/08/1899-26/12/1945)
Duy Tân
(05/09/1907-10/05/1916)

5 garçons et 5 filles
déchu, exilé à la Réunion
Quoc Truong Bào Dai
Vĩnh Thụy

1926 : le jour de son couronnement

autres images
fils de Khai Dinh Khải Định
(21/10/1913-31/07/1997)
Bảo Đại
(08/01/1926-25/08/1945)
chef de l’état du Vietnam
(1949-06/1955)

2 princes et 3 princesses
Bảo Long

7 mars 1937 : investiture

autres images
fils ainé de Bảo Đại
(04/01/1936)

// //

Lịch sử Việt Nam – Chín chúa, mười ba vua. Chương 1: Chúa Tiên!


Thật lòng mà nói, tui thuộc lòng lịch sử Trung Quốc mặc dù tôi chưa hề nghiên cứu qua. Tất cả là do từ những năm 80, Sàigòn ta ghiền phim bộ Hồng Kông, nhà nhà có đầu máy, người người thuê băng….Và tôi vẫn đau đáu một niềm da diết là do dù mài thủng đít quần tại ghế nhà trường gần 18 năm và điểm lịch sử thường trên 8,5 nhưng tui vẫn không sao nhớ được lịch sử Việt Nam qua từng thời đại ….một cách tự nguyện…Sợ rằng con gái cũng sẽ trải qua nổi lòng như của mẹ, nên tui quyết tâm làm một bảng tổng thể lịch sử Việt Nam chi tiết nhất trong khả năng có thể…. để sau này nếu phải học qua, Ruby cũng có tư liệu để mà nghiên cứu.


Sơ Lược Bối Cảnh Lịch Sử

Nam Triều, Bắc Triều (1527-1592)

Nhà Lê truyền từ Lê Thái Tổ (1428-1433) đến Lê Cung Hoàng (1524-1527), được 10 đời vua kéo dài 99 năm, thì bị Mạc Đăng Dung chiếm ngôi. Năm 1527 Mạc Đăng Dung giết vua Cung Hoàng và bắt các quan trong triều thảo chiếu truyền ngôi cho nhà Mạc.
Họ Mạc làm vua từ năm 1527 đến năm 1592 (đời vua Mạc Mậu Hợp) truyền được 5 đời trong 65 năm thì phải rút về Cao Bằng, nhờ Nhả Minh can thiệp để tiếp tục hùng cứ ở vùng đất biên giới Hoa Việt (Cao Bằng), đến năm 1667 mới dứt hẳn. Sử gọi nhà Mạc là Bắc Triều
Họ Nguyễn (Nguyễn Kim) và họ Trịnh (Trịnh Kiểm) giúp nhà Lê Trung Hưng (còn gọi là nhà Hậu Lê) ở vùng Thanh Hóa, lập con út vua Chiêu Tông lên làm vua, tức Lê Trang Tông (1533-1548), truyền được thêm 17 đời, đến Lê Chiêu Thống (1787-1788) mới chấm dứt. Như vậy, tổng công trước sau nhà Lê truyền được 354 năm, với 27 đời vua (6 năm không có vua Lê, từ 1527 đến 1533 là thời gian Mạc Đăng Dung mới chiếm ngôi). Sử gọi nhà Lê Trung Hưng giai đoạn đánh nhau với họ Mạc là Nam Triều.

Chín Chúa

1. Chúa Nguyễn Hoàng còn gọi là Chúa Tiên (1558-1613)

Tiên vương (còn gọi là chúa Tiên) Nguyễn Hoàng là con trai thứ hai của An Thành Hầu Nguyễn Kim và bà Nguyễn Thị Mai. Sinh ngày 10 tháng 8 năm Ất dậu (28-8-1525). ông sinh ra ở Thanh Hóa khi nhà Hậu Lê chạy loạn về đây. Sau khi nhà Mạc cướp ngôi nhà Lê. Tướng Nguyễn Kim của nhà Lê chạy vào Thanh Hóa. Sau đó Nguyễn Kim đón con của Lê Chiêu Tông là Lê Duy Ninh từ bên Lào về lập làm vua (Lê Trang Tông -1533). Với sự kiện này, nước Đại Việt mở ra thời kì Nam – Bắc triều, lắm vua nhiều chúa, chiến tranh liên miên gần 300 năm mới thống nhất.

Năm Ất tỵ (1545) Nguyễn Kim mất, lúc ngài 21 tuổi.
Khi ấy toàn bộ binh quyền của Nam triều rơi vào tay Trịnh Kiểm (con rể Nguyễn Kim). Để toàn tâm toàn ý phò vua Lê (Nam triều) chống lại nhà Mạc (Bắc triều), Trịnh Kiểm phải ra tay trừ hậu họa nội bộ. Nguyễn Uông (anh của Nguyễn Hoàng) bị giết. Nguyễn Hoàng sợ vạ lây, nhưng không nghĩ ra cách gì bèn sai người đem vàng bạc làm lễ vật biếu quan nhà Mạc đã hưu trí là Trình quốc Công Nguyễn Bỉnh Khiêm để hỏi kế giữ thân. Trình Quốc Công lấy giấy bút viết 8 chữ giao cho người tâm phúc của Nguyễn Hoàng đem về. Đoan Quận Công Nguyễn Hoàng mở thư đọc, thấy 8 chữ “Hoành sơn nhất đái, vạn đại dung thân” (Hoành sơn một giải, dung thân muôn đời).

Nguyễn Bỉnh Khiêm

Hiểu được ý nghĩa của lời chỉ bảo, Nguyễn Hoàng cầu cứu với chị là Ngọc Bảo, xin Trịnh Kiểm cho vào trấn phía Nam.

Năm Mậu Ngọ (1558) đời vua Anh Tông, Trịnh Kiểm mới thuận, tâu vua cho Nguyễn Hoàng vào trấn đất Thuận Hóa. Bấy giờ những người họ hàng ở huyện Tống Sơn cùng quân lính ở đất Thanh Nghệ nhiều người đưa cả vợ con đi theo, khoảng một ngàn quân sĩ. Đầu tiên Nguyễn Hoàng vào đóng ở xã ái Tử thuộc huyện Đăng Xương, tỉnh Quảng Trị và bắt đầu thu phục nhân tâm, rộng ban ơn đức, anh hùng hào kiệt hấp nơi kéo nhau về giúp. Họ Nguyễn bắt đầu khởi nghiệp và bành trướng ở xứ Đàng Trong.


Đất Thuận Hóa – Huế xưa

Năm Canh ngọ (1570), ngài dời đô qua làng Trà Bát cũng thuộc huyện Vũ Xương. Năm này ngài được phong làm Tổng trấn Tướng quân kiêm lãnh hai xứ Thuận – Quảng.

Năm Nhâm ngọ (1572), tướng Mạc là Lập Bạo đem quânvào đánh Thuận Hóa bị ngài đánh bại giết chết.

Năm Quí dậu (1573), vua Lê Thế Tông lên ngôi, sai sứ đem sắc tấn phong ngài chứa Thái Phó.

Mươì năm trấn nhậm với chính sách rộng rãi, quân lệnh nghiêm trang nên nhân dân được an cư lạc nghiệp. Chợ không bán hai giá, người không có trộm cướp, đêm ngủ không phải đóng cửa. Thuyền buôn ngoại quốc đến buôn bán đông đúc. Xứ Thuận – Quảng trở thành nơi đô hội lớn.

Năm Quý tỵ (1593), Trịnh Tùng dẹp nhà Mạc, rước vua Lê trở về Đông đô, ngài đem quânra yết kiến được vua phong chức trung quân Đô đốc phủ, Tả Đô đốc chưởng phủ sự, Thái úy Đoan Quốc Công. Ngài ở Đông đô 8 năm, thường đem quân đi đánh dẹp tàn quân nhà Mạc, đánh đâu thắng đó.

Năm Ất mùi (1595), ngài được cử làm Đề diệu khoa thi Tiến sĩ.

Năm Kỷ hợi (1599), vua Lê Thế Tông băng, vua Kính Tông lên ngôi, tấn phong ngài làm Hữu tướng.

Ngài ở Đông đô lập nhiều công, Trịnh Tùng không cho ngài trở về Thuận Hóa vì sợ “Thả hổ về rừng”.

Năm Canh tỵ (1600), ngài lập kế đi đánh Phan Ngạn, Bùi Văn Khuê rồi đem tướng sĩ, binh thuyền theo đường biển về Thuận Hóa. Ngài dời dinh sang phía đông Ái Tử gọi là dinh Cát. Muốn Chúa Trịnh khỏi nghi ngờ, ngài để một người con là Nguyễn Hải và một cháu là Nguyễn Hắc ở lại làm con tin và về sau gả con là Ngọc Tú cho Trịnh Tráng, con cả của Trịnh Tùng. Vua Lê và Chúa Trịnh sai sứ vào phủ dụ.

Năm Nhâm dần (1611), quân Chiêm xâm lấn bờ cõi, ngài đem quân đánh dẹp, lấy vùng đất biên giới lập thành phủ Phú Yên.

Năm Tân sửu (1601), ngài cho xây chùa Thiên Mụ

Năm Quý sửu (1613), ngày mồng 3 tháng 6 (20-7), ngài yếu, cho triệu Thế tử và Thân thần đến trước ngự sàng bảo rằng: ” Ta với các ông cùng nhau cam khổ đã lâu, muốn dựng nên nghiệp lớn. Nay ta để gánh nặng lại cho con ta, các ông vui lòng giúp đỡ cho nên công nghiệp.” Rồi ngài dặng Thế tử: ” Làm con phải hiếu, làm tôi phải trung, anh em phải thương yêu nhau. Con mà giữ được lời dặn đó thì ta không ân hận gì.” Ngài lại nói: “Đất
Thuận – Quảng, Bắc có Hoành sơn và sông Gianh hiểm trở, Nam có núi Hải Vân và núi Thạch Bi bền vững. Núi sẵn vàng, sắt; biển sẵn cá, muối thật là đất dụng võ của người anh hùng. Nếu biết dạy dân, luyện binh chống với họ Trịnh thì đủ xây dựng cơ nghiệp muôn đời. vì bằng thế lực không thể địch được thì cố giữ đất đai chờ cơ hội, đừng bỏ qua lời dặn của ta.” Dặn dò xong ngài băng, ở ngôi 56 năm, thọ 89 tuổi.

Vợ, con chúa Nguyễn Hoàng

Chiếu theo gia phả nhà Nguyễn, thì ông Nguyễn Hoàng có mười người con trai, song mười người ấy không phải cùng một mẹ sinh ra.

Hoàng tử Hoàng nữ
1. Nguyễn Hà 1. Nguyễn Phúc Ngọc Tiên
2. Nguyễn Hán 2. Nguyễn Phúc Ngọc Tú
3. Nguyễn Thành
4. Nguyễn Diễn
5. Nguyễn Hải
6. Nguyễn Phúc Nguyên
7. Nguyễn Phúc Hiệp
8. Nguyễn Phúc Trạch
9. Nguyễn Phúc Dương
10. Nguyễn Phúc Khê

Chúng ta có thể biết rõ tính danh và tung tích cả mười người con trai ấy, song về những người mẹ của họ thì gia phả chỉ kể sơ lược tiểu sử bà được phong là Hoàng Hậu, và chỉ nói sơ qua tước hiệu những bà mẹ của những hoàng tử nào có địa vị đặc biệt mà thôi, còn những hoàng tử khác sinh bởi mẹ nào không nói rõ.

Người con cả là Nguyễn Hà, sinh bởi bà vợ cả; Nguyễn Hà không được nối nghiệp cha, nên mẹ, tuy là vợ cả, không được phong làm Hoàng Hậu. Gia phả chỉ ghi tước hiệu bà là “Đoan Quốc Thái phu nhân”.

Con thứ hai, Hán; thứ ba, Thành; thứ tư, Diễn; thứ năm, Hải; gia phả không cho biết sinh bởi mẹ nào.

Con thứ sáu, Nguyên, được chọn kế vị ông Nguyễn Hoàng, đương thời gọi là Sãi Vương sau được truy tôn là Hy Tôn Hiếu Văn Hoàng Đế. Vì vậy, mẹ là vợ thứ, lại được cất lên bậc Hoàng Hậu. Bà quê ở Thanh Hóa, cũng họ Nguyễn, song không rõ tên cha mẹ là gì. Chết ngày 16 tháng 5, năm nào không rõ. Vua Gia Long phong tước là “Từ Lương Quang Thục Minh Đức Y Cung Gia Dũ Hoàng Hậu”

Con thứ bảy, thứ tám là Hiệp, Trạch, làm nguỵ, gia phả không hề nói đến mẹ.

Con thứ chín là Dương, “sinh bởi một mẹ không rõ lai lịch”.

Sau cùng, con thứ mười là Khê, lại được gia phả ghi rõ tên mẹ: “Minh Đức Vương thái phi”.

Tóm lại trong các người vợ của ông Nguyễn Hoàng, người ta chỉ biết tên ba bà thôi, hay nói cho đúng, chỉ biết tước hiệu do vua Gia Long truy tặng cho các bà. Xét theo thứ bậc quan hệ thì phải kể như sau:

Quan trọng hơn cả là Gia Dũ Hoàng Hậu. Tước đầy đủ là Từ Lương Quang Thục Minh Đức Y Cung Gia Dũ Hoàng Hậu. Thứ đến Minh Đức Vương thái phi: bà này tuy là vợ chót, nhưng lại được truy tặng là bậc đứng đầu hàng “phi”, vì con là Hoàng tử Khê có công lớn với triều đình. Cả hai bà này tước rất trọng, đều được tước hiệu là “Minh Đức” chỉ khác nhau về thứ bậc “Hoàng Hậu” và “Vương Phi”. Sau cùng mới đến bà vợ cả, tước hiệu rất thường: Đoan Quốc Công Thái Phu Nhân.

“Hoàng Hậu” và “Vương Phi” là tiếng chỉ vợ chính và vợ lẽ của bậc vua chúa. Còn tiếng “Phu Nhân” để chỉ vợ quan hay dân có ít nhiều địa vị. Như vậy, Đoan Quốc Công Thái phu nhân, chỉ có nghĩa là vợ ông Đoan Quốc Công, tức là tước hiệu thường của Nguyễn Hoàng, khi chưa được truy tặng vương quyền.

(còn tiếp)

CHƯƠNG 1: CHÚA NGUYỄN HOÀNG, BÀ MINH ĐỨC VÀ HOÀNG TỬ KHÊ
Chúa Nguyễn Hoàng

Ông Nguyễn Hoàng là con thứ hai ông Nguyễn Kim, triệu tổ nhà Nguyễn, sinh năm 1525 tại đất Thanh Hóa. Lớn lên ông cùng hợp lực với cha và anh là Nguyễn Uông gây dựng lại cơ đồ nhà Lê, lập nhiều chiến công, được phong là Đoan Quốc Công.

Sau khi cha chết và anh bị hại vì tay người anh rể là Trịnh Kiểm, binh quyền hống hách, ông muốn xa lánh triều đình, nên nhờ chị nói với anh rể cho vào trấn đất Thuận Hóa, từ năm 1558. Năm 1593, vua Lê Thế Tôn dứt được nhà Mạc dời đô từ An Trường về Thăng Long. Nhân dịp ấy, ông ra chầu vua, và ở lại kinh đô luôn tám năm. Từ năm 1600 ông lại vào ở hẳn đất Thuận Hóa, dựng cơ sở đầu tiên cho Triều Nguyễn.

Ông chết năm 1613, thọ 89 tuổi. Người đương thời gọi ông là “Chúa Tiên” hay Tiên Vương. Đến khi vua Gia Long thống nhất sơn hà, sắc phong ông là “Thái Tổ Gia Dũ Hoàng Đế”.

Vợ, con chúa Nguyễn Hoàng

Chiếu theo gia phả nhà Nguyễn, thì ông Nguyễn Hoàng có mười người con trai, song mười người ấy không phải cùng một mẹ sinh ra. Gia phả không ghi chép hàng con gái.

Chúng ta có thể biết rõ tính danh và tung tích cả mười người con trai ấy, song về những người mẹ của họ thì gia phả chỉ kể sơ lược tiểu sử bà được phong là Hoàng Hậu, và chỉ nói sơ qua tước hiệu những bà mẹ của những hoàng tử nào có địa vị đặc biệt mà thôi, còn những hoàng tử khác sinh bởi mẹ nào không nói rõ.

Người con cả là Nguyễn Hà, sinh bởi bà vợ cả; Nguyễn Hà không được nối nghiệp cha, nên mẹ, tuy là vợ cả, không được phong làm Hoàng Hậu. Gia phả chỉ ghi tước hiệu bà là “Đoan Quốc Thái phu nhân”.

Con thứ hai, Hán; thứ ba, Thành; thứ tư, Diễn; thứ năm, Hải; gia phả không cho biết sinh bởi mẹ nào.

Con thứ sáu, Nguyên, được chọn kế vị ông Nguyễn Hoàng, đương thời gọi là Sãi Vương sau được truy tôn là Hy Tôn Hiếu Văn Hoàng Đế. Vì vậy, mẹ là vợ thứ, lại được cất lên bậc Hoàng Hậu. Bà quê ở Thanh Hóa, cũng họ Nguyễn, song không rõ tên cha mẹ là gì. Chết ngày 16 tháng 5, năm nào không rõ. Vua Gia Long phong tước là “Từ Lương Quang Thục Minh Đức Y Cung Gia Dũ Hoàng Hậu”

Con thứ bảy, thứ tám là Hiệp, Trạch, làm nguỵ, gia phả không hề nói đến mẹ.

Con thứ chín là Dương, “sinh bởi một mẹ không rõ lai lịch”.

Sau cùng, con thứ mười là Khè, lại được gia phả ghi rõ tên mẹ: “Minh Đức Vương thái phi”.

Tóm lại trong các người vợ của ông Nguyễn Hoàng, người ta chỉ biết tên ba bà thôi, hay nói cho đúng, chỉ biết tước hiệu do vua Gia Long truy tặng cho các bà. Xét theo thứ bậc quan hệ thì phải kể như sau:

Quan trọng hơn cả là Gia Dũ Hoàng Hậu. Tước đầy đủ là Từ Lương Quang Thục Minh Đức Y Cung Gia Dũ Hoàng Hậu. Thứ đến Minh Đức Vương thái phi: bà này tuy là vợ chót, nhưng lại được truy tặng là bậc đứng đầu hàng “phi”, vì con là Hoàng tử Khê có công lớn với triều đình. Cả hai bà này tước rất trọng, đều được tước hiệu là “Minh Đức” chỉ khác nhau về thứ bậc “Hoàng Hậu” và “Vương Phi”. Sau cùng mới đến bà vợ cả, tước hiệu rất thường: Đoan Quốc Công Thái Phu Nhân.

“Hoàng Hậu” và “Vương Phi” là tiếng chỉ vợ chính và vợ lẽ của bậc vua chúa. Còn tiếng “Phu Nhân” để chỉ vợ quan hay dân có ít nhiều địa vị. Như vậy, Đoan Quốc Công Thái phu nhân, chỉ có nghĩa là vợ ông Đoan Quốc Công, tức là tước hiệu thường của Nguyễn Hoàng, khi chưa được truy tặng vương quyền.

Bà Thái phi Minh Đức

Nguồn sử liệu của ta chỉ cho biết vài chi tiết sơ lược như trên về vợ con chúa Nguyễn Hoàng. Nếu chúng ta biết thêm gì về bà Minh Đức, ấy là nhờ nguồn sử liệu của các nhà truyền giáo đương thời.

Trong các cuốn ký sự về việc truyền giáo xứ ta hồi ấy, các nhà truyền giáo đã nói rất nhiều đến bà, với tên thánh là Maria, hoặc đầy đủ hơn: Maria Mađalêna. Nhờ các tác giả ấy tả rõ mối liên hệ của bà với các chúa đương thời, nên có thể đem các tài liệu ra đối chiếu, suy luận, mà nhận rõ được bà là Minh Đức Vương Thái phi.

Chính cha Cadière giáo sị địa phận Huế, một nhà sử học nổi tiếng, sau nhiều năm tìm tòi và nghiên cứu tài liệu tại các thư viện trong nước và ngoại quốc, là người đầu tiên đưa ra quyết luận trên đây và cho là một sự thực lịch sử không thể sai lầm. (1)

Khảo sát và đối chiếu các tài liệu, người ta có thể biết bà Minh Đức sinh vào khoảng năm 1568. Quả thực, cha Đắc Lộ khi kể các việc xảy ra năm 1644-1645, có cho biết, hồi ấy bà đã “ngoài bảy mươi sáu tuổi” (2). Ta hãy kể như bà thọ chẵn 76 tuổi vào năm 1644, thì biết bà sinh năm 1568. Bà dòng dõi nào, nguyên quán đâu, ta không rõ. Chỉ biết rằng, theo gia phả nhà Nguyễn, ông Nguyễn Phúc Khê, con út ông Nguyễn Hoàng, do mẹ là Minh Đức Vương Thái Phi, sinh ra ngày 19 tháng 2 năm 1589, tức là trong thời kỳ ông Nguyễn Hoàng đóng ở Thuận Hóa lần thứ nhất (1558-1593).

Như vậy, lúc sinh ông Hoàng Khê, bà Minh Đức mới 21 tuổi, ông Nguyễn Hoàng 64 tuổi, và hai ông bà làm bạn với nhau chắc chỉ mới một vài năm trước, nghĩa là lúc bà Minh Đức vừa đến độ thanh xuân. Sự chênh lệch này không đáng ngạc nhiên, vì ở thời trước, nhất là trong giới quý phái, khi một người đã có tuổi mà lấy vợ lẽ, thường cưới một thiếu nữ trẻ tuổi. Đàng khác, ta sẽ thấy bà Minh Đức chẳng những sống hết đời chúa Nguyễn Hoàng và chúa Sãi, mà còn qua đời chúa Thượng, đến đầu đời chúa Hiền là chắt nội ông Nguyễn Hoàng nữa. Theo các tài liệu sẽ dẫn chứng sau này, bà Minh Đức chết vào khoảng cuối năm 1648 hay đầu năm 1649. Như vậy, bà thọ ngoài 80 tuổi.(3)

Ông Hoàng Khê

Muốn hiểu rõ vai tuồng lịch sử của bà Minh Đức, cần phải hiểu rõ địa vị và công nghiệp của Hoàng tử Khê, con bà, trong triều Nguyễn Phúc buổi đầu.

Tinh thông võ bị và mưu trí hơn người, ông được chúa Tiên bổ nhiệm chức chưởng cơ. Khi chúa Nguyễn Hoàng chết, và anh ông là Sãi Vương lên nối nghiệp (1613), Hoàng tử Khê mới 25 tuổi.

Năm Bính Dần 1629, đời Sãi Vương, ông thăng tới chức Tổng trấn, với tước Tường Quận công. Năm 1635, Sãi Vương chết, con là Công Thượng Vương lên thay. Hoàng tử Khê với tư cách Hoàng thúc, được uỷ nhiệm tu chỉnh nền hành chính trong xứ, và phụ giúp tân vương mọi việc. Ông có công đánh dẹp được đám loạn quân do Hoàng tử An, em Công Thượng Vương cầm đầu, đựơc chúa Thượng trọng thưởng.

Ông chết năm Bính Tuất 1646, thọ 58 tuổi, đã từng giúp việc triều chính 40 năm, dưới 3 đời vua, tài cao đức lớn, ai cũng cảm phục. Được suy tôn Thượng trụ Quốc tổng trấn Quận công. Chôn tại làng Hiền sĩ, tỉnh Thừa Thiên, có đền thờ ở làng Nam Phổ, và được thờ tại Thái Miếu.

Vua Minh Mạng, truy phong cho ông tước Nghĩa Hưng Quận Vương, ngụ ý khen ông là bậc công thần đã tận tâm trung thành với các tiên đế lúc khai sáng sự nghiệp.

Quả thực, ông đã chứng tỏ là một bậc trung thần hiếm có. Hồi ấy cơ sở nhà Nguyễn chưa củng cố, mỗi khi có sự thay đổi ngôi thứ, làm nảy ra bao nhiêu tham vọng chiếm đoạt, như việc Hoàng tử Hiệp, Trạch, Anh lần lượt dấy loạn. Phần ông, nếu ông có tham vọng ấy, ông có thể may mắn thành công hơn nhiều, nhất là khi Sãi Vương chết, Công Thượng Vương lên kế vị rất yếu thế, mà ông thì có ảnh hưởng lớn. Song ông không hề có tham vọng chiếm đoạt chính quyền.

Khi Sãi Vương gần tắt thở, gọi ông đến bên giường bệnh, gởi gắm con mình là Công Thượng Vương và nhờ cậy giúp đỡ tân vương, ông long trọng hứa hết lòng tận tuỵ. Và cả đời, ông trọn vẹn với lời hứa. Chính ông đã dẹp được Hoàng tử Anh để bảo vệ tân vương. Và chính ông giúp tân vương chỉnh đốn việc cai trị.

Tất cả sự nghiệp ấy, ông đều lập được dưới con mắt chứng kiến – và có lẽ với ảnh hưởng của một bà từ mẫu: Minh Đức Vương thái phi (Bà Minh Đức sống lâu hơn ông hai năm).

Xem thế đủ rõ, trong triều các chúa đầu nhà Nguyễn, bà Minh Đức Vương thái phi có một địa vị và một uy thế rất lớn.

Mà bà lớn ấy là một người Công giáo gương mẫu.

Chú thích

(1) Xem bài: “Une princesse chrétiene à la Cour des premiers Nguyễn: Madame Marie” của L.Cadière, trong “Bulletin des Amis du Vieux Huế”, tập 2 năm 1939. Và bài: “Chú thích J; về bà Maria” cũng của tác giả, trong “Lịch sử Đạo Thiên Chúa ở Việt Nam”, Đại Việt, Huế 1944.

(2) Còn tại liệu và chú thích trang 64 sau đây.

(3) Cha Cadière cũng công nhận “năm 1644, bà Minh Đức đã có hơn 76 tuổi”, nhưng đến khi tính năm sinh của bà, cha lại coi bà thọ hơn 76 tuổi vào năm 1648-1649 là năm bà chết, và tính từ đó ngược lại, thành ra năm sinh vào khoảng 1573-1574 hoặc sớm hơn một vài năm nữa, tức là trong khoảng 1570-1574. Theo cách này thì bà sinh ông Hoàng Khê vào khoảng 18 tuổi mà thôi. Chúng tôi không đồng ý về cách tính này, vì nếu năm 1644 bà Minh Đức đã có hơn 76 tuổi, thì đến năm 1648-1649 bà phải thọ ngoài 80 tuổi mới phải; và như vậy bà phải sinh vào khoảng năm 1568, như chúng tôi đã nói ở trên.

Tác giả Phạm Đình Khiêm